Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Công ở Hàn Quốc

[MINH HUỆ 18-04-2022] Có thể nói cuộc sống giống như một trò chơi ghép hình, dường như trên một tấm bản đồ định sẵn, người ta sắp xếp và thử nghiệm từng mảnh ghép từng mảnh ghép. Tiến sĩ Hyon YunKyong, trưởng nhóm Phân tích Dữ liệu tại Viện Nghiên cứu Quốc gia ở Hàn Quốc, cho biết ông đã có những hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống và vũ trụ kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2003.

“Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, quay đầu nhìn lại con đường đã qua, tôi thấy hết thảy mọi việc đều có nguyên do của nó,” ông nói.

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Hyon sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo toán học để nghiên cứu các mô hình dự đoán. Vậy Tiến sĩ Hyon đã kết duyên với Pháp Luân Công như thế nào?

43cbbcb929672f87f0588411756a9756.jpg

Tiến sĩ Hyon YunKyong đang đọc cuốn Chuyển Pháp Luân

Cuốn bảo thư mà ông phải dành ba tháng mới đọc xong

Từ thuở nhỏ Tiến sĩ Hyon đã luôn băn khoăn về những điều bí ấn, ví dụ như cấu trúc của vũ trụ, nguyên lý chế tạo các kim tự tháp, cấu trúc của thời gian và không gian, luân hồi và chuyển sinh, v.v. Vào mùa Thu năm 2003, khi ông Hyon đang học tiến sĩ tại Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KAIST), giáo sư hướng dẫn của ông đã đặt ra một câu hỏi thú vị: “Mặt trăng có phải do con người tạo ra không? Các vệ tinh tự nhiên xoay và chuyển động theo quỹ đạo. Tại sao chúng ta chỉ nhìn thấy một mặt của mặt trăng?” Giáo sư hướng dẫn và Tiến sĩ Hyon đã thảo luận rất lâu và sôi nổi, sau đó, giáo sư đã trao cho ông một cuốn sách quý, chính là cuốn Chuyển Pháp Luân. Tiến sĩ Hyon tự nhủ: “Trong cuốn sách này chắc hẳn phải có điều gì đó rất sâu sắc. Mình phải đọc.”

Đối với tiến sĩ Hyon, đọc sách là một việc dễ dàng. Chỉ cần hạ quyết tâm, ông có thể đọc vài cuốn sách mỗi ngày. Nhưng không biết tại sao ông thấy cuốn sách này không hề dễ đọc.

“Hoàn thành cuốn sách này là một thử thách đối với tôi. Tôi đọc cuốn sách mỗi ngày. Nhưng sau khi đọc một trang, tôi thường ngủ thiếp đi. Tôi phải mất ba tháng để đọc xong lượt đầu tiên. Thật không thể tin được,” ông nhớ lại.

Khi ông bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân lần thứ hai, trực giác mách bảo ông rằng đây không phải là một cuốn sách bình thường. Mỗi lần đọc, ông lại ngộ ra được nội hàm và nguyên lý mới trong từng câu từng chữ.

Tiến sĩ Hyon nói: “Tôi thích những tưởng tượng mang tính khoa học, nhưng trước đây tôi thường tưởng tượng đến những điều vĩ mô hơn: trái đất là một phân tử, Hệ Ngân hà là một phân tử lớn hơn, và các chòm sao kết hợp lại với nhau để trở thành một phân tử lớn hơn. Nhưng sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng có những không gian nhỏ hơn. Càng đọc, tôi càng học được nhiều điều mới. Tôi không thể đặt cuốn sách này xuống được nữa.”

Trong khi du học ở Hoa Kỳ, bất kể đi tới đâu, tiến sĩ Hyon đều mang theo cuốn Chuyển Pháp Luân và đọc sách bất cứ khi nào ông có thời gian.

Một lý thuyết hoàn hảo

Để tạo ra những đột phá mới, các nhà toán học luôn trăn trở về lý thuyết, cấu trúc và lời giải. Ngay cả sau khi tan sở và trước khi đi ngủ, bộ não của họ không bao giờ rảnh rỗi.

Tiến sĩ Hyon cảm thấy rằng tu luyện Pháp Luân Công giống như một ốc đảo trên sa mạc. “Đối với một nhà toán học như tôi, luyện công và đọc sách Đại Pháp thực sự mang lại cho tôi thời gian nghỉ ngơi thoải mái. Tôi đến núi Jizu một lần mỗi tuần, hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng nước chảy và luyện công trong hai tiếng đồng hồ. Điều này giúp tôi hoàn toàn hồi phục sau những phiền não và áp lực trong công việc. Đặc biệt là khi tôi đọc sách Đại Pháp với các đồng tu, dường như tôi đang thanh lọc tâm trí của mình trong một trường năng lượng an hòa.

Pháp Luân Đại Pháp rất đúng với tên gọi của mình, đây quả thực là Đại Pháp. Cũng giống như toán học có những lý thuyết cao cấp, Đại Pháp thực sự là Pháp cao tầng. Pháp Luân Đại Pháp không phải là một môn khí công đơn giản để chữa bệnh. Pháp môn này có nội hàm và chiều sâu khác với các môn khí công khác,” ông nói.

“Tôi là một nhà toán học. Về lý thuyết, tôi đánh giá sự việc dựa trên bằng chứng trước khi đưa ra kết luận. Thành thật mà nói, lý thuyết của Đại Pháp, từng tầng từng tầng không hề có lỗ hổng hay điểm mù. Đó là một hệ lý thuyết hoàn hảo,” ông nói.

Tìm được phương hướng của nhân sinh

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tiến sĩ Hyon có sức khỏe tốt, vì vậy ông không cần phải dành nhiều tâm sức cho sức khỏe của mình. Vậy thực sự điều gì đã dẫn ông đến với tu luyện? Tiến sĩ Hyon nói: “Thông qua tu luyện, tôi đã tìm thấy phương hướng của nhân sinh. Tôi biết được tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá tốt và xấu là gì. Đây là một trong những thành tựu lớn nhất mà tôi có được nhờ tu luyện. Con người nên tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống của mình.”

Cha mẹ của Tiến sĩ Hyon luôn dạy ông phải sống thiện lương và thành thật, họ nói: “Nhẫn ba lần, thậm chí còn có thể tránh được sát nhân.” Sau khi tu luyện, Tiến sĩ Hyon đã có được nhận thức và thể ngộ cao tầng hơn, với nội hàm sâu sắc hơn.

“Cho dù chiểu theo những gì được giáo dục từ nhỏ để làm một người tốt, nếu như không tu luyện, trong sinh hoạt nghiên cứu ngày nay, bạn cũng sẽ vì lợi ích mà không e ngại, để đạt được điểm số cao hoặc được nhận dự án, bạn sẽ sống một cách vị tư.

“Sư phụ đã dạy chúng tôi: ‘… lùi một bước biển rộng trời cao’” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

“Đối với tôi, khi gặp vấn đề, tôi sẽ lùi lại một bước và giữ bình tĩnh, đây là một thu hoạch mà tôi có được sau khi tu luyện Đại Pháp,” ông nói.

Tiến sĩ Hyon thức dậy lúc 4 giờ 30 sáng để luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Ông đã kiên trì tu luyện như vậy trong 19 năm qua.

Ông chia sẻ: “Việc tu luyện vẫn còn mới mẻ đối với tôi, và trong tâm tôi luôn tràn đầy lòng cảm ân. Tôi hy vọng rằng nhiều người hơn nữa thông qua tu luyện sẽ có được sức khỏe và hạnh phúc.“

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/4/18/441429.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/3/200159.html

Đăng ngày 23-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share