Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-06-2023] Ngày 2 tháng 2 năm 2023, một cư dân 49 tuổi ở huyện Hợp Giang, thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên đã bị kết án 4,5 năm tù và phạt 8.000 Nhân dân tệ vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Bà Triệu Vĩnh Tú ủy quyền cho luật sư tiếp tục đại diện cho bà trong vụ kháng cáo. Luật sư đã gửi đơn kháng cáo của bà cùng phần tuyên bố bào chữa của ông lên Tòa án Trung cấp thành phố Lô Châu. Ngày 18 tháng 4, Thẩm phán Lý Húc Đông đã ra phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm của bà Triệu mà không tổ chức xét xử công khai theo yêu cầu của bà và luật sư đại diện.

Bắt giữ và kết án

Ngày 2 tháng 4 năm 2021, bà Triệu bị bắt bên ngoài Tòa án huyện Hợp Giang khi bà đến tòa để tham dự phiên xét xử 4 học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát tịch thu một số tài liệu Pháp Luân Công có trong túi xách của bà và sau đó trói bà vào một chiếc ghế sắt để thẩm vấn. Họ còn cấm bà sử dụng nhà vệ sinh.

Sau khi được thả, bà Triệu đệ đơn khiếu nại Vương Trung Hòa và Nhâm Vĩ của Đội An ninh Nội địa huyện Hợp Giang vì bắt giữ và thẩm vấn bà. Để trả đũa, cảnh sát bắt giữ bà và lục soát nhà bà và ngày 18 tháng 8 năm 2021.

Cảnh sát chuyển vụ án của bà Triệu tới Viện Kiểm sát huyện Hợp Giang, trong đó những tài liệu Pháp Luân Công bị tịch thu trong quá trình bắt giữ và khám xét nhà bà được đưa vào làm bằng chứng truy tố. Đồng thời, 26 bức thư khiếu nại cảnh sát mà bà gửi tới các cơ quan hữu quan cũng bị liệt kê thành “tài liệu tuyên truyền Pháp Luân Công“. Mỗi trang của các bức thư được tính là một phần chứng cứ, cuối cùng, những lá thư đó được tính thành 422 chứng cứ.

Bà Triệu bị truy tố vào ngày 29 tháng 11 năm 2021 và bị Tòa án huyện Hợp Giang xét xử vào ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Sau đó, bà bị kết án 4,5 năm tù và bị phạt 8.000 Nhân dân tệ vào ngày 2 tháng 2 năm 2023. Một lần nữa, bà ủy quyền cho luật sư của mình làm đại diện cho bà trong vụ kháng cáo.

Luật sư tiếp tục bào chữa cho bà Triệu trong vụ kháng cáo

Luật sư nhấn mạnh những điều sau đây trong phần tuyên bố bào chữa:

Bà Triệu bị kết án vì vi phạm Điều 300 của Luật Hình sự, trong đó quy định bất kỳ ai lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật đều phải bị truy tố ở mức cao nhất của pháp luật. Luật sư của bà chỉ ra rằng cơ quan lập pháp của Trung Quốc – Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc chưa bao giờ ban hành bất kỳ luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công hoặc coi pháp môn này là một tà giáo. Như vậy, việc tòa tuyên án bà Triệu là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Công tố viên trong phiên tòa viện dẫn “Giải thích pháp luật” của Điều 300 Lật Hình sự do Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành vào tháng 11 năm 1999 làm cơ sở pháp lý. Giải thích này quy định rằng bất kỳ ai thực hành hoặc quảng bá Pháp Luân Công phải bị truy tố đến mức tối đa có thể. Tuy nhiên, các luật sư bào chữa chỉ ra rằng đã có một Giải thích mới thay thế cho phiên bản năm 1999 này đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2017. Giải thích mới không đề cập đến Pháp Luân Công và nhấn mạnh rằng bất kỳ bản cáo trạng nào buộc tội bất kỳ ai tham gia vào một tổ chức tà giáo đều phải được đưa ra dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc. Vì ở Trung Quốc không có luật nào được ban hành gán Pháp Luân Công là một tà giáo, nên việc kết án học viên Triệu dựa trên Giải thích pháp luật này là thiếu cơ sở pháp lý.

Luật sư cũng chỉ ra rằng với nguyên tắc tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước, không chính phủ nào, kể cả chính quyền cộng sản Trung Quốc, có thể xác định liệu một hệ thống tín ngưỡng có phải là tà giáo hay không.

Một người chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì những hành động vi phạm pháp luật của họ chứ không thể là vì tín ngưỡng hay tư tưởng của họ. Việc bà Triệu gửi thư khiếu nại và tu luyện Pháp Luân Công chưa bao giờ gây hại cho bất kỳ cá nhân nào nói riêng hay xã hội nói chung. Trên thực tế, không có nạn nhân nào được liệt kê trong vụ án của bà.

Bằng chứng truy tố bao gồm 26 lá thư khiếu nại mà bà Triệu gửi đến các cơ quan khác nhau. Việc sử dụng các bức thư làm bằng chứng chống lại bà là vi phạm Điều 40 của Hiến pháp, trong đó quy định: “Quyền tự do thư từ và bí mật thư từ của công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được luật pháp bảo vệ. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng không được xâm phạm quyền tự do và bí mật thư tín của công dân vì bất kỳ lý do gì, ngoại trừ trường hợp để phục vụ yêu cầu liên quan đến an ninh quốc gia hoặc điều tra tội phạm, cơ quan công an hoặc viện kiểm sát được phép kiểm duyệt thư tín tuân theo các thủ tục do pháp luật quy định”.

Không có cơ quan pháp y bên thứ ba, độc lập nào xác minh và giám định các bằng chứng truy tố chống lại bà Triệu. Công tố viên cũng không điều tra bằng chứng do cảnh sát cung cấp, bao gồm 26 bức thư, theo yêu cầu của pháp luật. Luật sư cũng chỉ rằng bản cáo trạng của công tố viên đưa ra cho bà Triệu khi không xác minh bằng chứng có thể được hiểu là hành vi tắc trách.

Cảnh sát và công tố viên viện dẫn cơ sở pháp lý là hai thông báo do Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc ban hành vào tháng 7 năm 1999 cấm xuất bản các sách của Pháp Luân Công. Luật sư chỉ ra Tổng cục đã bãi bỏ lệnh cấm vào năm 2011, do đó, việc các học viên sở hữu sách Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp. Bởi vậy, các tài liệu Pháp Luân Công bị tịch thu từ bà Triệu lẽ ra không bao giờ nên được công nhận là bằng chứng để kết án bà.

Tóm lại, luật sư lập luận rằng bà Triệu không nên bị kết án vì thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tự do thư tín theo hiến pháp. Ông yêu cầu một phiên xét xử phúc thẩm công khai đối với vụ án của bà Triệu và thúc giục thẩm phán Lý Húc Đông hủy bỏ bản án sơ thẩm, nhưng thẩm phán này vẫn ra quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm mà không tổ chức xét xử.

Những tội ác khác của thẩm phán Lý

Kể từ năm 1999, Tòa án Trung cấp thành phố Lô Châu đã tích cực tuân theo chính sách bức hại của ĐCSTQ. Đặc biệt, thẩm phán Lý Húc Đông đã tham gia kết án ít nhất 39 học viên Pháp Luân Công.

Trong phiên tòa phúc thẩm của ông Dương Minh, thẩm phán Lý ngắt lời các luật sư Đường Cát Điền và Lưu Nguy của ông Dương khi họ bào chữa vô tội cho thân chủ của mình. Cả hai luật sư đều bị thẩm phán đuổi khỏi tòa án với cáo buộc không chấp hành theo lệnh của tòa án, khiến cả hai luật sư đều bị thu hồi giấy phép.

Trong 5 tháng (từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015), Lý đã ra phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm của 4 học viên, bao gồm bà Dương Thái Anh (4 năm), ông Lý Diên Quân (3,5 năm), bà Đường Minh Hải (4 năm), và bà Dịch Quần Nhân (4 năm).

Bài liên quan:

Thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên: 16 cư dân hiện vẫn bị giam giữ vì kiên định đức tin

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/18/462095.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/27/210073.html

Đăng ngày 19-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share