Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Canada

[MINH HUỆ 08-07-2023]

Chào các đồng tu Minh Huệ!

Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn của mình đối với ba bài viết gần đây mà Ban Biên tập Minh Huệ (BBT Minh Huệ) đã đăng từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 5 tháng 7 năm 2023. Chúng đặc biệt hữu ích cho những học viên như tôi, giúp tôi giải khai được rất nhiều mê hoặc.

Khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2011, một học viên lâu năm đã chia sẻ với tôi rất nhiều nhận thức tà ngộ của anh ấy. Lúc đó, vì là một học viên quá mới, tôi thực sự không biết ai có thể giải đáp những thắc mắc của mình. Nhưng tôi biết rằng Minh Huệ Net và cũng biết Minh Huệ Net đã được Sư phụ khẳng định, vì vậy, tôi đã gửi một bài tới trang web Minh Huệ. Thật không ngờ, Sư phụ Lý đã có lời bình cho bài viết “Không bỏ tâm hiển thị thì rất nguy hiểm • Lời bình của Sư phụ”.

Từ đó đến nay, tôi đã tiếp xúc với nhiều học viên lâu năm có ngôn hành không phù hợp với Pháp. Tôi dường như gặp nhiều thành quen mà dần dần cảm thấy chúng bình thường. Kỳ thực là tôi đã bị chúng làm tê liệt mê mờ rồi. Có điều, trong nội tâm tôi cảm nhận Đại Pháp mà Sư phụ dạy không phải là như vậy. Đại Pháp mà Sư phụ dạy là miền tịnh thổ chân chính ở nơi thế gian con người này, nhưng tôi lại không thể cảm nhận được điều này trong một tập thể lớn học viên, ngoại trừ một số người cá biệt có tâm tính tốt. Chỉ khi tôi tiếp xúc với những học viên này, tôi mới thấy được phong độ, khí phách và phẩm chất đạo đức cao thượng mà một người tu luyện chân chính cần phải có.

Thậm chí, một số học viên mà tôi biết còn hành xử tệ hơn cả người thường, hơn nữa họ còn chưa bao giờ hướng nội tìm. Tôi đã từng giao lưu với một học viên phụ trách một hạng mục Đại Pháp có lợi nhuận, người này còn nói với tôi rằng đừng đề cập với anh/cô ấy về tu luyện trong khi làm hạng mục. Tôi dần dần rời khỏi nhóm của những học viên đó. Hai năm trước, tôi nghĩ rằng mình sẽ không tiếp xúc với họ, vì tôi cho rằng họ chưa hiểu thế nào là tu luyện.

Mãi cho đến gần đây khi tôi đọc ba bài viết của BBT Minh Huệ, tôi mới cảm nhận sự tốt đẹp của tu luyện và con đường tu luyện vốn dĩ vẫn là con đường chính như thế! Không hề thay đổi một chút nào! Chỉ là vì nhiều học viên có lẽ đã tu luyện một thời gian dài mà dần dần đi lệch khỏi Pháp nhưng không phát giác ra, giống như sinh mệnh của cựu vũ trụ, là bất tri bất giác mà đi lệch khỏi Pháp.

Nói thì là như thế, nhưng hiện giờ khi Sư phụ đang tại thế và thỉnh thoảng viết những bài kinh văn để chỉ dạy con đường tu luyện cho các đệ tử, vậy mà những học viên này vẫn có thể lệch khỏi Pháp một cách tệ hại như vậy, thì tôi thật không dám tưởng tượng tương lai những học viên này sẽ như thế nào? Cũng có lẽ tôi đã dùng tâm người thường mà nghĩ quá nhiều rồi.

Sau đây, tôi muốn chia sẻ những cử chỉ ngôn hành [của một số học viên] mà tôi đã thấy và tiếp xúc trong vài năm qua – [những điều] mà tôi cho rằng không phù hợp với Pháp. Xin các đồng tu hãy chỉ chính nếu tôi sai. Hy vọng rằng tất cả học viên chúng ta có thể rút ra được bài học từ những ví dụ này.

1. Xem thường hầu hết các học viên khác

Đệ tử Đại Pháp đến từ mọi tầng lớp xã hội, từ nông dân đến doanh nhân, đến các quan chức cấp cao. Thế nhưng, một số học viên bên ngoài Trung Quốc mà tôi biết có học vấn và thu nhập tốt trong công tác ở xã hội người thường lại xem thường hầu hết các học viên còn lại. Trong mắt họ, đại bộ phận học viên này không có năng lực tư duy độc lập, Sư phụ và Minh Huệ nói gì liền tin nấy, là một nhóm người “ngu si”, căn bản không biết suy nghĩ, rất dễ bị lừa gạt.

Bằng cách nào đó, nhóm học viên “có tư duy độc lập” này còn đưa ra kết luận rằng lý do nhiều người giàu có trên thế giới này chưa minh bạch chân tướng Đại Pháp là bởi họ đến từ tầng thứ quá cao, cao hơn cả Sư phụ, và do đó những người bình thường không thể giảng chân tướng cho họ.

Tôi sốc ngây cả người khi nghe những lời như vậy từ vị học viên lâu năm đó. Anh ấy bắt đầu tu luyện vào khoảng năm 1999 và có chút danh tiếng trong học viên địa phương. Tôi tự hỏi liệu họ có từng đọc những bài giảng Pháp ở các nơi của Sư phụ hay không? Nếu có thì tại sao họ lại có thể bóp méo những lời giảng của Sư phụ một cách nghiêm trọng như vậy. Tôi cảm thấy quá nguy hiểm và quá đáng sợ.

2. Lấy khối lượng công tác hạng mục để đo lường sự tinh tấn của một người

Một số học viên trước kia đã từng viết “tam thư” khi còn ở Trung Quốc, một số thậm chí còn nói những lời bôi nhọ Đại Pháp (trái với nguyện vọng của họ) trên truyền hình hoặc báo chí. Sau khi rời Trung Quốc, những người này có lẽ vì muốn vãn hồi cho những lỗi lầm hồi đó nên rất nỗ lực trong công tác hạng mục Đại Pháp.

Thậm chí có một học viên, khi Shen Yun (Thần Vận) bắt đầu lưu diễn, cô ấy ngoài làm ba việc và quảng bá biểu diễn Shen Yun thì không làm gì khác, ngay đến con cái của mình cũng không màng. Nhiều học viên cho rằng cô ấy rất tinh tấn. Những học viên này quá bận rộn với các hạng mục Đại Pháp đến nỗi họ không có thời gian dành cho gia đình của mình thì lại được xem là biểu hiện của sự tinh tấn. Những học viên suy nghĩ theo cách này đã đo lường mức độ tinh tấn của một học viên dựa trên số lượng bài giảng Pháp mà học viên đó đọc hoặc khối lượng công việc Đại Pháp mà học viên đó làm mỗi ngày. Nhưng về mục tiêu của tu luyện, trên phương diện nâng cao phẩm hạnh đạo đức và chân chính tu tâm tính để bản thân hướng tới vô lậu, thì họ lại xem [những điều này] là quá nhỏ nhặt và tầm thường.

3. Quan hệ không chừng mực giữa các học viên khác giới

Về phương diện này, tôi cho rằng dù là chính giáo nào thì cũng đều có quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong các học viên Đại Pháp, đặc biệt là ở một số khu vực mà ngày càng có nhiều học viên thì lượng học viên tham gia vào các hạng mục càng nhiều và càng phức tạp, nên càng có nhiều cơ hội để các học viên phối hợp với nhau. Lúc này, một số học viên cùng làm trong hạng mục qua quá trình cộng tác đã nảy sinh tình cảm với nhau.

Có hai học viên nọ, mỗi người đều đã có gia đình riêng, nhưng họ đã ly dị và bỏ rơi con cái rồi sau đó lấy nhau. Điều khiến tôi thấy khó hiểu là nhiều học viên khác vẫn tới tham dự hôn lễ và chúc phúc cho họ. Vợ và chồng cũ của cặp vợ chồng mới này đều không tu luyện Đại Pháp. Tôi lo lắng rằng hành vi như vậy sẽ khiến họ có ấn tượng tiêu cực về Đại Pháp. Tôi cũng thấy một học viên, sau khi ngang nhiên giành giật nửa kia của một học viên khác, lại được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng trong Phật Học Hội địa phương.

4. Truy cầu danh lợi giữa các học viên

Hầu hết chúng ta sẽ không quen biết nhau nếu chúng ta không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Hoàn cảnh này tồn tại chỉ vì sự tu luyện của chúng ta. Một số học viên muốn trở thành những nhân vật lớn trong các hạng mục Đại Pháp, một số thì sau khi gặp gỡ các học viên có địa vị xã hội tốt hơn, đã hợp tác và trở thành đối tác làm ăn vì tư lợi của cả hai.

Một số học viên vì làm một số hạng mục Đại Pháp nên có liên lạc với các học viên ở những quốc gia khác. Họ ngưỡng mộ những học viên phụ trách các hạng mục lớn hoặc những người đảm nhận vị trí quan trọng trong một hạng mục. Khi tôi vừa đề cập rằng quan niệm này không phù hợp với Pháp, họ liền bảo tôi rằng đây là hạng mục, đừng nói tu luyện với họ vì hạng mục không liên quan gì đến tu luyện. Thậm chí có một số người phụ trách ở vài địa phương đã mở ra các hạng mục đi lệch khỏi Pháp. Đó là lý do vì sao tôi dần dần rời xa khỏi các hạng mục khác nhau.

Lời kết

Tôi cảm thấy rất bi thương khi viết bài này. Tôi thật tâm hy vọng mọi người có thể nhớ lại cái tâm tu luyện thuở đầu của mình. Tại sao chúng ta bước vào tu luyện và tu luyện chính xác là có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Chúng ta không ngừng tu luyện vì lý do gì?

Cuối cùng, tôi muốn kết lại những suy nghĩ của mình bằng một đoạn trích từ bài viết của BBT Minh Huệ “Kinh văn mới có thể phát trong người thường không?

“Chúng ta có một bộ phận đồng tu tương đối lớn, mặc dù có thể kiên trì học Pháp, thậm chí học Pháp rất nhiều, nhưng lại không thực sự đặt công phu vào việc đề cao tâm tính, mà tu luyện Đại Pháp lại chú trọng tu tâm, trực chỉ nhân tâm. Chỉ có không ngừng đối chiếu với Đại Pháp để đề cao tâm tính bản thân, đặc biệt là trong mâu thuẫn, bất an, ma nạn, nếu có thể bình hòa mà đối chiếu với Đại Pháp để tìm ra những thiếu sót ở tâm tính và những quan niệm gây chướng ngại, thì tâm tính sẽ đề cao. Khi đã biết tu luyện thế nào, tâm tính không ngừng đề cao, thì sẽ không bị chuyện gì cũng không biết xử lý thế nào, hay thường xuyên không biết thế nào mới đúng, hay học người khác chứ không học theo Pháp, cũng sẽ không bị bành trướng tự ngã, tự tâm sinh ma, đi sang hướng phản diện.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/7/8/462755.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/12/210284.html

Đăng ngày 19-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share