Bài viết của tiểu đệ tử Đại Pháp tại Sơn Đông

[MINH HUỆ 02-02-2023] Cháu là học sinh cấp hai. Trước khi đi mẫu giáo, cháu ở nhà bà cháu, từ nhỏ đã cùng đồng tu bà học Pháp, nhưng rất ít khi luyện công. Lúc ấy, cháu đã nhận thức được mình là một tiểu đệ tử Đại Pháp, có những lúc cháu có thể chỉ ra những chỗ thiếu sót của bà dựa trên Pháp, bà xấu hổ khen cháu, bảo chính bà còn chưa được như tiểu đệ tử Đại Pháp.

Bà thường hay cõng cháu đi giảng chân tướng cứu người, cháu rất vui nói với bà: “Bà cháu mình cùng đi vân du nào.” Đến tuổi đi học mẫu giáo, cháu lại ở cùng đồng tu cha mẹ. Giáo viên chủ nhiệm mẫu giáo hay khen cháu lương thiện, biết yêu quý bạn bè, v.v. Cháu cũng thường xuyên thành tâm mặc niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Có một lần ở trường mẫu giáo, cháu nhìn thấy Pháp thân của Sư phụ hiện ra giữa không trung, Sư phụ từ bi tường hòa nhìn cháu cười ha ha.

1. Lớp học thêm

Chẳng mấy chốc, cháu đã lên tiểu học. Những năm học tiểu học, cháu và đồng tu mẹ cũng đều không tinh tấn lắm, học Pháp luyện công đều không theo kịp, thành tích học tập của cháu cũng không tốt, nên cha mẹ phải đưa đi lớp học thêm.

Trong dòng chảy lớn tại nơi người thường, cháu dần dần bị ô nhiễm. Qua hai, ba năm mà thành tích cháu không cao lên được, ngược lại càng ngày càng kém đi. Cha mẹ bèn chia sẻ với cháu. Vì các thầy cô đều bảo cháu thông minh, chỉ cần học tập nghiêm túc, thành tích sẽ vượt trội. Cha mẹ hoàn toàn tin tưởng ở cháu, cha mẹ nói không muốn gây áp lực cho cháu nhiều quá, yêu cầu của cha mẹ cũng không cao, không yêu cầu thành tích của cháu phải đứng đầu gì cả, chỉ cần cháu cố gắng hết sức là được rồi. Nhưng cháu lại không muốn thay đổi bản thân, vì cháu không muốn chịu khổ, cũng không coi mình là người tu luyện, lại càng không biết thành tích học tập ưu tú là có thể chứng thực Đại Pháp.

Thoáng chốc, cháu đã lại lên cấp hai. Cuộc sống những năm trung học cơ sở xem ra không thể tùy tiện được nữa, bởi vì các bạn cùng lớp đều rất nỗ lực. Thành tích của cháu luôn thuộc hạng trung bình kém, cha mẹ rất lo. Khi đồng tu mẹ biết các bạn thân của cháu đều là học sinh kém, mẹ liền vừa bực vừa lo. Mẹ không hiểu sao cháu lại không chịu tiến bộ thế này. Sao không kết bạn thân với các bạn học giỏi, hạnh kiểm tốt? Sao lại nguyện ý chơi với bạn hư kém? Cháu rất ủy khuất nói với mẹ: “Các bạn học giỏi đều chơi hết với nhau rồi.” Mẹ kinh ngạc nhìn cháu, cháu ở trong thùng thuốc nhuộm lớn nơi người thường mà biến thành “người thuộc xã hội tầng dưới” rồi. Mẹ nhận ra tu luyện của chúng cháu có vấn đề, là do hai mẹ con cháu đã quá giải đãi rồi. Mẹ nói hy vọng hai mẹ con mình có thể tu luyện cho tốt, quy chính bản thân, tinh tấn trở lại. Cháu đồng ý. Sư phụ từ bi đã giúp cháu: Trong tuần đầu đi học thêm, cháu được phân ở ký túc xá cùng một bạn hạnh kiểm lẫn thành tích học tập đều tốt, từ đó chúng cháu đã thành bạn thân.

Cùng với việc cháu và mẹ không ngừng học Pháp và xem các bài giao lưu tâm đắc thể hội của các đồng tu, cháu ngộ ra rằng: “Đại Pháp có thể khai trí khai huệ, không cần đi học thêm gì hết. Chúng ta cần phải tín Sư tín Pháp, thế là không đi học thêm nữa, tiết kiệm được thời gian để học Pháp, tự mình nỗ lực hết sức để nâng cao thành tích học tập, đây mới là chứng thực Đại Pháp một cách chân chính.

Sau khi hiểu ra tầng Pháp lý này, cháu liền nói chuyện với cha (chưa tu luyện Pháp Luân Công) về một vài suy nghĩ của cháu, sau đó cha cũng đồng ý là cháu không cần đi học thêm nữa. Kết quả, thành tích học tập của cháu đúng là càng ngày càng tốt, việc học tập cũng rất nhẹ nhàng. Cùng với việc học Pháp, tu tâm, luyện công nhiều hơn một chút so với trước đây. Kỳ tích liền xuất hiện: Thành tích các môn của cháu càng ngày càng tốt hơn, cháu không đi lớp học thêm, mà so với thành tích của các bạn đi học thêm còn tốt hơn.

Trước đây, tâm tật đố, tâm tranh đấu của cháu rất mạnh, khi bị thầy cô phê bình, cháu cực kỳ không phục, có lúc còn tức đến không chịu nổi. Một hôm, mẹ đọc cho cháu nghe một đoạn Pháp, Sư phụ giảng:

“Ấy là người thường bảo rằng chư vị không tốt, chứ không phải Thần, Phật. Người tu luyện lẽ nào sẽ động tâm?” (trích Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998] )

Cháu ghi nhớ đoạn Pháp này của Sư phụ, tại trường lớp, khi có giáo viên nói lời khó nghe với cháu, cháu chỉ nhớ đến đoạn Pháp này của Sư phụ, trong tâm liền vô cùng tĩnh lặng. Cảm tạ Sư phụ!

2. Không chơi điện thoại, được vô cùng nhiều lợi ích

Từ nhỏ đến lớn, mẹ vẫn luôn không cho cháu tiếp xúc với ti vi và điện thoại thông minh của người thường. Mẹ cho rằng: Như vậy mới bảo vệ mắt được (hồi cháu còn học mẫu giáo và tiểu học, mỗi lần trường học kiểm tra thị lực, cháu đều không đạt), vừa không chịu can nhiễu bức hại của động ma trên mạng, còn có thể tiết kiệm được thời gian để học Pháp luyện công.

Lúc mới đầu, cháu rất không tự nguyện, thậm chí còn bài xích chống đối, không muốn nghe lời mẹ, càng không tin lời mẹ. Bởi vì các bạn đều chơi điện thoại, chỉ riêng cháu không được. Mẹ liền giảng giải đạo lý cho cháu: “Chơi điện thoại di động sẽ ảnh hưởng đến học tập, trong đầu toàn trò chơi điện tử, làm sao có thể tĩnh tâm mà đọc sách hay suy nghĩ nữa, hơn nữa còn ảnh hưởng thị lực. Không tin thì sau kỳ nghỉ này quay lại, con sẽ biết điều mẹ nói có đúng không.” Quả nhiên khi đi học lại, cháu thấy rất nhiều bạn phải đeo kính, vốn thành tích học tập tốt cũng trượt xuống, còn cháu thì dễ dàng nghênh đón toàn bộ học kỳ mới.

Sau khi lên cấp hai, mỗi lần kiểm tra thị lực, kết quả của cháu đều rất tốt. Một lần, cháu cùng cha đi nhà tắm công cộng tắm, một ông lão khen cháu: “Không chơi điện thoại, ngoan thật đấy.” Cha nghe xong, trong tâm lấy làm đắc ý.

3. Mẹ giúp cháu loại bỏ tâm bất nhẫn

Có một giai đoạn thời gian trước đây, cháu rất hay phát hỏa, động một tí là nói: “Phiền chết đi được.” Nhất là lúc luyện công, chỉ cần đồng tu mẹ hay đồng tu bà chỉ ra động tác của cháu không chuẩn, cháu liền phát hỏa, bực bội la lên: “Phiền chết đi được.” Đồng tu mẹ cũng chia sẻ với cháu mấy lần, cháu bề ngoài tỏ ra nghe theo, nhưng trong tâm một chút cũng không muốn thay đổi, vẫn cứ thích gì làm nấy, câu “phiền chết đi được” đã thành câu cửa miệng. Tuy có lúc cháu cũng muốn thay đổi, nhưng chỉ cần hễ gặp chuyện không theo ý mình, thì vẫn là không khống chế vững được bản thân. Những lúc đó, cháu cũng thường hướng nội tìm, lúc ấy hạ quyết tâm không nói thế nữa, nhưng sau đó cháu vẫn không nhớ nổi.

Cho đến một hôm, khi cháu nói “Phiền chết đi được”, mẹ nhìn thấy một bà lão chìa bộ móng tay dài có độc về phía cháu mà bắt. Mẹ lúc ấy không có nói cho cháu biết sự tình mẹ nhìn thấy, mẹ hy vọng cháu có thể tự cải biến, quy chính. Nhưng cháu quá tam ba bận vẫn không vượt qua quan này, không có cách nào khác mẹ mới nói: “Mỗi lúc con nói ‘Phiền chết đi được’, liền có một mụ phù thủy già xuất hiện, lần nào bà ta cũng toan dùng móng tay có độc để hại con, cái tâm bực bội kia không phải là cái tôi chân chính của con, mà là của mụ phù thủy già kia.” Cháu nghe xong, liền toát mồ hôi lạnh, trong tâm nghĩ: “Bao lâu nay, mình vẫn luôn bị con ma kia can nhiễu.” Trong tâm cháu tự nhiên không khỏi sinh niềm hối hận, liền hạ quyết tâm nhất định phải thanh trừ nó đi.

Bây giờ, cháu không còn nói câu “phiền chết đi được” nữa, cháu cũng không thấy phiền gì nữa. Cảm tạ Sư phụ.

Còn có một lần, lúc cháu và mẹ học Pháp, đọc tới phần Sư phụ giảng:

”[Nếu] thông thường toàn tâm của chư vị luôn hoà ái từ bi như thế, [thì] khi đột nhiên xuất hiện vấn đề, chư vị sẽ có thêm một khoảng hoà hoãn, [để] cân nhắc thêm. [Còn nếu] trong tâm cứ luôn nghĩ đến tranh [đấu] với người khác, đấu [tranh] này khác, [thì] tôi nói rằng hễ gặp vấn đề là chư vị liền gây sự với người ta; đảm bảo là như vậy.“ (Chuyển Pháp Luân)

Đột nhiên, hai chữ “hòa hoãn” trong Pháp trở nên rõ mồn một, mắt nhận ra, cháu lập tức lĩnh ngộ được rằng: “Đây là Sư phụ điểm hóa cho mình, cần phải có khoảng hòa hoãn.”

4. Đại Pháp cấp cho cháu trí huệ

Có lần thi môn toán, có mấy câu cuối là bài hình mà cháu nghĩ mãi không ra, càng ngày càng không biết bắt đầu từ đâu, rất là sốt ruột. Lúc này, cháu nhớ tới Pháp Sư phụ giảng, cháu đơn giản buông nó xuống, trong đầu não không nghĩ đến nó nữa, rồi mặc niệm chín chữ chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Sau đó, cháu đột nhiên liền làm được. Sau khi nộp bài thi, cháu kiểm tra lại thì thấy mấy câu đó cháu làm đều đúng. Từ đó trở đi, khi làm bài thi, cháu thường mặc niệm chín chữ chân ngôn.

Trước đây, cháu vốn không xem trọng việc phát chính niệm, từ khi mẹ chia sẻ và đốc thúc, cháu mới nhận thức đúng đắn mà đối đãi với việc phát chính niệm. Dưới sự gia trì của Sư phụ, cháu càng phát chính niệm, càng muốn phát, càng phát càng nguyện ý muốn phát, ban ngày mỗi khi đến giờ, là cháu đều cố gắng hết mức để phát chính niệm.

Cảm tạ sự từ bi cứu độ của Sư phụ!

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/2/2/447570.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/17/207709.html

Đăng ngày 19-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share