Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-04-2023] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997. Chồng tôi cùng bố mẹ chồng và ba em gái chồng tôi cũng tu luyện. Chúng tôi được thọ ích rất nhiều từ Đại Pháp và có một môi trường tu luyện rất tốt trong đại gia đình của mình.

Mẹ chồng tôi bị què một chân và mù một bên mắt, nhưng bà đã hồi phục chỉ sau 20 ngày tu luyện. Bố chồng tôi bị liệt hơn 18 năm sau một tai nạn lao động cũng đã bình phục. Tin tức về sự phục hồi kỳ diệu của bố mẹ chồng tôi đã lan truyền khắp địa phương chúng tôi. Chứng kiến ​​những điều kỳ diệu này, tôi và các em gái chồng cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Thật không may, chồng và bố mẹ chồng tôi đã qua đời, tôi tin rằng đó là do bị cựu thế lực dùi vào những chấp trước người thường của họ. Chồng tôi và bố chồng tôi đều ra đi vào những ngày đặc biệt đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp – ngày 25 tháng 4 và ngày 20 tháng 7. Sự qua đời của người thân thực sự ảnh hưởng đến tôi và tôi bắt đầu buông lơi trong tu luyện.

Kinh văn mới của Sư phụ, “Vì sao có nhân loại”, được công bố vào dịp Tết Nguyên đán năm 2023, và là một hồi chuông cảnh tỉnh to lớn đối với tôi. Tôi nhận ra rằng mình phải thay đổi tâm thái từ tiêu cực sang tinh tấn; nếu không, tôi sẽ làm Sư phụ thất vọng.

Trong quá khứ, tôi bận rộn kiếm sống và rất chật vật để duy trì việc học các bài giảng Pháp của Sư phụ, và luyện công đều đặn. Mặc dù phiên bản một tiếng của bài công pháp thứ hai đã được phát hành cách đây nhiều năm, nhưng tôi chưa bao giờ thử luyện. Chấp trước vào an dật đã khiến tôi sợ hãi vì tôi cho rằng nó quá khó.

Tôi đã nghỉ làm hai tháng và ở nhà chăm chú đọc Pháp và luyện công mỗi ngày. Các học viên khác cũng động viên và đọc Pháp cùng tôi.

Tôi quyết định đối mặt với tâm sợ đau và sợ khổ bằng cách thử tìm hiểu xem tại sao tôi lại tránh luyện bài công pháp thứ hai trong một giờ đồng hồ. Tôi cảm thấy mình thật lười biếng. Tôi cũng nhận ra rằng tâm sợ khổ không phải là con người thật của tôi. Trên thực tế, tâm sợ hãi là một trở ngại đã cản trở tôi trong nhiều năm. Tôi muốn tinh tấn, vì vậy tôi nên vui mừng mà chịu đựng gian khổ. Khi tôi nghĩ như vậy, việc luyện bài công pháp thứ hai thời lượng một giờ đồng hồ đã không còn là một khó khăn. Trong lần đầu tiên cố gắng luyện công bài hai một tiếng, tôi nhớ lại Pháp mà Sư phụ giảng.

“Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tự khích lệ mình kiên trì. Với sự gia trì của Sư phụ, tôi đã hoàn thành bài công pháp thứ hai một tiếng. Sau đó, tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng và thư thái, hoàn toàn khác với tâm sợ hãi trong tưởng tượng của bản thân. Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ!

Bây giờ tôi đã theo kịp việc học Pháp, tôi có thể luyện công và tâm tính của tôi cũng đã và đang đề cao. Tôi cảm thấy rất buồn về quãng thời gian mình đã lãng phí trong quá khứ.

Cảm tạ Sư phụ đã từ bi và bảo hộ con trong suốt quá trình tu luyện! Cảm ơn các bạn đồng tu đã giúp đỡ vô tư! Trong tương lai tôi sẽ làm việc chăm chỉ để theo kịp tiến trình Chính Pháp và theo Sư phụ về nhà.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên website này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ có thể sẽ kết tập nội dung trên website để xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/16/458817.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/29/208282.html

Đăng ngày 29-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share