Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-08-2022] Trong sách “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập pháp môn Pháp Luân Đại Pháp) đã giảng về một người tu luyện khi đạt đến quả vị La Hán sẽ không sản sinh tâm hoan hỉ và tâm sợ hãi. Tôi thể ngộ rằng, tâm sợ hãi chính là tử quan trên con đường tu luyện, và là một trong những nhân tố trọng yếu để cựu thế lực lợi dụng nhằm gia tăng bức hại. Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải triệt để tu khứ tâm sợ hãi chứ không thể làm qua loa, chiếu lệ.

Trước khi bị bức hại vào năm 2019, về cơ bản là tôi có thể đường đường chính chính làm ba việc mà Sư phụ yêu cầu, và nghĩ rằng mình không có tâm sợ hãi. Khi bị giam giữ bất hợp pháp, đối diện với các cơ quan công an, kiểm sát, tư pháp và phòng 610 tà ác của ĐCSTQ, tôi không chút cúi đầu phối hợp, không để cho thanh danh của Sư phụ và Đại Pháp bị bôi nhọ. Nhưng đột nhiên thân thể tôi xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh nghiêm trọng, và phải nhập viện. Sau một tuần cấp cứu trong bệnh viện nhưng không hiệu quả, bác sĩ đã hai lần ra thông báo về “bệnh hiểm nghèo”, cuối cùng trại tạm giam phải chủ động liên hệ với người thân của tôi để làm đơn xin cho tôi tại ngoại. Ngay sau khi xuất viện, tôi lập tức từ bỏ mọi phương pháp điều trị y tế, và tập trung học Pháp, luyện công. Tôi đã mau chóng hồi phục sức khỏe, khiến cho mọi người xung quanh đều thán phục rằng Đại Pháp quả là siêu thường và thần kỳ.

Tôi cứ nghĩ mình đã vượt qua được khảo nghiệm về tâm sợ hãi. Nhưng kỳ thực nó không hề đơn giản. Sau khi tôi thoát khỏi oan ngục bức hại của tà đảng, người thân đã khóc lóc và kể cho tôi nghe về những áp lực, nỗi sợ hãi, gian nan và bất lực mà họ phải chịu đựng trong thời gian tôi bị giam giữ. Khi tôi cảm nhận được sự ấm áp của tình thân và đắm chìm trong hạnh phúc gia đình, thì cũng là lúc cái tình này dẫn khởi nỗi sợ hãi không tên sâu thẳm trong tâm tôi. Vì người thân đã nhiều lần khẳng định rằng, họ không muốn chịu đựng, và không cách nào chịu đựng được nỗi thống khổ cũng như những thảm họa đã trải qua nếu cuộc bức hại này lại xảy ra với tôi một lần nữa. Tôi biết mình đã chưa triệt để tu khứ nhân niệm bị tình thân dẫn động lên lên xuống xuống như vậy.

Đặc biệt là khi tôi được thông báo về kết quả bản án phi pháp do tòa án của tà đảng phán quyết, theo đó tôi phải đối mặt với hơn một năm bị giam giữ nữa, lúc này thì nỗi sợ hãi và tư duy phụ diện đã xâm chiếm và làm nhiễu loạn tâm trí tôi, làm suy yếu và ăn mòn chính niệm của tôi. Tôi không muốn mất đi hơi ấm do tình thân gia đình mang lại, tôi cũng không muốn những người thân yêu của mình phải chịu đựng khổ nạn một lần nữa. Tôi lo lắng rằng liệu thân thể của mình có chịu đựng được hoàn cảnh khốc liệt trong nhà giam, và càng lo lắng hơn là liệu ý chí của mình có thể chịu đựng và chống lại được sự tra tấn của tà ác hay không. Là một học viên Đại Pháp, tôi biết rõ rằng một khi ý chí bị hủy hoại thì còn đáng sợ hơn nhiều so với việc mất đi nhục thân.

Tòa án sau đó yêu cầu tôi cung cấp hồ sơ bệnh án và tư vấn điều trị do bệnh viện cấp để nộp đơn tại ngoại cho tôi. Nhưng từ sau khi được thả ra, tôi hoàn toàn dựa vào tu luyện Đại Pháp để hồi phục sức khỏe, lấy đâu ra chứng minh y tế đây? Tất cả những gì tôi có chỉ là hồ sơ điều trị mà tôi buộc phải thực hiện khi còn trong trại giam. Nhưng họ nói như vậy là chưa đủ.

Tôi tu luyện Pháp Luân Công hơn 20 năm và đạt được thân thể khỏe mạnh, nhưng ĐCSTQ đã buộc tội tôi bằng những cáo buộc không chính đáng và bỏ tù tôi để bức hại. Họ bức hại tôi cho đến khi bệnh tình nguy kịch, y dược vô phương cứu chữa (biểu hiện bề ngoài) thì họ đẩy tôi về với gia đình, để tôi tự sinh tự diệt, và vu khống tôi tu luyện Pháp Luân Công khiến một thân đầy bệnh. Nhưng khi tôi hồi phục nhờ tu luyện Đại Pháp, họ lại lôi tôi trở lại nhà tù để gia tăng bức hại cho đến khi cơ thể tôi bị hủy hoại, ý chí của tôi bị phá hủy, họ muốn giết chết sinh mệnh tôi, làm ô uế linh hồn tôi. Hãy xem ĐCSTQ thực sự tà ác đến mức độ nào?

Lý trí khiến tôi nhận ra rằng, đây là một đại khảo nghiệm mà tôi phải đối mặt, là một đại quan trên con đường tu luyện của tôi. Nội trong phạm vi trường không gian của tôi đang diễn ra một cuộc đại chiến chính tà. Tôi biết mình phải phát chính niệm cường độ cao và vận dụng Phật pháp thần thông mà Sư phụ và Đại Pháp cấp cho tôi để giải thể bức hại của tà ác.

Tuy nhiên, muốn vận dụng Phật pháp thần thông để phát huy hiệu quả như ý muốn, trước tiên tôi phải thanh lý trường không gian của tự thân, triệt để giải thể vật chất nhân tố “sợ”. Nếu vẫn “sợ hãi” tà ác thì làm sao có thể chiến thắng tà ác, thanh trừ tà ác và giải thể bức hại? Nhưng tâm sợ hãi ẩn mình rất sâu và giảo hoạt, căn nguyên của nó là từ đâu? Đầu tiên tôi tìm ra bản thân có tâm cầu an dật, tiếp đến là chấp trước vào tình, là tư tâm. Đúng vậy, những thứ tâm này đã cấu thành tâm sợ hãi, nhưng không hoàn toàn là căn nguyên của tâm sợ hãi. Tôi cần phải tiếp tục đào sâu hơn nữa.

Một đoạn Pháp bỗng đả nhập vào đầu não tôi:

“Nếu thật sự có thể khi khó nạn trước mặt mà niệm đầu rất chính, khi bức hại tà ác ở trước mặt, khi can nhiễu ở trước mặt, chư vị nói một câu [với] chính niệm kiên định liền có thể khiến tà ác lập tức giải thể, (vỗ tay) liền có thể khiến những ai bị tà ác lợi dụng phải cúi đầu đào tẩu, liền khiến bức hại mà tà ác nhắm vào chư vị [phải tan đi như] khói tiêu mây tản, liền khiến can nhiễu mà tà ác nhắm vào chư vị tiêu mất không còn tung tích. Chính một niệm chính tín này, ai có thể giữ vững chính niệm này, ai có thể đi đến cuối cùng, thì người đó có thể thành vị Thần vĩ đại được tạo ra trong Đại Pháp.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc”, Giảng Pháp tại các nơi VII)

Hai từ “chính tín” khiến tôi thực sự chấn động. Tôi tự hỏi bản thân: Vì sao tôi bị bức hại? Vì sao tôi bị can nhiễu? Vì sao tà ác không thể lập tức giải thể? Vì sao bức hại và can nhiễu không tan đi như khói tiêu mây tản, biến mất không còn tung tích? Thay vì khiến những kẻ bị tà ác lợi dụng phải quay đầu bỏ chạy, thì vì sao tôi luôn cảm thấy buồn bực, sợ hãi và nghi ngờ? Phải chăng tôi chính là thiếu một niệm “chính tín” này?

Ngay khi những câu hỏi này xuất hiện, thì một thanh âm không phục vang lên trong đầu não tôi và biện giải: “Tôi đã theo Sư phụ tu luyện hơn 20 năm, vượt qua bao nhiêu giông bão để đi đến ngày hôm nay, làm sao có thể nói là tôi thiếu chính tín?”

Một giọng nói khác lại vang lên sau đó: “Đừng lo lắng, chúng ta hãy hướng nội”.

Sư phụ giảng:

“Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“…thì một tâm không động, có thể [ức] chế vạn động.” (“Tống khứ chấp trước cuối cùng”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi có thực sự tin điều này không?

Sư phụ giảng:

“Là đệ tử Đại Pháp thì hoàn toàn phủ định hết thảy những gì cựu thế lực tà ác đã an bài.” (“Đại Pháp kiên cố không thể phá”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

“‘Ta là đệ tử của Lý Hồng Chí, các an bài khác thì đều không cần, đều không thừa nhận’, thì chúng không dám làm, chính là đều có thể giải quyết. Chư vị thật sự làm được thế, không phải trên miệng nói thế mà là ở hành vi là làm được thế, thì Sư phụ nhất định sẽ làm chủ cho chư vị.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Tôi có thực sự từ trên hành động không thừa nhận an bài của cựu thế lực không? Tôi có thực sự tin rằng Pháp thân của Sư phụ thời thời khắc khắc ở bên cạnh trông nom và bảo hộ cho tôi không? Tôi có tin rằng Sư phụ nhất định sẽ làm chủ cho tôi không?

Sư phụ giảng:

“Đệ tử chính niệm túc
Sư hữu hồi thiên lực”. (Sư Đồ Ân, Hồng Ngâm II)

Diễn nghĩa:

“Đệ tử chính niệm mà đầy đủ
Thì Sư phụ sẽ đủ sức đưa trở về trời”. (Ơn Thầy Trò, Hồng Ngâm II)

Tôi có hoàn toàn tin tưởng điều này không?

Quả thực nếu như 100% tin tưởng vào Đại Pháp, thì một học viên Đại Pháp còn có điều gì phải sợ? Cuối cùng thì tôi đã tìm ra được căn nguyên của tâm sợ hãi: đó là tôi không hoàn toàn tín Sư tín Pháp!

Một nguyên nhân trọng yếu dẫn tới sự thiếu tin tưởng này, đó là trong những năm qua tôi đã bị độc tố của văn hóa đảng, thuyết vô thần, thuyết tiến hóa và quan niệm ý thức hiện đại gây độc hại. Quan niệm “thấy mới tin” khiến cho tôi bán tín bán nghi đối với những chân tướng ở không gian khác mà mình không nhìn thấy. Bởi vậy, dù đã tu luyện Đại Pháp nhiều năm, nhưng thực tế tại nhiều vấn đề cụ thể tôi vẫn chỉ dừng lại ở mức nhận thức cảm tính, dẫn đến không đạt được 100% tín Sư tín Pháp. Tôi càng nghi hoặc thì càng ít cảm nhận được sự triển hiện của thần thông tương ứng. Điều này đã hình thành một vòng luẩn quẩn, và là căn nguyên sản sinh ra và nuôi dưỡng “tâm sợ hãi”.

Để giải quyết vấn đề căn bản này, không có cách nào khác ngoài việc tăng cường học Pháp thật nhiều. Thông qua học Pháp, tôi có thể tẩy tịnh bản thân mình. Khi các vật chất ô uế không ngừng được thanh tẩy bớt đi, thì thân thể tôi sẽ ngày càng thuần tịnh. Và khi tôi trở nên hoàn toàn thông suốt, rõ ràng thì tôi sẽ dung hòa với các Pháp lý của Đại Pháp và bảo trì đặc tính vũ trụ. Tôi đã sử dụng nhiều phương pháp học Pháp khác nhau như thông đọc, chép Pháp, học thuộc Pháp. Trong lúc tĩnh tâm học Pháp, thì những thứ như vô thần luận, tiến hóa luận, quan niệm ý thức hiện đại là những vật chất bại hoại bị chính niệm thanh trừ. Tín niệm của tôi đối với Sư phụ và Đại Pháp ngày càng kiên định, tư duy phụ diện ngày càng ít đi, ngày càng yếu nhược cho đến khi nó biến mất hoàn toàn. Con đường tu luyện của đệ tử Đại Pháp là do Sư phụ từ bi vĩ đại an bài toàn bộ!

Tôi xuất ra một niệm kiên định: Những người tìm đến tôi sẽ chỉ là những người hữu duyên, muốn đến nghe chân tướng Đại Pháp và được cứu độ. Còn những sinh mệnh tà ác đến can nhiễu, bức hại đệ tử Đại Pháp sẽ bị Phật pháp thần thông thanh trừ, tiêu diệt! Những người hành ác tại thế gian nếu cứ tiếp tục chấp mê bất ngộ tham gia vào phá hoại Đại Pháp và bức hại các đệ tử Đại Pháp thì lập tức bị báo ứng! Đại Pháp đã tẩy tịnh bản thân tôi, gia cường chính tín, chính niệm cho tôi, khiến nhân tố “sợ” hoàn toàn biến mất, trường không gian và hoàn cảnh tu luyện của tự thân tôi đã trở nên vô cùng sáng sủa, quang đãng!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/16/445555.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/3/205011.html

Đăng ngày 26-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share