Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 15-01-2023] Trong cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, cảnh sát thường đe dọa bắt giữ hoặc bỏ tù các học viên hoặc cố gắng cưỡng ép họ từ bỏ Đại Pháp bằng cách đe dọa tước đoạt cơ hội học tập hoặc cơ hội việc làm đối với con cái của họ. Một số học viên đã bị cảnh sát dọa nạt và ký vào tuyên bố từ bỏ đức tin trái với ý muốn của họ.

Một thời gian trước tôi có cơ hội tham gia một vài lớp học tâm lý và biết đến một câu danh ngôn trong tâm lý học: “Nếu bạn không cho phép, không ai có thể dùng lời nói làm hại đến bạn.”

Tôi đã được khích lệ bởi những lời của vị giáo sư: “Nếu tôi tặng bạn một món quà và bạn từ chối thì tôi vẫn luôn sở hữu món quà đó. Tương tự, nếu ai đó mắng tôi và tôi không chấp nhận nó, thì những lời mắng đó vẫn thuộc về người đó và không có điều gì xảy ra với tôi cả.”

Từ các bài giảng Pháp chúng ta đều biết rằng hết thảy đều là tồn tại vật chất, nhưng khi chúng ta nghe những lời nói kia, chúng ta thường quên mất “lời nói” cũng là vật chất.

Sư phụ giảng:

“Nói là ‘ký ức’, cái đó nói ra thì nghe tựa như quan niệm mà thôi, thực ra chúng là vật chất hết sức thực tại. Khi người ta nói, khi giảng giải mà chư vị thấy có đạo lý, hoặc thuyết phục chư vị, thì “oà oà oà” mạnh mẽ rót vào trong đầu chư vị, thật sự là đẩy những thứ vào chư vị. Có người rất nóng giận không ngừng phản đối, chính là không ngừng bài xích [những thứ đó]. Tất nhiên đệ tử Đại Pháp là hữu ích đối với con người, lời mà chúng ta nói là dựa trên chính niệm, cùng với khi nói thì xuất khỏi miệng là những hoa sen. Nhưng những thứ hình thành ở xã hội người thường không có gì là tốt lắm đâu, hễ tiến nhập vào thân thể người thì sẽ thao túng người”(Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Sư phụ cũng giảng:

“…chư vị đến nghe, chẳng phải chư vị đến để cầu? Chư vị không để [nó] rót vào tai, thì nó sao có thể lọt vào [thân chư vị]?” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng khi chúng ta chấp nhận một điều gì đó, thứ vật chất này sẽ tiến nhập vào đầu não của chúng ta và ảnh hưởng lên não của chúng ta, nhưng khi chúng ta không tiếp nhận nó, bài xích nó, cự tuyệt nó, thì nó sẽ không có chỗ dung thân, nó sẽ không tiến vào được, tự nhiên sẽ không thể khởi được tác dụng.

Vì vậy khi tà ác nói những lời gì đó hay mắng chửi chúng ta, nếu chúng ta thừa nhận hoặc không kịp thời phủ định chúng, như vậy cũng giống như chúng ta truy cầu nó. Vậy thì thứ vật chất này sẽ tiến nhập vào thân thể chúng ta và tà ác sẽ bức hại chúng ta thành công. Nhưng trên thực tế chính chúng ta đã cho phép sự bức hại này xảy ra. Nếu ngay lúc đó chúng ta phủ định nó và nói một cách kiên định “những gì các anh nói không được tính,” những lời nói tà ác này sẽ không thể khởi bất kỳ tác dụng nào đối với chúng ta.

Hơn nữa chúng ta quay lại nói lời khuyến thiện đối với những ác nhân đó: “Đại Pháp đã mang đến phúc báo cho con cháu chúng tôi. Nếu các anh tham gia vào cuộc bức hại, các anh không chỉ mang tai họa đến cho bản thân mà còn mang tai họa đến cho cho con cháu của các anh nữa.” Lúc này chính họ mới là những kẻ lo sợ.

Đệ tử Đại Pháp đóng vai chính

Từ một góc độ khác, lời nói của các học viên mang theo năng lượng mạnh mẽ, còn lời nói của người thường thì không như vậy. Đệ tử Đại Pháp đóng vai chính và chúng ta đưa ra quyết định cuối cùng về những điều chúng ta muốn. Chúng ta có thể ảnh hưởng đến người thường để họ làm những điều chân chính, thiện lương, chúng ta không thể để họ khởi tác dụng tiêu cực lên chúng ta.

Tu luyện yêu cầu chúng ta trở nên vô tư vô ngã. Nếu chúng ta làm mọi việc với tâm thái ích kỷ, chúng ta không chỉ hủy hoại chính bản thân mà còn hủy hoại những chúng sinh đang bị tà ác lợi dụng mà phạm tội với Đại Pháp.

Khi mỗi tế bào của chúng ta đều sung mãn chính niệm và phủ nhận toàn bộ những vật chất bị áp đặt bởi tà ác thì tà ác sẽ không có cơ hội lợi dụng nó. Khi triệt để phủ nhận bức hại, chúng ta cũng như đang khẳng định với tà ác rằng: “Điều các ngươi nói không được tính, chỉ có những lời Sư phụ nói mới là quyết định cuối cùng!”

Trên đây là thể ngộ của tôi tại tầng thứ sở tại, vui lòng chỉ ra những điều chưa phù hợp.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, chia sẻ cùng các đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu.” (Thực Tu, Hồng Ngâm)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/1/15/451712.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/29/207116.html

Đăng ngày 14-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share