Bài viết của đệ tử Đại Pháp Sơn Oanh tại Úc

[MINH HUỆ 28-05-2023] Tôi đã đọc một câu chuyện, đại ý kể rằng, vào thời xa xưa, có một viên quan nhỏ biết được một ông lão chữa bệnh miễn phí đến một làng nọ. Bất kể là bệnh gì, thuốc ông lão cho, hễ uống vào là khỏi, vả lại, ai cũng được ông lão cho uống cùng thứ thuốc ấy.

Viên quan nhỏ ngộ ra rằng lão tiên sinh này không hề đơn giản, liền nói muốn bái lão tiên sinh làm thầy, nhưng ông lão không thu nhận anh ta. Mỗi buổi sáng, ông lão đều khám bệnh cho người ta, thế là mỗi buổi chiều, viên quan nhỏ lại quét tước, dọn dẹp cho ông Nhưng đến khi anh dọn dẹp sạch sẽ xong, thì ông lão đã biến đâu mất. Anh bèn ẩn nấp để quan sát, cuối cùng phát hiện ra cứ đến chạng vạng tối là ông lão lại nhảy vào trong chiếc hồ lô to bằng chiếc giày treo trong phòng.

Viên quan nhỏ cứ lặng lẽ phục vụ ông lão. Cuối cùng, một hôm, ông lão hỏi viên quan nhỏ: “Cậu có thực sự toàn tâm toàn ý muốn theo ta, làm đồ đệ của ta không?” Viên quan nhỏ nghiêm túc trả lời: “Thưa, có.” Ông lão nói: “Vậy thì cậu phải hoàn toàn tin tưởng ta. Ta phải đến thế giới của ta rồi, cậu đi theo ta nào.” Nói xong, liền nhảy vào trong chiếc hồ lô đó. Viên quan nhỏ liền nhảy theo ông lão vào trong hồ lô, thấy bên trong là một nơi cực kỳ rộng lớn, vô cùng mỹ lệ.

Tôi là một sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và kỹ thuật, sau khi đọc câu chuyện này, tôi nghĩ đó chỉ là truyện ngụ ngôn. Bởi vì tôi lớn lên ở Trung Quốc cộng sản, cho nên đối với tu luyện, tôi không lý giải được. Nhưng sau khi đắc Pháp và tu luyện, tôi mới hiểu câu chuyện này là có thật, đây là biểu hiện 100% tin vào Sư phụ. Khi chúng ta toàn tâm toàn ý tin vào Thần, cảnh giới tinh thần của chúng ta đã đạt đến độ thuần và tầng cao đáng có, thì Sư phụ sẽ cải biến thân thể vật chất của chúng ta.

Trường hợp thứ nhất

Năm 1998, tôi nghe bài chia sẻ của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục, khiến tôi xúc động sâu sắc: Có mấy vị đồng tu ở Đông Bắc, khi lái xe đi tặng tài liệu Đại Pháp, nửa đường thì xảy ra tai nạn. Những người khác đều không sao, nhưng đồng tu A lại bị thương rất nặng, một chân của anh bị vặn quặt ra đằng sau, vết thương trên đùi sâu đến nỗi nhìn thấy cả xương, xương ở các bộ phận khác trên người cũng bị gãy. Bản thân anh không thể động đậy được, tình trạng rất xấu, nhưng ý thức của anh rất thanh tỉnh. Anh có tin niệm vào Sư phụ và Đại Pháp, khiến anh kiên quyết không đi bệnh viện.

Cùng lúc đó, các đồng tu tình cờ tìm thấy một chiếc ghế mây cũ gần đó. Sau khi liên hệ với các đồng tu địa phương, họ đưa đồng tu A đến nhà đồng tu gần đó. Các đồng tu thay phiên nhau học Pháp với anh ấy, giúp anh luyện công trên giường. Mấy hôm sau, chân của đồng tu A đã trở lại vị trí bình thường; mấy tuần sau, các đồng tu động viên anh xuống giường cùng luyện công với họ. Đồng tu A cố gắng đứng tựa vào giường để luyện công. Trong lúc luyện công, từ thân thể của đồng tu A phát ra tiếng “rắc rắc”, mọi người xung quanh đều nghe thấy. Luyện công xong, đồng tu A cảm thấy những bộ phận không cử động được trên người đã cử động lại được, xương cốt đã lành lại rồi… Câu chuyện này cũng giúp tôi đề cao rất nhiều trong một trải nghiệm sau này.

Trường hợp thứ hai

Năm 2004, đồng tu D bị một tên cướp do hai thổ phỉ cộng sản Tăng khánh Hồng và Chu Vĩnh Khang mua chuộc bắn vào chân. Trước khi đồng tu D trở về Úc, tôi nghe một đồng tu nói rằng đồng tu D chưa muốn về nhà ngay, như vậy có thể tạm thời không phải giải thích gì với bố mẹ vì anh không muốn họ phải lo lắng, vợ chồng tôi bèn đến sân bay đón đồng tu D về nhà tôi. Chồng tôi là y tá nên có thể chăm sóc cho đồng tu D.

Vết thương ở chân của đồng tu D to bằng nắm tay, nhìn thấy cả xương bên trong. Chồng tôi chỉ rửa vết thương bằng nước cất và thay băng cho anh, rồi băng lại. Đồng tu D chỉ thấy hơi đau, cũng ngồi trên giường luyện công được. Chồng tôi bảo, thông thường, trường hợp như vậy khiến người ta đau đến không thể chịu đựng nổi… Đó đã là một kỳ tích rồi. Chúng tôi đều biết Sư phụ đang giúp đồng tu D, và đều tin rằng Sư phụ sẽ khiến anh ấy bình phục rất nhanh.

Đồng tu D cũng không ngừng học Pháp, nghe Pháp, và giao lưu với các đồng tu. Nhưng chỉ hai hôm sau, đồng tu D bảo tôi rằng chị gái của anh biết được qua người khác rằng anh bị thương, và chị ấy sẽ từ Hồng Kông đến Sydney. Đồng tu D nói: “Ai dà, tôi từ nhỏ vẫn nghe lời chị gái. Tôi thực sự không biết phải làm sao, chị ấy muốn tôi đến bệnh viện thì tôi phải đi.” Nghe anh ấy nói vậy, tôi rất lo lắng. Chị gái của anh ấy còn chưa tới, mà anh ấy đã đầu hàng rồi.

Tôi biết đồng tu D chân tâm tin vào Sư phụ, tôi nhất thời không biết làm thế nào để giúp anh ấy, khiến anh ấy nhận ra cái tình đối với chị gái mà tìm lại sự kiên định và lý tính. Tôi nghiêm túc học Pháp với hy vọng có được chút trí huệ, như vậy tôi mới có thể giúp đồng tu D kiên định tâm ý trước chị của anh. Ngày hôm sau, chị gái của anh ấy đến bằng taxi, mang theo chiếc xe lăn, rồi lập tức đưa đồng tu D đến bệnh viện.

Vừa đến bệnh viện, bác sỹ đã lập tức đề nghị cắt bỏ chân của đồng tu D, bảo rằng như vậy mới có thể giữ được mạng cho anh ấy, nhưng đồng tu D đã từ chối.

Mấy ngày sau đó, bác sỹ vẫn lo lắng về vết thương hở của đồng tu D và ra sức thuyết phục anh ấy hợp tác để phẫu thuật làm sạch. Nhưng mấy ngày chồng tôi thay băng cho đồng tu D, không có dấu hiệu hoại tử hay viêm nhiễm gì ở trong cũng như xung quanh vết thương, trong khi không phải dùng đến thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau. Đó lại là một kỳ tích nữa.

Lúc chị gái của đồng tu D không ở trong bệnh viện, ngày nào đồng tu D cũng gọi điện thoại cho tôi để giao lưu chia sẻ. Đồng tu D cũng đã nghe nói đến trải nghiệm của vị đồng tu A từ Đông Bắc kể trên, tôi lại ôn lại câu chuyện giao lưu tu luyện đó với anh. Tuy nhiên, áp lực của chị gái khiến anh ấy rất khó làm chủ trước tình thân, vả lại các bác sỹ cũng liên tục đề nghị đồng tu D hợp tác với họ để thực hiện ca mổ mà họ cho là thích hợp.

Sang ngày thứ ba, đồng tu D gọi điện cho tôi, nói rằng bác sỹ đề nghị đóng xương gót chân bằng kim loại cho anh để lắp vào gót chân, như vậy anh có thể chống nạng đi lại chầm chậm, nhưng bàn chân đó không hoạt động được, thực ra đó là chiếc chân giả… Tôi có cảm giác đồng tu D sẽ rất khó mà đối kháng với chị gái, vả lại, anh ấy cũng thấy ngại khi liên tục chống đối ý tốt của bác sỹ.

Đêm hôm đó, chúng tôi nói chuyện rất lâu. Cuối cùng, tôi cảm thấy đồng tu D cần phải có quyết tâm để kiên định lập trường của mình, phải tin vào Sư phụ, tin vào Đại Pháp có thể giúp anh ấy hoàn toàn khôi phục lại. Chị gái của đồng tu D và các bác sỹ đều cho rằng họ khuyên như vậy là vì muốn tốt cho anh ấy, nhưng Sư phụ mới là chân chính muốn tốt cho anh ấy. Đồng tu D lại càng cần phải nghiêm túc chịu trách nhiệm cho sự hồi phục hoàn toàn của anh.

Hôm sau, vừa sáng ra, tôi đã nhận được điện thoại từ chị của đồng tu D. Chị ấy rất tức giận, nói: “Tại sao anh chị lại ngăn cản cậu ấy làm phẫu thuật?! Cậu ấy không phải là người thân của anh chị, anh chị có thể dễ dàng nói cậu ấy không làm phẫu thuật, thế cũng không ảnh hưởng đến anh chị… Các bác sỹ đã tìm ra phương pháp tốt nhất để điều trị cho cậu ấy rồi, chúng tôi đều đã sắp xếp đâu vào đấy rồi…“ Tôi không giận, tôi nghĩ chị ấy là một người chị tốt. Ai lại không muốn có một người chị bảo vệ mình?

Tôi bình tĩnh trả lời: “Tôi biết là chị đương nhiên muốn tốt cho anh ấy. Nhưng mà bác sỹ muốn lắp cho anh ấy một miếng kim loại, chứ không phải làm cho chân anh ấy hoạt động được, nó chỉ giải quyết được phần nào vết thương ở chân của anh ấy. Còn tôi hy vọng anh D có thể khôi phục 100%.” Chị anh ấy nói: “Cô có bảo đảm được không? Cô có đảm bảo được cậu ấy hồi phục 100% không?” Tôi nói: “Tôi không thể bảo đảm, nhưng D có thể. Nếu như anh ấy có thể 100% tin tưởng vào Sư phụ của chúng tôi thì vết thương của anh ấy sẽ được chữa lành 100%.” Tôi bình tĩnh và tự tin nói vậy, bởi tôi đã hiểu câu chuyện về vị y sỹ cổ đại kể trên, lại có tấm gương tốt của đồng tu A, cộng với tín tâm của tôi vào Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi cảm thấy như đang nói chuyện với chị gái của mình vậy. Chị ấy nói: “Được rồi.” Chị ấy trả lời tôi bằng một giọng rất bình tĩnh và cúp điện thoại. Một lúc sau, đồng tu D gọi điện cho chúng tôi, và chồng tôi đến bệnh viện đón đồng tu D về nhà anh ấy.

Chị gái của đồng tu D đã xin nghỉ làm hai tháng để tiện chăm sóc em trai ở Sydney. Nhưng sau khi thấy vết thương của em trai phục hồi nhanh chóng, lại thấy các đệ tử Đại Pháp khác giúp đỡ đồng tu D trong sinh hoạt hàng ngày, nên chị ấy rất vui và yên tâm. Chị ấy chỉ ở Sydney ba tuần là đã quay về Hồng Kông.

Tất nhiên, chưa tới hai tháng, vết thương ở chân của đồng tu D đã lành rất nhanh, và anh đã đi lại được mà không cần dùng nạng!

Trong quá trình tu luyện, tôi hiểu ra rằng, người tu luyện chỉ có thể dùng lý giải và tín ngưỡng chân chính của mình để đối mặt với bất kỳ nghiệp lực và khổ nạn nào. Tôi cũng rất vui khi thấy mặc dù chị gái của đồng tu D vẫn chưa tu luyện, nhưng chị ấy đã minh bạch ý nghĩa của 100% tín tâm vào Sư phụ đối với đệ tử Đại Pháp chúng tôi là gì.

Trường hợp thứ ba

Một ngày nọ, một vị đồng tu mới B gọi cho tôi, nghe giọng rất gấp gáp, anh ấy vừa mới bị tai nạn ở gần nhà, anh đang đạp xe đạp thì bị một chiếc ôtô đâm phải, cánh tay của anh ấy bị thương khi bị ngã, nhưng có vẻ không bị gãy xương, cũng cử động được thoải mái. Anh ấy hỏi tôi: “Tôi đến bệnh viện có được không?”

Tôi biết vợ chồng anh ấy đang xin phép cấp thân phận tị nạn. Tôi từng chia sẻ sơ qua với họ, tôi nghĩ họ biết Đại Pháp là tốt, có thể khiến con người trở thành người tốt, nhưng đối với tu luyện còn rất bỡ ngỡ. Tôi hỏi anh ấy: “Anh có muốn đến bệnh viện không?” Anh ấy trả lời rằng vợ anh ấy rất lo, lo không biết sau này anh ấy có đi làm bình thường được không, anh ấy còn phải kiếm sống nuôi gia đình… Tôi hỏi anh ấy có chịu được đau không? Anh ấy nói anh thấy cánh tay đau lắm.

Tôi nhận thấy trong chốc lát ấy, mình không đủ trí huệ để chia sẻ với họ, lại muốn để họ hiểu được uy lực của Đại Pháp. Đồng tu mới B không có xe, nên tôi lập tức đến nhà họ và đưa họ đến bệnh viện.

Sư phụ giảng:

“Nhưng, tại đây [chúng tôi] không trị bệnh, điều chúng tôi làm là thanh lý thân thể; danh từ cũng không gọi là ‘trị bệnh’; chúng tôi gọi đó là ‘thanh lý thân thể’; vì người tu luyện chân chính mà thanh lý thân thể. Có một số người đến để trị bệnh. [Đối với] người bệnh rất nặng, chúng tôi không cho phép đến lớp; bởi vì người ấy không thể vứt bỏ được cái tâm trị bệnh ấy, không thể vứt bỏ được suy nghĩ về bệnh. Người ấy mắc trọng bệnh, rất khó chịu đựng, hỏi người ấy có thể vứt bỏ [cái tâm nghĩ về bệnh ấy] không? Người ấy tu luyện không được. Chúng tôi nhấn mạnh lần nữa, chúng tôi không nhận người mang bệnh nặng; ở đây là tu luyện, nó so với suy nghĩ của họ thì quá là khác xa; người ấy có thể tìm một vị khí công sư khác để giải quyết. Tất nhiên nhiều học viên mang bệnh; vì chư vị là người tu luyện chân chính, nên chúng tôi có thể giúp chư vị xử lý chuyện này.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng, bệnh tật nghiêm trọng đến đâu còn phụ thuộc vào giới hạn chịu đựng của mỗi cá nhân, việc đi hay không đi bệnh viện còn phải xem mức độ tin tưởng và lý giải của bản thân đối với Đại Pháp.

Trường hợp thứ tư

Có một lần, vợ chồng tôi đi nghỉ mát. Đột nhiên, trời đổ mưa to, thế là chúng tôi bị mắc kẹt ở một ngôi làng trong thung lũng, lối ra vào làng đều bị dòng sông dâng cao chặn cả rồi, mà chiếc lều mới trên xe kéo lều mà chúng tôi vừa dùng lần đầu, dù đã được xử lý chuyên môn để chống thấm rồi, nhưng vẫn bị dột, chúng tôi đã phải chịu rét hai ngày liền.

Về đến nhà, chồng tôi xuất hiện triệu chứng viêm phổi cấp tính. Tôi cho rằng chồng mình là học viên lúc tu lúc không, nên tôi để anh tự quyết định. Thấy bộ dạng khổ sở của anh, tôi hỏi: “Anh muốn đến bệnh viện hay là nghe Đại Pháp?” Anh nói: “Anh muốn nghe Pháp.” Anh ấy nằm xuống thì không thở được, cũng không có sức mà đứng dậy, đành cứ nửa nằm nửa ngồi trên giường mà học Pháp và luyện công. Sau một ngày, anh đã khỏe lại.

Anh bảo tôi rằng, thông thường trường hợp như anh ấy cần phải được điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện ít nhất một tuần. Tôi hỏi anh: “Tại sao lúc đó, anh lại quyết định không đến bệnh viện?” Anh nói: “Sư phụ giảng đó là nghiệp lực, thế thì anh cần phải hoàn trả. Sinh mệnh của con người chẳng phải đã được định trước rồi sao? Lúc nào cần phải rời đi không phải là điều bác sỹ có thể thay đổi được.”

Trường hợp thứ năm

Nhiều năm trước, tôi cũng có lần trải qua quan nghiệp bệnh. Hồi năm 2005, một hôm, các đệ tử Đại Pháp chúng tôi đang thu thập chữ ký trên phố Martin và bến phà, để phản đối việc cựu ngoại trưởng Úc hợp tác với Trung Cộng trong việc hạn chế hoạt động kháng nghị của các đồng tu Pháp Luân Công trước Đại Sứ quán Trung Quốc tại Canberra. Tôi đã điều phối cuộc kháng nghị đó, phụ trách việc chuẩn bị tờ rơi để dân chúng Úc ký tên. Trên tờ rơi còn có số fax của cựu ngoại trưởng, người dân Úc có thể trực tiếp ký tên, rồi gửi fax thẳng tới văn phòng cựu ngoại trưởng.

Vài giờ sau khi phát tờ rơi vào buổi sáng, một số đồng tu ở các nơi khác đều phản hồi rằng, có một số người ăn mặc chỉnh tề, từ tòa nhà văn phòng đi ra, đọc tờ rơi xong, liền xin thêm vài tờ nữa, bảo rằng họ muốn phát cho những người khác trong văn phòng của họ. Có những người quay trở về văn phòng mới đọc tờ rơi, xong lại ra xin các đồng tu thêm để phát cho những người khác. Có thể thấy lần giảng chân tướng ấy đã đạt hiệu quả rất tốt.

Nhưng đến chiều, lúc tôi về đến nhà, tay chân tôi đột nhiên bị sưng phù lên. Tôi lập tức nói với hai đồng tu, nhờ họ tới phát chính niệm và chia sẻ với tôi. Trước kia, khi tà ma cảm thấy việc làm của đệ tử Đại Pháp gây áp lực cho chúng, chúng sẽ tìm cách bức hại đệ tử Đại Pháp điều phối. Hai vị đồng tu lâu năm này cũng biết, và cũng đã trải qua những điều này.

Nhưng tôi nhận ra rằng, nếu tôi không có lậu, tà ác cũng không thể động đến tôi được. Tôi lập tức hướng nội tìm xem hôm nay tôi đã làm những gì hay có niệm gì không tốt không. Tôi nhớ ra, hôm nay, tôi đã gặp một người môi giới; sau khi đọc tờ rơi, anh ấy nói với tôi rằng anh ấy hay sang Trung Quốc. Chúng tôi đã nói rất nhiều về các cuộc bức hại của Trung Cộng đối với tôn giáo, đối với các đệ tử Đại Pháp. Tuy nhiên, anh ấy nói có chút hơi quá nhiệt tình, tôi lại coi đó như trò đùa mà cười cười.

Trong xã hội phương Tây hiện đại, việc đàn ông và phụ nữ trêu đùa, tán tỉnh nhau dường như đã thành lệ thường trong xã hội, nhưng đó là hệ quả của tập quán xã hội đang trượt dốc, và mọi người cũng đang trôi theo dòng chảy đó. Đó không phải là lễ nghi mà Thần để lại cho con người khi tạo ra con người, càng không phải là đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp vũ trụ. Tôi cần phải cải chính lại quan niệm của mình, nhất tư nhất niệm của một người tu luyện đều phải được quy chính.

Tôi nhớ lại lời Sư tôn chỉ dạy, Sư tôn giảng:

“Dẫu tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại có thay đổi thế nào đi nữa, đặc tính của vũ trụ không hề thay đổi; Nó chính là tiêu chuẩn duy nhất để xác định người tốt xấu. Là người tu luyện, phải chiểu theo tiêu chuẩn này của vũ trụ mà yêu cầu chính mình, không thể chiểu theo tiêu chuẩn của người thường mà đặt yêu cầu cho mình được. Nếu chư vị muốn phản bổn quy chân, chư vị muốn tu luyện lên trên, thì chư vị cần chiểu theo tiêu chuẩn ấy mà làm.” (Chuyển Pháp Luân)

Đêm đó, chỗ sưng phù ở tay chân tôi đã biến mất từ lúc nào mà không biết.

Con xin cảm tạ Sư tôn!

(Bài viết được chọn đăng nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24 trên Minh Huệ)

(Phụ trách biên tập: Tề Hân Vũ)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/28/460954.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/29/209619.html

Đăng ngày 28-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share