Bài viết của Văn Tâm, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục
– Tu luyện từ việc giảng dạy mỹ thuật cho trẻ em
[MINH HUỆ 26-05-2023] Khi còn rất nhỏ, tôi đã học qua hội họa Trung Quốc truyền thống, và có được nền tảng nhất định. Vào cuối năm 1999, vì tôi kiên trì tu luyện Đại Pháp, nên bị đơn vị sa thải trái pháp luật. Về sau, vì tôi đi Bắc Kinh thỉnh nguyện, lại bị tà đảng Trung Cộng cải tạo lao động phi pháp, sau khi trở về từ trại cải tạo lao động, tôi đã tham gia lớp đào tạo cao cấp về hội họa Trung Quốc do tổ chức có thẩm quyền của giới mỹ thuật Trung Quốc tổ chức, dưới sự hướng dẫn của nhiều bậc thầy hội họa Trung Quốc đương đại, tôi đã có một nghiên cứu tương đối có hệ thống về hội họa Trung Quốc, và trình độ sáng tác của tôi cũng được nâng lên một mức độ nhất định. Sau đó, tôi làm thư ký trong một tổ chức mỹ thuật địa phương, đảm nhận vai trò họa sĩ cho một tổ chức mỹ thuật địa phương, và tôi cũng hiểu rõ hơn về hiện tượng trong giới mỹ thuật.
Sau khi kết thúc lớp nghiên cứu, tôi bắt đầu tổ chức lớp giảng dạy mỹ thuật cho trẻ em như kế sinh nhai của mình. Từ khoảng 10 học sinh trong kỳ đầu tiên, đến cao điểm là 200 đến 300 học sinh mỗi kỳ.
Trong sự nghiệp giảng dạy 20 năm, tôi không ngừng học tập, tìm tòi, nâng cao trình độ giảng dạy, xây dựng phương pháp giảng dạy, từng bước tìm tòi ra một bộ phương pháp giảng dạy có tính hệ thống và độc đáo, được nhiều học sinh và phụ huynh yêu thích, cũng đạt được nhiều thành tích khiến đồng nghiệp ngưỡng mộ và được các chuyên gia khen ngợi. Tất cả những thành tích này có được là nhờ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Năm 2003, sau khi Sư phụ công bố kinh văn “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003]”, tôi học đi học lại bài giảng Pháp này, biết được rất nhiều (nguyên) lý mà từ xưa đến nay tất cả họa sĩ đều không thể giải thích rõ và không hiểu rõ được; biết được mỹ thuật là Thần truyền cho con người, thực sự biết được thế nào là đẹp, thế nào là xấu. Đặc biệt là khi Sư phụ giảng rằng Van Gogh và Picasso được các Thần khác an bài đến để hủy hoại mỹ thuật nhân loại, tôi cảm thấy rất chấn động, bởi vì những bức tranh trừu tượng mà họ vẽ ra đơn giản là khó coi, nhưng giới mỹ thuật ngày nay lại đặc biệt ca ngợi hai người này, và hầu hết các họa sĩ chính thống đều không dám phản bác tranh của họ vì sợ bị công kích, do đó hình thành hiện tượng “Bộ quần áo mới của hoàng đế” (một truyện cổ tích ngắn của Đan Mạch).
Pháp lý mà Sư phụ giảng là ngọn đèn tỏa sáng dẫn đường cho tôi trên con đường giảng dạy mỹ thuật cho trẻ em, chỉ đạo tôi đi đúng con đường giảng dạy mỹ thuật cho trẻ em, đồng thời khai mở trí huệ cho tôi trong việc giảng dạy mỹ thuật.
1. Không bị lợi ích cám dỗ, bảo vệ con đường giảng dạy
Trung Quốc dưới sự thống trị của Trung Cộng, đạo đức của toàn xã hội đang trượt dốc nhanh chóng, các ngành các nghề đều đi chệch khỏi con đường mà họ nên tuân theo. Công nghiệp hóa giáo dục đã cuốn nhà trường và giáo viên, những người vốn có nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục con người, vào cái vòng luẩn quẩn của thương mại hóa, những chuyện hỗn loạn như mua bán bằng cấp, (ưu đãi) đóng bù học phí… diễn ra vô tận. Hầu hết các trường luyện thi ngoại khóa, các điểm trông trẻ buổi chiều, đào tạo nghệ thuật đều có mục đích thương mại rất mạnh, vì tranh giành nguồn học viên, mà ra sức dùng đủ mọi chiêu thuật, trục lợi và không từ thủ đoạn. Đại đa số người ta biến việc điều hành trường học vốn dĩ cao thượng thuần khiết, thành hành vi kinh doanh trần trụi. Nào là giảm giá nhân dịp kỷ niệm, giảm giá cho hai người cùng học, hoặc học sinh cũ dẫn theo học sinh mới, hoặc học sinh cũ được giảm học phí, hoặc phụ huynh giúp đỡ tổ chức quảng bá tuyển sinh, trao phần thưởng tương ứng cho học sinh, v.v., đủ thứ đủ loại. Thậm chí, có nhiều cơ sở nắm bắt cơ hội kinh doanh, tổ chức các lớp học và dạy kỹ thuật chiêu sinh cho các cơ sở đào tạo trên cả nước.
Tôi đã tham gia hai khóa đào tạo về ngành giáo dục ở Vũ Hán và Hàng Châu, vốn nghĩ mình có thể học hỏi được một số kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn và phương pháp quản lý tốt hơn, nhưng điều chủ yếu mà ban tổ chức dạy mọi người là làm sao dùng đủ mọi cách để chiêu sinh, nói trắng ra là làm sao để chuyển tiền từ túi phụ huynh về túi mình. Trong xã hội nhân tâm hỗn loạn, trong ngành đào tạo bị thương mại hóa, đa số cho rằng đây là chuyện bình thường, cho rằng muốn chiêu sinh thì phải dùng chiêu trò, mà quên mất con đường chân thật của miệng truyền miệng.
Trong quá trình điều hành trường học và giảng dạy, tôi chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính của người tu luyện, không thu phí cao, không thu phí lung tung, cũng không sử dụng đủ mọi thủ đoạn để thu hút phụ huynh, mà thiết thực điều hành tốt, dạy tốt, và đặt công phu vào chất lượng giảng dạy. Kết quả là không những có rất đông học sinh, mà tỷ lệ tiếp tục học cũng rất cao, rất nhiều học sinh học một mạch ba năm, năm năm, và lâu hơn. Do nguồn học sinh ổn định, nên mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên càng hài hòa hơn, học sinh kiên trì học thời gian lâu dài, trình độ lên cao rất nhanh, hiệu quả học tập thu được càng tốt hơn. Vì tôi không động tâm trước sự cám dỗ của lợi ích, có thể kiên trì dạy mỹ thuật thuần túy, không trộn lẫn với những cám dỗ thương mại, dạy chất lượng tốt, nên lời truyền miệng giữa các phụ huynh rất tốt, nhiều phụ huynh là người giới thiệu trung thành của tôi, và tự nguyện giới thiệu nhiều học sinh cho tôi. Vì vậy, khi phụ huynh của các học sinh mới đến phòng vẽ của tôi để được tư vấn, họ thường nói rằng một số người thân và bạn bè đã giới thiệu phòng vẽ của tôi với họ cùng một lúc.
Đối với học phí, tôi không bao giờ dùng những thủ đoạn như giảm giá, ưu đãi để thu hút phụ huynh, nhưng tôi luôn duy trì tiêu chuẩn thu học phí khá thấp, vì tôi thấy nhiều gia đình có thu nhập kinh tế khá thấp, nên có những áp lực nhất định trong việc đầu tư học hành cho con cái. Tôi hy vọng việc đào tạo mỹ thuật tốt của mình có thể mang lại lợi ích cho nhiều trẻ em hơn, thay vì chỉ phục vụ một số ít người có thu nhập cao. Bởi vì chất lượng dạy mỹ thuật của tôi ai cũng rõ, và tôi có danh tiếng rất cao ở thị trấn nhỏ của chúng tôi, nên một số tập đoàn kinh doanh lớn đã từng muốn tôi dạy cho con cái họ một mình và trả cho tôi học phí cao tương ứng.
Đối với những học sinh gặp khó khăn về tài chính, tôi thường giúp đỡ bằng nhiều cách, có một phụ huynh nọ, gia đình khá khó khăn về tài chính, cả ba đứa trẻ đều học vẽ chỗ tôi, mỗi lần tôi chỉ thu một nửa học phí, cả nhà họ đều rất cảm động. Mỗi năm khi rong biển (được bán) trên thị trường vào đầu mùa Đông, vị phụ huynh này sẽ mua cho tôi một vài túi loại tốt nhất. Sau đó, con trai lớn của ông vào đại học, và gánh nặng tài chính trở nên nặng nề hơn, ông ấy vẫn duy trì mua rong biển loại tốt nhất gửi đến nhà tôi, tôi từ chối không được, nên khi con trai lớn của ông ấy lên đại học, tôi đã tặng một phong bì hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho cậu ấy. Tôi giảng chân tướng Đại Pháp cho họ, hướng dẫn họ niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, cả nhà họ đều đã làm tam thoái (thoái đảng, đoàn, đội của Trung Cộng). Họ biết đệ tử Đại Pháp đều là người tốt, rất ủng hộ Đại Pháp, cũng được phúc lành và sự bảo hộ từ Đại Pháp. Trong đợt dịch bệnh cuối năm ngoái, hầu hết các thành viên trong gia đình họ đều bình an vô sự, những người xuất hiện triệu chứng nhẹ đều hồi phục nhanh chóng.
Một lần, các tác phẩm của hơn 10 học sinh trong phòng vẽ của chúng tôi đã được chọn vào triển lãm mỹ thuật dành cho trẻ em cấp quốc gia, sẽ được trưng bày ở Bắc Kinh. Tôi chuẩn bị dẫn học sinh và phụ huynh đến dự lễ khai mạc triển lãm, các phụ huynh tổ chức một nhóm thông qua công ty du lịch. Tuy nhiên, người dân ở Trung Quốc Đại lục ngày nay nhân tâm bại hoại, vì lợi ích, những người tổ chức triển lãm gắn việc tham dự lễ khai mạc với lợi ích của họ, như vậy các tác giả nhỏ không có cách nào tham dự lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật của chính mình. Khi phụ huynh hỏi tôi phải giải quyết như thế nào, tôi nghĩ rằng có đi cũng vô nghĩa, chi bằng không đi. Nhưng nếu không đi Bắc Kinh, phụ huynh sẽ mất số tiền cọc đã thanh toán cho việc tổ chức nhóm. Tôi và vợ nghĩ, mặc dù việc này không phải là trách nhiệm của phòng vẽ, nhưng đến Bắc Kinh dự lễ khai mạc là gợi ý của chúng tôi, để phụ huynh không phải chịu tổn thất ngoài ý muốn này, chúng tôi đã chủ động chịu tổn thất hơn 10.000 Nhân dân tệ. Tôi chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện, trước lợi ích bị tổn thất, thì nghĩ cho người khác, nên nhận được sự khen ngợi của các phụ huynh.
Một học sinh đã học vẽ tranh Trung Quốc với tôi từ khi còn nhỏ, sau khi tốt nghiệp đại học lại giúp tôi dạy học sinh trong nhiều năm, sau đó, cô ấy đã tự mở phòng vẽ để dạy học sinh. Một lần, cô ấy nói với tôi về sự hỗn loạn hiện nay trong ngành đào tạo và sự trượt dốc của nhân tâm, nói rằng bản thân luôn kiên trì đi đúng con đường, không bị cuốn theo dòng, cũng nhờ sự tác động chính diện của tôi mới có thể làm được như vậy. Tôi nói, lý do tại sao tôi có thể kiên trì đi đúng con đường giảng dạy là vì tôi đã học Pháp Luân Đại Pháp, có nhiều tinh anh trong các ngành nghề trong xã hội đều đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cũng chiểu theo tiêu chuẩn cao của Đại Pháp để yêu cầu bản thân trở thành người tốt. Tôi chỉ là một học viên trong hàng nghìn hàng vạn đệ tử Đại Pháp.
Lời của cô ấy khiến tôi nhớ đến Pháp lý mà Sư phụ giảng:
“Tiệt trất thế hạ lưu” (Phổ Chiếu, Hồng Ngâm II)
Tạm diễn nghĩa:
“Ngăn chặn việc thế gian xuống dốc” (Chiếu Sáng Rộng Khắp)
Chúng ta là đệ tử Đại Pháp, trong các ngành nghề, do tu luyện tâm tính, không ngừng đề cao tâm tính, trong hành vi tiêu chuẩn cao, bất tri bất giác đã khởi tác động rất tốt đến xã hội này.
2. Tuân theo giảng dạy truyền thống, không bị cuốn theo dòng
Có một câu hài hước trong giới mỹ thuật: “Nhìn từ xa, anh ta giống như một kẻ mất trí, nhưng lại gần, anh ta giống như một kẻ vô gia cư, nhìn kỹ hơn, hóa ra anh ta là sinh viên của Học viện Mỹ thuật.” Sẽ là phóng đại nếu dùng một câu hài hước như vậy để miêu tả hình ảnh luộm thuộm của một số sinh viên mỹ thuật, thì khi bạn xem các cuộc triển lãm mỹ thuật khác nhau trong các bảo tàng mỹ thuật ngày nay, xem các loại tác phẩm trừu tượng, trường phái ấn tượng, thậm chí cả trường phái Dã thú, nhìn vào những bức tranh phóng đại, xấu xí và đáng sợ đó, bạn sẽ không cảm thấy những lời như vậy là phóng đại.
Dưới hệ tư tưởng chỉ đạo phản Thần và phản truyền thống của Trung Cộng, ngoài việc hầu hết các cuộc triển lãm mỹ thuật đều ca ngợi tà đảng và cảnh thái bình giả tạo, thì nhiều người trong số họ đang phóng túng đạo đức con người, khi vẽ tranh, cái gọi là tìm kiếm cảm giác, theo đuổi sự biến dạng, theo đuổi ý thức hiện đại, và lấy việc theo đuổi ý tưởng đổi mới như một cái cớ, để tạo ra một lượng lớn cái gọi là tác phẩm đổi mới mang tính biến dị và phản truyền thống.
Giới nghệ thuật dưới sự thống trị của Trung Cộng, đầy rẫy ô yên chướng khí, đến đâu cũng kéo bè kết nhóm, làm ra những thứ oai môn tà đạo, bằng cách đi cửa sau để tìm kiếm các mối quan hệ và trở thành một nhà lãnh đạo mỹ thuật, thổi phồng tác phẩm của mình, một mực cầu tiền, cầu danh, cầu lợi, những điều này đã trở thành sự thật mà ai ai cũng biết.
Tất cả những loạn tượng trong giới mỹ thuật cũng đã ảnh hưởng cực lớn đến lĩnh vực giáo dục mỹ thuật trẻ em. Ngành giáo dục không ngừng ca ngợi tà đảng bằng cách tổ chức các cuộc thi có nội dung chính trị, và tăng cường tẩy não thanh thiếu niên. Nhiều người được gọi là chuyên gia lợi dụng chiếc micro trên tay để định hướng sai lầm việc giáo dục mỹ thuật cho trẻ em, họ dùng nào là lý thuyết đổi mới và lý thuyết sáng tạo để đánh lạc hướng những người trẻ học mỹ thuật một cách cố ý hoặc vô ý; nói những lời đại loại như “Những bức tranh do trẻ em mạnh dạn vẽ mà không gò bó là tác phẩm của những bậc thầy thực thụ, còn những họa sĩ thực thụ đang học hỏi từ trẻ em”. Tất cả những điều này là giáo dục mỹ thuật lệch lạc cho trẻ em. Do đó, trong các tác phẩm mỹ thuật của trẻ em thường xuất hiện rất nhiều sự phóng túng ma tính, nguệch ngoạc, xấu xí kỳ quái, thậm chí đầy những thứ sắc tình bạo lực, và những người được gọi là chuyên gia sẽ luôn bịa ra một bộ luận điệu hợp lý để đánh lừa công chúng.
Trước khi học kinh văn “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003]” của Sư phụ, đối diện với loạn tượng mỹ thuật rối ren và phức tạp, tôi cũng lúng túng, căn bản không thể phân biệt được rõ đâu mới là vẻ đẹp thực sự, đâu mới là phương hướng giảng dạy mỹ thuật đúng đắn. Sau khi học giảng Pháp của Sư phụ, tôi mới minh bạch, trẻ em bảo tồn tiên thiên thuần chân, vẫn chưa bị xã hội ô nhiễm, tranh mà các em vẽ ra, cũng giống như lời mà các em nói vậy, không mang theo quan niệm, vì vậy rất đơn thuần, rất ngây thơ và dễ thương. Nhưng tranh của trẻ em chưa thành thục và còn non nớt, những tác phẩm chưa thành thục căn bản không thể coi là tác phẩm hay, mà chỉ có thể coi là bài tập trong quá trình học tập mà thôi. Và khi những bức tranh của trẻ em không có sự ước thúc, trong trạng thái phóng túng ma tính, thì căn bản mất đi sự ngây thơ, cái được gọi là tự do này thực ra là sự bộc lộ ma tính. Những bức tranh được vẽ ra trong trạng thái này, căn bản không có mỹ cảm, mà đầy rẫy những thứ bất hảo.
Giảng Pháp của Sư phụ đã chỉ rõ và xác định phương hướng cho tôi trong việc dạy mỹ thuật cho trẻ em. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi chú trọng hướng dẫn học sinh học các kỹ năng cơ bản. Về việc học các kỹ năng cơ bản của hội họa Trung Quốc, sao chép là phương pháp quan trọng nhất, tức là thông qua sao chép, học hỏi các bức tranh của người đi trước, học thủ pháp vẽ tranh, phương pháp tạo hình và ý tưởng phác họa của họ, điều này hơi giống với bản sao chép thư pháp cổ.
Trong việc lựa chọn hình mẫu, tôi chọn những tác phẩm chính thống, tao nhã và thuần chính của các họa sĩ cổ đại, họa sĩ tôi chọn cũng là những người có nhân phẩm cao và chính phái, chứ không chọn những họa sĩ căm ghét thế tục và phẩm chất đạo đức thấp. Tôi biết những họa sĩ chính phái và những tác phẩm thuần chính mới hữu ích cho trẻ em. Ví như tranh phong cảnh, tôi chọn một số tranh phong cảnh khá đẹp thời nhà Minh và nhà Thanh làm mẫu, đối với tranh Công bút (vẽ tỉ mỉ), tôi sử dụng những tiểu phẩm thời nhà Tống trong thời kỳ đỉnh cao nhất của hội họa Trung Quốc làm mẫu, trong khi những bức tranh hoa và chim tự do được mô phỏng theo các tác phẩm cổ đại chú trọng cả hình thức và tinh thần.
Sau khi học giảng Pháp liên quan đến mỹ thuật, tôi minh bạch được tính trọng yếu trong việc tạo hình chính xác cho hội họa, cho nên khi giảng dạy hội họa truyền thống của Trung Quốc, tôi cũng giới thiệu một số phương pháp giảng dạy khác có lợi cho việc rèn luyện khả năng tạo hình của học sinh. Tôi dùng trí huệ được Đại Pháp ban cho trong việc giảng dạy, có thể phân tích nội dung chuyên môn một cách rõ ràng minh bạch để học sinh hiểu và hứng thú học tập. Tôi thường cảm thấy có những phương pháp giảng dạy rất tốt không ngừng tuôn ra từ tâm trí tôi, vì vậy thực sự là muốn gì được nấy (thuận buồm xuôi gió) trong việc giảng dạy.
Công việc giảng dạy mỹ thuật của tôi đã được rất nhiều nhân sĩ chuyên nghiệp khen ngợi, trong số họ có những người gắn bó với mỹ thuật truyền thống ở Học viện Mỹ thuật, Học hội Mỹ thuật, Học viện Hội họa và các cơ sở chuyên nghiệp khác. Một lần, tôi tổ chức triển lãm tranh thiếu nhi trong phòng vẽ, sau khi xem xong, một Chủ tịch Hiệp hội Mỹ thuật nói: “Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Mỹ thuật, tôi đã xem nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật dành cho trẻ em, nhưng chưa bao giờ thấy trình độ cao như vậy.”
Một chuyên gia nổi tiếng về giáo dục mỹ thuật cho trẻ em đã nhận xét về cách dạy của chúng tôi, đó là dùng hình thức hội họa truyền thống để thể hiện cuộc sống, và rèn luyện trẻ em tiếp nhận văn hóa truyền thống ngay từ khi còn nhỏ, điều này khởi tác dụng rất tốt trong việc nâng cao văn hóa cho trẻ em.
3. Tuần tự dạy dỗ, lý trí giáo dục học sinh
Trong quá trình giảng dạy, tôi chiểu theo tiêu chuẩn người luyện công, từ trong tâm đối xử với học sinh như con cháu của mình, dùng thiện tâm đối đãi các em, bình đẳng chia sẻ với các em, chứ không thuyết giáo trịch thượng. Vì đã tu luyện Đại Pháp, trong tâm tôi thường cảm nhận rất rõ tất cả những suy nghĩ của học sinh, có thể hướng dẫn học sinh theo các đặc điểm tính cách khác nhau, tùy theo đặc tính khác nhau của các em.
Khi tôi hơn 30 tuổi, thường có học sinh cảm thấy giáo viên nam như tôi rất hòa nhã dễ gần, nên khi đặt câu hỏi đã vô ý gọi tôi là “mẹ”, gọi xong mới ngại ngùng đỏ mặt và nhận ra mình đã gọi sai.
Có một cậu học sinh đã học hội họa trong phòng vẽ của tôi nhiều năm, rất có tài vẽ tranh nhưng cũng khá nghịch ngợm. Một lần, tôi nhận thấy bố em ấy đã không đến đón em mấy tuần nay, vừa hỏi, mới biết bố em ấy đột nhiên bị tắc mạch máu não phải nhập viện. Từ đó về sau, tôi chỉ thu em ấy một nửa học phí mỗi kỳ. Hơn nữa, tôi cũng nói với em ấy: “Bố em sinh bệnh, em nên quan tâm đến mẹ nhiều hơn, đừng chỉ biết vui chơi cho bản thân, phải biết giúp gia đình làm những việc trong khả năng.” Từ việc này, em ấy đã hiểu chuyện hơn. Khi em ấy từ cấp 2 lên cấp 3, mẹ em hỏi tôi rằng sau này cho con học mỹ thuật tốt hơn hay chỉ chọn các môn văn hóa. Tôi căn cứ vào tình hình học tập và thành tích học mỹ thuật của em ấy, kết hợp với hoàn cảnh tài chính của gia đình em ấy, tôi gợi ý em ấy nên chọn các môn văn hóa, vì điểm số văn hóa của em ấy tốt, còn chi phí học tập và rèn luyện trước khi thi đại học đối với sinh viên mỹ thuật tương đối đắt đỏ, nếu học mỹ thuật chuyên ngành, sau đó có thể chọn chuyên ngành kiến trúc để thi vào đại học, vừa có thể sử dụng những năm học mỹ thuật của mình để phát huy chuyên ngành kiến trúc. Đồng thời, tôi trao đổi một số nội dung học văn hóa ngoại khóa với học sinh này, dạy em một số phương pháp học văn hóa truyền thống, bổ sung những thiếu sót học ở trường, và động viên em. Tôi cũng giảng chân tướng Đại Pháp cho em ấy, giảng về một số trường hợp thực tế đã được thụ ích về thể chất và tinh thần nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Mẹ em ấy rất cảm ơn tôi đã giúp đỡ, hướng dẫn và bồi dưỡng cho em ấy.
Trong giảng dạy, tôi thường khích lệ và biểu dương học sinh, đồng thời cũng thiện ý chỉ ra những khuyết điểm và thiếu sót của học sinh, để các em biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Tôi kết hợp dạy vẽ với dạy làm người.
Một ngày nọ, một cậu bé đã vẽ rất nhiều ngôi nhà đẹp, và vẽ một nhóm máy bay chiến đấu đang ném bom trên những ngôi nhà. Tôi hỏi em ấy vì sao muốn vẽ bom, em ấy nói rằng chúng ta phải phát động chiến tranh đi đánh quốc gia AA, tiêu hủy thành phố của họ. Tôi biết đây là độc tố văn hóa đảng của Trung Cộng đối với trẻ em, từ nhỏ đã truyền bá cho trẻ em tư tưởng tranh đấu và thù hận. Tôi dạy bảo em ấy, em xem thành phố này đẹp như vậy, sao chúng ta lại nhẫn tâm ném bom nó chứ? Hơn nữa, nếu chúng ta hơi một tí là đi ném bom thành phố của người khác, người khác khẳng định cũng sẽ phản công lại thành phố của chúng ta, vậy chẳng phải chúng ta cũng rơi vào nguy hiểm hay sao? Mối quan hệ giữa quốc gia với quốc gia, cũng giống như mối quan hệ giữa người với người vậy, cũng nên hòa thuận với nhau. Sau khi nghe xong, em ấy đã bỏ máy bay chiến đấu và bom (trong bức tranh). Một lúc sau, bà ngoại đến đón em ấy, em ấy vui vẻ cho bà xem bức tranh đã sửa lại, nói rằng thầy giáo dạy cháu phải yêu hòa bình. Tôi rất vui vì sự thay đổi của em ấy, đồng thời cũng rất biết ơn sự chỉ bảo của Sư phụ Lý Hồng Chí đối với tôi.
Còn có một cậu bé, rất biết nói chuyện, ăn nói lanh lợi, biểu hiện thông minh quá mức, nhưng đi học không chuyên tâm, vẽ một chút lại xem điện thoại một chút. Tôi khuyên em ấy nhiều lần, nhưng không hiệu quả. Trong tâm nghĩ, đứa trẻ này thật khó dạy, quản cũng quản không được, thôi kệ đi. Sau mấy hôm, khi tôi đang nghe tâm đắc tu luyện của học viên trên “Phát thanh Minh Huệ”, tôi cảm động khi nghe thấy nhiều đồng tu thể hiện tâm nhẫn nại và thiện tâm trong việc giáo dục học sinh, tôi nhìn thấy khoảng cách giữa mình và đồng tu. Tôi quyết tâm đề cao tâm tính của bản thân, mở rộng dung lượng của bản thân.
Vì vậy, khi tôi gặp lại cậu bé này trong lớp, tôi đã kiên nhẫn nói với em ấy: “Tiểu Vương, thầy quan sát em lâu nay, nhận thấy em rất thông minh, thầy muốn nói chuyện với em một chút.”
Vừa nói tới đây, Tiểu Vương lập tức vô lễ nói: “Có gì muốn nói cứ nói, muốn đánh rắm cứ đánh!”
Dưới sự hủy hoại đạo đức của Trung Cộng, bầu không khí tốt đẹp tôn sư trọng đạo đã không còn tồn tại, rất nhiều học sinh căn bản không biết sự tôn trọng cơ bản đối với giáo viên. Tôi ôn hòa nói với Tiểu Vương: “Em không thể nói chuyện với thầy như vậy, ngay cả sự tôn trọng cơ bản với thầy cũng không có, thì làm thế nào thầy có thể dạy em tốt? Nếu em không học cách tôn trọng người khác, vậy sau này cũng rất khó được người khác tôn trọng.”
Tiểu Vương lắng nghe và biết mình đã sai, lập tức không dám lên tiếng. Tôi nói từ tận đáy lòng: “Thầy thấy em rất thông minh, muốn dạy em thật tốt, nếu em có thể dụng tâm hơn, em sẽ vẽ rất giỏi trong tương lai. Em có lòng tin không?”
Em ấy gật gật đầu. Tôi nói: “Khi em đến lớp thì cất điện thoại nhé, như vậy mới không lãng phí thời gian học tập.” Và em ấy đã đồng ý.
Tôi hướng dẫn em ấy rất cẩn thận, khuyến khích em ấy, em ấy cảm thấy được giáo viên coi trọng và bắt đầu vẽ một cách nghiêm túc, từ đó về sau em ấy đến lớp rất nghiêm túc, ngay cả xem một chút điện thoại cũng không, cũng không nói năng linh tinh trong lớp nữa, kết quả là trình độ hội họa đề cao rất nhanh.
Tôi nhớ đến giảng Pháp của Sư phụ:
“Tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ.” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tôi sâu sắc cảm nhận được sự thù thắng trong tu luyện Đại Pháp, cũng cảm nhận được vai trò của người thầy, có thể trong Đại Pháp mà tu xuất thiện tâm để dạy dỗ trẻ em, thì sẽ không có học sinh nào không thể không dạy tốt.
Tôi nói ra những điều này không phải để hiển thị bản thân giảng dạy tốt như thế nào, điều tôi muốn nói là lý do tôi có thể kiên trì con đường đúng đắn trong giảng dạy, dụng tâm giáo dục tốt trẻ em, đó là nhờ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trong tu luyện Đại Pháp tu xuất thiện tâm, tâm kiên nhẫn và tâm yêu thương để dạy dỗ trẻ em.
4. Đại Pháp khai mở trí huệ của tôi, giúp tôi đạt được rất nhiều thành quả trong giảng dạy
Ở Trung Quốc Đại lục ngày nay, dưới sự cám dỗ của lợi ích, mọi thứ đều hướng tới tiền và lợi ích. Lĩnh vực giáo dục mỹ thuật cho trẻ em cũng trở thành nơi theo đuổi lợi ích. Vì lợi ích, rất nhiều người làm ra đủ loại danh mục kiếm tiền như kiểm tra cấp độ, in album ảnh, đánh giá thế mạnh bao nhiêu bao nhiêu trên toàn quốc, còn khéo léo thiết lập danh mục, yêu cầu học sinh trả tiền để tham gia cuộc thi, sau đó, trao giải thưởng theo tỷ lệ, rõ ràng là chất lượng thực sự của những cuộc thi này cực kỳ thấp. Cũng có nhiều cuộc thi với chủ đề rõ ràng là ca ngợi tà đảng và tô vẽ tà đảng.
Tôi nghĩ, mình là đệ tử Đại Pháp, tất cả đều phải dùng tiêu chuẩn cao để đo lường, trong quá trình điều hành trường học, tuyệt đối không thể vụ lợi, đối với phương diện vinh dự cũng nên là “thà có được trong ngay thẳng, chứ không cầu trong đường vòng”, trong giảng dạy và thi cử cũng phải đi cho chính. Vì vậy, chúng tôi chỉ chọn tham gia những cuộc thi chính thống, không trộn lẫn với tẩy não chính trị và lợi ích thương mại. Chúng tôi hướng dẫn học sinh sáng tác tác phẩm tham gia cuộc thi, không vẽ những thứ tuyên dương hoặc tô vẽ tà đảng, cũng không vẽ những thứ dị dạng hoặc biến dị, không cho phép những thứ xấu này đầu độc trẻ em. Dường như con đường của chúng tôi trở nên rất hẹp. Nhưng điều kỳ diệu là, các tác phẩm duy trì chính thống của chúng tôi thường giành được giải thưởng trong các cuộc thi cấp tỉnh và cấp quốc gia, hơn nữa, còn nhiều lần đạt được vị trí dẫn đầu trong các cuộc thi tiêu chuẩn cao này, cũng nhiều lần giành được giải nhất trong nhóm tại các cuộc thi cấp tỉnh và quốc gia.
Thậm chí, do tác phẩm dự thi của chúng tôi duy trì tính chính thống, mà một số cuộc thi đã điều chỉnh dần tiêu chí chấm giải, từ việc lựa chọn ban đầu những tác phẩm biến dị và được gọi là sáng tạo mới là tác phẩm hay, đã dần dần điều chỉnh thành những tác phẩm hiện thực và truyền thống là tác phẩm hay. Sự thay đổi này là những gì tôi có thể thấy bằng cách phân tích các tác phẩm của những cuộc thi trước đó.
Một lần, phòng vẽ của chúng tôi đã chọn các tác phẩm để tham gia cuộc thi phúc lợi công cộng do một tổ chức mỹ thuật có thẩm quyền quốc gia tài trợ và đạt được vị trí dẫn đầu trên toàn quốc, trong số đó, riêng tác phẩm đoạt giải vàng, chúng tôi đã đoạt gần 20 tác phẩm, chiếm 1/10 số tác phẩm đoạt giải vàng trong cuộc thi. Các tác phẩm của các em nhỏ đã chạm đến trái tim của ban giám khảo. Khi cuộc thi kết thúc, ban tổ chức cuộc thi đã cử tổng thư ký và thư ký bay từ Bắc Kinh đến thị trấn nhỏ để phỏng vấn phòng vẽ của chúng tôi về việc dạy mỹ thuật cho trẻ em.
Thư ký ban tổ chức nói với tôi: “Những người tham gia công tác tuyển chọn là các giáo sư đến từ nhiều học viện mỹ thuật trên cả nước, cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mỹ thuật cho trẻ em. Khi chúng tôi chọn các tác phẩm, đầu tiên sẽ xem xét phiên bản điện tử, các giáo sư và chuyên gia đầu tiên chọn các tác phẩm dự thi từ các thành phố cấp một và thấy rằng chất lượng ở mức trung bình. Một trong những giám khảo đã mở các tác phẩm trong phòng vẽ của ông, khi xem đến các tác phẩm của học sinh, cảm thấy rất đẹp và rất hào hứng giới thiệu cho các giám khảo khác, kết quả là tất cả giám khảo có mặt đều xem tác phẩm của ông cùng một lúc, mọi người đều đồng ý rằng phòng vẽ của ông dạy rất tốt, tác phẩm của học sinh rất đặc sắc và chất lượng rất cao.”
Về mặt vinh dự, tôi thà nhận ít vinh dự hơn, và kiên trì hướng dẫn trẻ em vẽ tranh chính thống; không tham gia vào những cuộc thi ca ngợi tà đảng Trung Cộng, không cung cấp cho nó một nền tảng, đổi lại, tôi đã nhiều lần nhận được những vinh dự mà người khác không thể sánh được. Thông qua việc tham gia cuộc thi, đã chứng thực những gì Sư phụ giảng:
“Tẩu hồi truyền thống lộ thông thiên” (Tái Tạo, Hồng Ngâm V)
Diễn nghĩa:
“Quay về truyền thống là con đường rộng mở lên trời” (Tái Tạo)
Lời kết
Tôi biết rằng những thành tích này đều là vì tôi tu luyện Đại Pháp, tôi chiểu theo sự chỉ bảo của Sư phụ, bước đi trên con đường chính thống và truyền thống trong việc giảng dạy mỹ thuật cho trẻ em, nên mới có thể đạt được. Tất cả những thành tích đạt được trong việc giảng dạy mỹ thuật là chứng thực rằng, đệ tử Đại Pháp trong tu luyện Đại Pháp, dùng tiêu chuẩn cao yêu cầu bản thân, thể hiện ra sự cao siêu trong công tác, chứng thực sự siêu thường và thần kỳ của Đại Pháp, cũng chứng thực rằng Đại Pháp hồng truyền đã mang lại năng lượng chính cho các ngành nghề trong xã hội nhân loại.
Vì tôi có thể chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, dùng tiêu chuẩn cao để đo lường lời nói và hành vi của bản thân cũng như việc dạy mỹ thuật trong giảng dạy, điều này cũng mở đường cho tôi giảng chân tướng Đại Pháp cho phụ huynh, có phụ huynh sau khi minh bạch chân tướng Đại Pháp đã thoái xuất khỏi tổ chức tà đảng, thậm chí còn làm việc thiện để hỗ trợ Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp.
Khi kinh văn “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003]” của Sư phụ được công bố vào ngày 21 tháng 7 năm 2003, lúc đó tôi mới tổ chức đào tạo mỹ thuật cho trẻ em chưa đầy hai năm. Được học giảng Pháp của Sư phụ liên quan đến mỹ thuật quả thật là điều tốt nhất đối với tôi. Về sau tôi lại học giảng Pháp của Sư phụ liên quan đến phương diện âm nhạc, Shen Yun, sau khi xem video biểu diễn Shen Yun, thấy được vẻ đẹp cao quý, lộng lẫy, thuần mỹ của thiết kế sân khấu và trang phục của các diễn viên trên sân khấu Shen Yun, đặc biệt là phông nền động tráng lệ có thể hoán đổi thời gian và không gian, tất cả những điều này phảng phất thế giới Thiên quốc, thù thắng vô tỉ, kỳ diệu vô tỉ. Tôi thường cảm động mãi không thôi: Sư phụ ơi, Ngài thật vĩ đại, Ngài không chỉ ‘thao tận tâm’ vì tu luyện của chúng con, mà còn vì tất cả chúng sinh, Ngài còn mang đến cho nhân loại một nghệ thuật hoàn toàn mới!
Khấu bái Sư tôn từ bi vĩ đại!
(Bài viết được chọn đăng nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24 trên Minh Huệ Net)
Biên tập: Tề Hân Vũ
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Nếu đăng lại cho mục đích thương mại, vui lòng trao đổi với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/5/26/【5.13徵文】恪守傳統-以美育人-460171.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/31/209654.html
Đăng ngày 21-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.