Từ Pháp Hội chia sẻ tâm đắc thể hội lần thứ 8 dành cho các học viên ở Trung Quốc

Bài của Lan Anh, một đệ tử Đại Pháp từ Bắc Kinh

[MINH HUỆ 13-11-2011] Tôi là một giáo viên dạy khoa học ở một trường trung học. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Sự hiểu biết của tôi về Đại Pháp trước ngày 20 tháng Bảy, 1999 là rất nông cạn và cảm tính. Tôi chọn Pháp Luân Công trước tiên bởi vì nó phù hợp với khoa học, phù hợp với sự chán ghét chính trị của tôi, và do tôi háo hức muốn chữa lành bệnh, do vậy mà tôi đã không thể từ trong Pháp mà nhận thức Pháp. Tôi nghĩ rằng tu luyện thành Thần là quá xa vời với tôi và có lẽ đối với tôi chỉ làm một người tốt và khỏe mạnh là hoàn toàn đủ. Cho nên tôi đã chú tâm hơn tới các bài giảng Pháp liên quan tới vấn đề loại trừ nghiệp lực và tâm tính và đọc chúng thường xuyên hơn và cẩn thận hơn.

-Trích lời tác giả

Sư Phụ đã giảng,

“Có thể nói Minh Huệ Net là một trong những website mà đệ tử Đại Pháp làm, là một website then chốt. Từ thời sơ khai mới kiến lập đã thiết lập Ông trở thành cửa sổ [liên kết] cho đệ tử Đại Pháp tu luyện và giao lưu, cũng như kịp thời báo cáo các tình huống ví như đệ tử Đại Pháp bị bức hại, do đó càng khiến tác dụng của Minh Huệ Net [có vai trò] mang tính quyết định, [Ông] trở thành cái đinh trong mắt của tà ác.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội kỷ niệm Minh Huệ Net mười năm”)

Là một đệ tử Đại Pháp tôi nên góp phần làm cho Minh Huệ Net thành một trang web tốt hơn. Khi tôi thấy thông báo kêu gọi đóng góp bài cho “Pháp hội chia sẻ tâm đắc thể hội lần thứ 8 dành cho các học viên ở Trung Quốc”, tôi đã tự hỏi chính mình liệu tôi có nên đóng góp kinh nghiệm tu luyện của tôi cho Pháp hội không. Sau khi do dự hồi lâu, tôi cuối cùng đã quyết định làm vậy, nghĩ rằng tôi nên báo cáo tình trạng tu luyện của tôi với Sư Phụ và hy vọng sẽ nhận được những lời khuyên từ các bạn đồng tu về làm thế nào để đề cao sự tu luyện của mình hơn nữa.

1. Đề cao sự hiểu biết của tôi về Pháp từ cảm tính sang lý tính

Sau ngày 20 tháng Bảy, 1999, khi cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lan rộng khắp Trung Quốc, tôi đã phản ứng với cuộc bức hại bằng những quan niệm người thường của tôi chẳng hạn như lo lắng, băn khoăn, và tức giận và không thể đối đãi vấn đề này từ quan điểm của Pháp như là một đệ tử Đại Pháp. Sau đó tôi đã điềm tĩnh lại và học Pháp một cách cẩn thận. Đặc biệt, tôi đã tham gia một nhóm học Pháp ở trong vùng của tôi. Trong bảy năm qua tôi đã học tất cả các bài giảng Pháp của Sư Phụ nhiều lần và có hệ thống. Thêm vào đó tôi đã học thuộc và chép lại cuốn Chuyển Pháp Luân. Thông qua học Pháp tôi dần dần hiểu Pháp sâu hơn. Mỗi lần học Pháp đều mang tới cho tôi những thể ngộ mới. Tôi học cách hướng nội, và hiểu rằng đó chính là cách tu luyện. Còn về cuộc bức hại, tôi đã hiểu điều mà Sư Phụ giảng,

“Đây không phải là bức hại một đoàn thể dân chúng hết sức đơn giản của xã hội người thường, cũng không chỉ là bức hại một quần thể những người tu luyện hết sức đơn giản; đây là đọ sức giữa ‘chính’ và ‘tà’ trong vũ trụ, đây cũng là đọ sức giữa những sinh mệnh vị tư, vị ngã, biến dị đang bị động chạm đến trong quá trình Chính Pháp và bản thân sự tiến hành Chính Pháp.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc”)

Về việc tu luyện tôi hiểu ra rằng chính những nguyên lý của vũ trụ, Chân-Thiện-Nhẫn đã chỉ đạo chúng ta trong sự tu luyện của mình. Tôi là một đệ tử Đại Pháp trong thời Chính Pháp, tôi đã từng lập thệ ước với Sư Phụ trước khi khai sáng lịch sử. Tôi đã giáng hạ xuống thế gian con người để đắc Pháp và phải tống khứ tất cả những quan niệm người thường của tôi, trợ Sư Chính Pháp, và trở về nhà thật sự của mình cùng Ngài, giống như Sư Phụ đã giảng:

“Nếu đã là như vậy, mọi người hãy nghĩ xem, chư vị ở mỗi từng nghề nghiệp, ở mỗi từng góc phố trong xã hội, ở mỗi từng giai tầng xã hội mà tu luyện, đều bao hàm hàm nghĩa lớn hơn ở trong đó. Như vậy tu luyện cá nhân chỉ là cơ sở tất yếu phải có khi là đệ tử Đại Pháp; trợ [giúp] Sư cũng như cứu độ chúng sinh, và chứng thực Pháp mới là mục đích chân chính của một vị đệ tử Đại Pháp, mới có thể thực hiện thệ ước từ tiền sử.” (“Giảng Pháp tại Manhattan”)

Hiện giờ tôi đang toàn tâm chứng thực Pháp bằng cách cố gắng hết sức.

2. Tống khứ quan niệm người thường bằng cách xem xét từng ý nghĩ

Thông qua học Pháp tôi dần dần đạt tới nhận thức rằng sự đề cao trong quá trình tu luyện của tôi chỉ có thể đạt được bằng việc chuyên tâm học Pháp và thực tu. Tôi lớn lên trong văn hóa của ĐCSTQ và đã bị tiêm nhiễm bởi thứ văn hóa đó trong mấy chục năm. Trong tâm tôi chứa đủ loại quan niệm biến dị mà lệch lạc khỏi lối suy nghĩ thông thường. Để thành công trong sự tu luyện của mình, tôi phải tẩy sạch bản thân bằng cách tống khứ tất cả những quan niệm biến dị đó. Sau đây là một số ví dụ về việc tôi đã tu luyện bản thân bằng cách hướng nội như thế nào.

Tôi dùng phần mềm FreeGate để vào trang Minh Huệ Net. Lần đầu tiên làm việc này, tôi khá cảnh giác vì tôi sợ rằng mình có thể bị theo dõi bởi Công an mạng của ĐCSTQ. Tôi chỉ tải xuống Nhật báo Minh Huệ và ngay lập tức thoát ra. Bởi vì sợ hãi nên tôi đã nghi ngờ rằng mình đang bị theo dõi bởi công an mạng mỗi khi kết nối Internet của tôi gặp vấn đề. Tôi hoảng sợ đến toát cả mồ hồi, nhưng sự lo lắng của tôi chỉ làm cho việc kết nối Internet thêm phần khó khăn. Nhờ việc học Pháp nhiều hơn, sự sợ hãi của tôi đã dần biến mất. Kết quả là, đường truyền Internet đã trở nên ổn định hơn nhiều so với trước đây.

Tôi đã cố gắng hướng nội về vấn đề đặc biệt này và đã phát hiện ra quan niệm ẩn sâu rằng lướt web bằng phần mềm vượt tường lửa là một sự vi phạm pháp luật. Khi còn trẻ, tôi đã bị tiêm nhiễm bởi quan niệm rằng việc nghe các bản tin nước ngoài là vi phạm pháp luật và sẽ bị coi là phần tử phản cách mạng nếu tôi làm thế. Bị ngăn cản bởi điều này, tôi đã tự hứa với chính mình sẽ không bao giờ vi phạm luật đó, bất kể sự lố bịch của nó. Lướt web không bị kiểm duyệt là một quyền công dân và là một phần của tự do ngôn luận. Từ quan điểm của Pháp, sự tu luyện Đại Pháp của tôi được đã được khai mở và minh bạch. Minh Huệ Net là nguồn duy nhất cho chúng tôi tiếp cận các bài giảng Pháp của Sư Phụ. Đọc Minh Huệ Net là một điều cần thiết cho việc tu luyện, chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh của chúng ta. Do vậy, tôi sẽ vào trang Minh Huệ Net mà không sợ hãi. Vào Minh Huệ Net bây giờ đã trở thành một việc phải làm hàng ngày trong việc chứng thực Pháp của tôi. Đôi khi tôi tải xuống nhiều tệp dữ liệu lớn, chẳng hạn như đĩa DVD Thần Vận trong hơn 10 giờ, nhưng tôi làm việc đó mà không hề sợ hãi. Tất nhiên, tôi vẫn để ý đến những biện pháp an ninh trong khi làm việc đó. Tôi thật sự nhận thức rằng chính niệm và chính hành của tôi là sự bảo đảm để mọi thứ có thể được làm tốt.

Phát hiện ra những quan niệm người thường khi tôi bị bong gân mắt cá chân trong lúc phân phát tài liệu giảng chân tướng

Trong những năm qua tôi tận tâm giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh. Một trong số các hạng mục của tôi là phân phát tài liệu với các học viên một cách định kỳ, thậm chí vào cả những ngày gọi là nhạy cảm, khi mà ĐCSTQ thường tăng cường sự giám sát với các học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi đã làm việc này hơn bảy năm. Khi phân phát tài liệu, một người phát chính niệm và một người khác phát tài liệu. Chúng tôi đặt các đĩa CD giảng chân tướng và in các tờ rơi ở tay nắm cửa khu dân cư. Trong khi làm như thế tôi tin chắc rằng quá trình cứu độ chúng sinh cũng là một quá trình tu luyện của tôi. Lần đầu tiên khi chúng tôi làm hạng mục này, hai người chúng tôi cùng chuyển tài liệu. Một hôm, người học viên kia ngồi bên ngoài toà nhà có dân cư sinh sống phát chính niệm trong khi tôi đi vào bên trong và để lại các tài liệu giảng chân tướng tại mỗi hộ gia đình từ tầng trên xuống tầng dưới. Khi tôi đặt tài liệu trên tay nắm cửa của một nhà, tôi nghe thấy tiếng chó sủa và có ai đó đang mở cửa. Tôi ngừng ngay lại và lao xuống cầu thang, tim tôi đập rất nhanh. Do bước nhanh, tôi bước hụt hai bậc, đáp đất bằng chân phải của tôi với toàn bộ trọng lượng cơ thể còn chân trái va vào một cái cửa. Khi rời khỏi tòa nhà tôi thấy mắt cá chân phải của tôi sưng phồng, nhưng tôi tiếp tục tới một tòa nhà khác.

Khi tôi trở về nhà tôi đã nghĩ: Sư Phụ dạy chúng ta phải hướng nội mỗi khi chúng ta có vấn đề, cho nên phải có cái gì đó để tôi xả bỏ khi tôi bị bong gân mắt cá chân. Sau đó tôi đã ngồi phân tích tâm thái của tôi về vấn đề phân phát tài liệu. Làm xong việc này, tôi cảm thấy rằng mình đã vừa mới tống khứ được một gánh nặng. Một cảm giác như vậy có phải là biến hóa của chấp trước sợ hãi không? Xét sâu hơn về nỗi sợ hãi của tôi thì tôi có thể bị bắt giữ vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công, một việc mà tôi đã thừa nhận trong tiềm thức là vi phạm luật pháp. Thêm vào đó, tôi đã làm tất cả mọi việc như một nghĩa vụ mà tôi phải hoàn thành. Suy nghĩ xa hơn, tôi phát hiện một tư tưởng ẩn giấu sâu hơn nữa. Là một giáo viên, có học thức, tôi cảm thấy có phần hổ thẹn khi phân phát tài liệu và sợ rằng tôi sẽ mất thể diện trước mặt những học trò của mình nếu tôi bị bắt. Tôi choáng váng bởi điều tôi phát hiện ra, bởi vì tôi chưa bao giờ nhận ra sự tồn tại của chúng trước đây. Chúng ta phân phát tài liệu để cứu độ chúng sinh và đó là việc thần thánh cần phải làm với tâm trong sạch, nhưng tôi đã làm nó với quá nhiều nhân tâm. Chúng rõ ràng là những sơ hở trong tâm tính của tôi mà cựu thế lực sẽ không do dự mà lợi dụng. Từ đó trở đi, chúng tôi luôn phát chính niệm để thanh trừ những quan niệm người thường và những tư tưởng xấu trong chính chúng trước mỗi khi ra ngoài. Nhờ thay đổi quan niệm, nên tôi đã đạt được một tâm thái ổn định và có thể kiểm soát được mọi tình huống bất ngờ xảy ra. Ví dụ, khi tôi trông thấy một người đi ra ngoài khi tôi bước vào một tòa nhà, tôi sẽ chào họ một cách thẳng thắn, cho họ cảm giác rằng tôi là một người dân sống trong tòa nhà. Nếu tôi gặp một người lớn tuổi hơn, tôi sẽ giúp họ lên cầu thang trước khi tôi bắt đầu công việc của mình. Khi có sự việc rất khó giải quyết, chúng tôi sẽ tránh nó và tăng cường việc phát chính niệm của chúng tôi. Trong những năm qua chúng tôi đã phát tài liệu ở nhiều khu dân cư ở Bắc Kinh. Hiện giờ chúng tôi làm nó với một tâm trong sạch và có thể giải quyết đủ loại tình huống.

Buông bỏ tự ngã trong chứng thực Pháp

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công tôi là người nóng tính và dễ nổi giận khi tranh cãi với những người khác. Trong công việc tôi được đánh giá là một người phụ nữ tài năng vượt bực, có khả năng và giỏi cả nói và làm. Tôi khá quen với việc mình là người quyết định hết những việc lớn nhỏ, và tôi luôn luôn kiêu căng ra mặt, giống như mình là nhất thiên hạ. Sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Công, thông qua học Pháp, tôi đã cố gắng thay đổi tính xấu của mình tốt hơn và sự kiêu căng của tôi đã bớt đi nhiều. Tôi vẫn nhớ khi tôi tham gia nhóm học Pháp lần đầu tiên, thái độ gay gắt của tôi gần như đã làm một bạn đồng tu hoảng sợ mà bỏ đi. Nó để lại trong tôi một ấn tượng khá sâu sắc, và từ đó trở đi tôi luôn tự nhủ bản thân phải tu luyện chính mình và không bao giờ được vội vàng bày tỏ quan điểm của mình. Tâm của tôi phải rộng mở, nhưng nó không phải là mục tiêu có thể đạt được một cách dễ dàng, bởi vì những quan niệm người thường của tôi đã ăn quá sâu đến mức chúng không thể bị gỡ bỏ bằng việc chỉ đơn thuần tự nhủ với bản thân mình.

Đồng thời với việc chúng tôi tăng cường thời gian học Pháp nhóm, chúng tôi đã hiểu về nhau hơn. Nhìn thấy những thay đổi trong tôi, các bạn đồng tu đã chấp nhận là một thành viên trong nhóm, nhưng cái tình của tôi với họ cũng tăng lên, và những quan niệm người thường trước đây của tôi cũng xuất hiện trở lại. Một hôm trong nhóm học Pháp, một học viên lên kế hoạch làm một việc, nhưng tôi có chủ ý riêng hoàn toàn khác với cô ấy và đưa nó ra bàn luận ngay lập tức. Cô ấy đã tranh cãi với tôi, nhưng tôi cứ khăng khăng vào quan điểm của mình, tạo nên một sự bế tắc. Một học viên khác bảo với tôi, “Chị luôn khăng khăng vào quan điểm của chính mình và giọng của chị thật không thể chịu nổi.” Những lời của cô ấy được hưởng ứng bằng những lời than phiền từ các học viên khác: “Chúng tôi đều có ấn tượng như thế về chị.” Nghe thế, tôi đã cảm thấy mình bị đối xử bất công và im lặng. Chúng tôi sau đó tiếp tục học Pháp.

Sau khi tôi về nhà, tôi suy nghĩ về điều đã xảy ra và không thể ăn ngon ngủ yên. Chưa có ai từng nói với tôi theo cách đó trước đây. Nó quả là một sự đối đầu gay gắt tới mức tôi thậm chí tính tới việc sẽ không học Pháp nữa, nhưng tôi sớm nhận ra rằng suy nghĩ như thế là sai. Sau đó tôi tập bài thiền định, nhưng tôi không thể nào tĩnh lại được. Vừa khóc tôi vừa nói thầm trong tâm, “Sư Phụ, con làm việc đó với ý định tốt…” Không biết thời gian đã trôi qua được bao nhiêu lâu, tôi nghe thấy giọng của Sư Phụ dường như mờ ảo: “Hướng nội! Hướng nội bất kể việc gì xảy ra.” Sau đó tôi đã bình tĩnh lại và chuyển sang học Pháp. Sư Phụ giảng,

“Thực ra, lý tại xã hội nhân loại là phản lý trong vũ trụ. Con người có nạn, có thống khổ là để con người hoàn trả nghiệp, từ đó có tương lai hạnh phúc. Còn người tu luyện chính là chiểu theo chính lý mà tu luyện. Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy. Tuy nhiên, trong tu luyện thực tế, khi thống khổ đến, khi mâu thuẫn xung kích đến tim gan, đặc biệt là khi xung kích chạm tới những quan niệm ngoan cố kia của con người, thì quả là khó vượt quan được; thậm chí biết rõ rằng đó là khảo nghiệm mà vẫn không vứt bỏ được chấp trước.” (“Càng về cuối càng tinh tấn”)

Sư Phụ cũng giảng,

“Này các đệ tử! Sư phụ mang tâm lo lắng mà không biết làm sao! Vì sao chư vị không buông bỏ được tâm người thường? Vẫn không muốn tiến tiếp dù một bước? Các học viên chúng ta, kể cả nhân viên công tác, ngay cả là vì công tác Đại Pháp, thì chư vị vẫn đố kỵ với nhau, chư vị có thể như thế mà thành Phật không? Tôi muốn quản lý lơi lỏng chính là vì chư vị không buông được người thường, từ đó thấy bất bình trong tâm khi công tác. Đại Pháp là của toàn vũ trụ, chứ không của bất kể một cá nhân nhỏ bé nào, công tác dẫu ai làm thì đều là hồng truyền Đại Pháp, có gì mà việc này người này làm người kia làm, loại tâm ấy của chư vị không bỏ đi thì lẽ nào muốn mang theo lên thiên quốc để cạnh tranh với chư Phật? Không ai có thể bao trọn lấy hết Đại Pháp, hãy vứt bỏ tâm lý bất bình ấy đi! Khi mà trong tâm chư vị có gì đó không vượt qua được thì đó chẳng phải do tâm chấp trước tạo thành? Các đệ tử chúng ta không được tự cho rằng mình không ở trong đó!” (“Trừ bỏ chấp trước hơn nữa”, Tinh Tấn Yếu Chỉ I)

Mỗi từ của Pháp của Sư Phụ dường như chấn động đến tâm tôi. Trước đây khi tôi bắt đầu chứng thực Pháp cùng với các bạn đồng tu tôi thường cố chấp vào quan điểm của mình. Trên bề mặt tôi luôn nói rằng tôi chu đáo với người khác, nhưng tôi luôn đo lường họ với những quan điểm của tôi. Bị phong kín bởi quan niệm “đang quan tâm tới những người khác” là sự ngoan cố và các quan niệm người thường của tôi. Những quan niệm như thế, tập trung lại xung quanh tự ngã cố chấp của tôi, đã hình thành và phát triển mạnh hơn trong những năm qua. Sẽ không có vấn đề gì nếu tôi là một người bình thường chỉ muốn làm nhiều việc hơn, nhưng tôi là một đệ tử Đại Pháp, người cần phải làm theo những nguyên lý của Pháp.

Tất cả các đệ tử của Sư Phụ đều ở những tầng lớp xã hội khác nhau và phải đối diện với đủ loại sự việc. Chúng ta có những trách nhiệm khác nhau cho các thiên thể của chúng ta và bước đi trên những con đường khác nhau trong sự tu luyện của chúng ta. Giả sử mỗi người trong chúng ta đang chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh dưới sự chỉ đạo của Pháp bằng cách phối hợp lẫn nhau thì không có những thứ như là phương thức của ai tốt hơn hoặc ai phải làm việc này việc kia. Tôi đã đối đãi với những sự việc trong khi chứng thực Pháp bằng những quan niệm người thường của mình, những thứ đã được hình thành trong nhiều năm qua. Nó có thể sẽ cản trở việc chứng thực Pháp của chúng ta hoặc, ít nhất nó sẽ làm tổn thương các bạn đồng tu. Suy nghĩ sâu thêm, tôi đã phát hiện trong tâm của mình có ý muốn chứng thực bản thân, có khuynh hướng tranh đấu, thích hiển thị và giữ thể diện, miễn cưỡng lắng nghe lời khuyên của người khác. Làm sao tôi có thể chứng thực Pháp với quá nhiều chấp trước như thế? Quả thật tôi là người có tài ở giữa những người thường, nhưng tôi cũng có nhiều quan niệm người thường cố chấp mà không phù hợp với những yêu cầu của Pháp. Giống như Sư Phụ đã giảng:

“Tư duy, lối nghĩ của con người, các chủng quan niệm hình thành trong bộ não, đều là hình thành qua thời gian lâu dài mà chư vị ở xã hội này tiếp xúc với các loại sự việc, tuổi đời càng lớn thì tích luỹ càng lắm.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2010”)

Sư Phụ cũng giảng,

“Từ nay trở đi chư vị sẽ là như thế, dẫu chư vị đúng hay không đúng, vấn đề [đúng-sai] ấy đối với một người tu luyện mà giảng là hoàn toàn không trọng yếu. Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.” (“Giảng Pháp tại Manhattan [2006]”)

Tôi đã tự đo lường bản thân theo Pháp một cách cẩn thận và cảm thấy rất hối tiếc vì đã làm tổn thương các bạn đồng tu bởi sự cố chấp của mình. Tôi đã quyết định xin lỗi họ và đã làm việc đó vào ngày hôm sau. Tôi tự nhủ: “Tôi phải đặt đúng vị trí của mình trong tu luyện như là một đệ tử Đại Pháp bình thường. Tôi không chỉ huy những người thường và tôi không nên làm việc Đại Pháp với lối nghĩ của một người thường. Tôi đang chứng thực Pháp, không phải chứng thực bản thân. Sư Phụ sẽ tiêu trừ nghiệp lực và các vật chất cấu thành nên quan niệm người thường của tôi, nhưng nó còn tùy thuộc vào việc thay đổi những cách nghĩ sai lầm mà đã được hình thành trong nhiều năm qua của tôi.” Tôi nhìn chân dung của Sư Phụ và trào nước mắt. Những giọt nước mắt của sự biết ơn dành cho sự cứu độ từ bi của Sư Phụ.

Vẫn còn một con đường dài cho tôi trong việc chứng thực Pháp của mình. Khắc ghi trong tâm rằng tôi còn nhiều quan niệm người thường cần phải tống khứ, tôi sẽ cố gắng hết sức tu tốt bản thân bằng cách hướng nội và chú ý tới từng suy nghĩ. Với một thái độ chân thành tôi sẽ làm tốt mọi việc mà tôi phải làm và luôn giữ trong tâm những lời giảng của Sư Phụ. Tôi sẽ học Pháp thật tốt và chú ý tới tâm tính của mình để có thể xuất khỏi bụi bẩn của những quan niệm người thường, gột sạch bản thân, và trở về nhà cùng Sư Phụ.

Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/13/明慧法会–一名北京中学理科教师的体会-248933.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/24/129676.html
Đăng ngày: 15-12-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên gốc.

Share