Bài viết trong Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua Internet lần thứ 8 dành cho học viên ở Trung Quốc

Bài viết của Thủy Tích Thạch, một học viên Pháp Luân Công đến từ Thành phố Trường Xuân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-11-2011]

Kính chào Sư phụ đại từ bi!

Xin chào toàn thể đồng tu!

Khi trang web Minh Huệ Net kêu gọi bài viết cho Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm lần thứ 8 dành cho học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, tôi đã bình tĩnh nén sự háo hức của mình và bắt đầu viết một bài. Qua mỗi Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua Internet, chúng tôi lại tiến thêm một bước về mặt lý trí, thanh tỉnh và thành thục. Tôi bắt đầu viết bài chia sẻ từ Pháp hội lần thứ năm, và mỗi lần tôi đều cảm thấy lợi ích rất lớn từ việc viết bài chia sẻ. Việc bài viết của tôi có được lựa chọn không cũng không quan trọng. Tôi đã xả bỏ những chấp trước của mình và tập trung để trở thành một lạp tử trong chỉnh thể các học viên Pháp Luân Công. Sức mạnh của nước chỉ có thể triển hiện khi hàng triệu giọt nước cùng hòa tan. Sự đẹp đẽ của những đám mây chỉ có thể đạt được khi hàng nghìn đám mây tập trung lại thành một biển mây. Tôi xin chúc cho Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua Internet lần thứ 8 thành công tốt đẹp. Tôi xin được báo cáo với Sư phụ tôn kính và chia sẻ với các đồng tu về kinh nghiệm tu luyện của cá nhân tôi trong những năm qua. Thể ngộ của cá nhân tôi có thể có chỗ không đúng, mong các đồng tu từ bi góp ý.

1. Không bao giờ nói tu luyện quá khó, vì thông qua việc học Pháp chúng ta sẽ tìm ra con đường đi của mình

Tôi đã tu luyện Pháp Luân Công được 16 năm. Tôi năm nay đã 63 tuổi. Tôi sẽ không kể cụ thể về những khảo nghiệm và khổ nạn tôi đã trải qua, nhưng sự bức hại của tà ác và nghiệp bệnh đã dẫn đến nhiều khổ nạn trong cuộc sống của tôi. Những khảo nghiệm tâm tính và nghiệp tư tưởng đã mang đến nhiều khổ nạn, nhưng tu luyện dễ hay khó đều là do tôi muốn nó dễ hay khó. Chỉ khi tôi không thể xả bỏ chấp trước thì tu luyện mới trở nên khó khăn. Một khi tôi đã có thể xả bỏ được chấp trước của mình, thì tu luyện không còn khó nữa. Tu luyện Pháp Luân Công đòi hỏi phải vượt qua những khảo nghiệm tâm tính. Tôi cảm thấy rất tốt mỗi khi vượt qua. Khi tôi gặp những khảo nghiệm lớn hơn thì tôi lại muốn bỏ cuộc. Tôi đã khóc và cảm thấy hối tiếc mỗi khi mình không thể vượt qua khảo nghiệm. Bất luận thế nào, tôi phải học Pháp và tập công hàng ngày. Trong một thời gian dài tôi đã cảm thấy sự cô đơn, nhưng tôi đã vượt qua được cảm giác đó và nó không còn tồn tại nữa. Đó chỉ là một khảo nghiệm. Sư phụ đã giảng,

“Kỳ thực, khi chư vị cảm thấy danh-lợi-tình nơi người thường đang chịu phương hại mà khổ não, thì đã là tâm chấp trước người thường đang chưa buông bỏ được đó. Chư vị hãy nhớ cho kỹ! Tu luyện tự nó không hề khổ, điểm chốt là không buông bỏ được chấp trước người thường. Khi danh-lợi-tình của chư vị cần buông bỏ thì mới cảm thấy khổ.” (“Chân tu”, Tinh tấn yếu chỉ)

Cuối cùng tôi cũng nhận ra một điều. Tôi càng có nhiều chấp trước trong tâm, thì tôi lại càng cảm thấy tôi sẽ mất mát. Nếu tôi xả bỏ hết thảy chấp trước, tôi sẽ không có gì để mất cả. Khi tôi cảm thấy một thử thách hay khảo nghiệm thật khó, thì nó sẽ trở thành một chướng ngại để vượt qua. Nếu tôi không còn tâm chấp trước nữa, thì chướng ngại đó đột nhiên không còn nữa.

2. Những điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng mọc lên như khai hoa trong khu vực của tôi

Năm 2008, tôi bắt đầu sản xuất tài liệu giảng chân tướng tại nhà. Khoảng một chục học viên lấy tài liệu sản xuất tại điểm của tôi. Trước đó, chúng tôi phải đến một điểm sản xuất lớn hơn để lấy tài liệu giảng chân tướng và tờ Tuần báo Minh Huệ, và sau đó chúng tôi phân phát cho các học viên khác. Điểm sản xuất đó phải chịu nhiều áp lực vì nó phải sản xuất một lượng lớn tài liệu đủ cho vài chục học viên. Để chia sẻ gánh nặng này, chúng tôi đã mua máy tính và máy in và lập ra một điểm sản xuất tài liệu nữa tại nhà của tôi. Bốn điểm sản xuất tài liệu tại nhà đã được lập ra trong năm 2011. Chúng tôi tin tưởng lẫn nhau như những nhánh trên cùng một cành cây. Nếu một khu vực bị mất điện, chúng tôi sẽ lấy thêm tài liệu từ điểm sản xuất tài liệu khác. Nếu một điểm sản xuất tài liệu gặp vấn đề hỏng hóc dụng cụ, chúng tôi sẽ sản xuất tài liệu bù cho họ. Nếu một điểm phải đảm đương quá nhiều, các điểm khác sẽ sản xuất nhiều hơn để chia sẻ gánh nặng. Nếu một điểm cần nguyên liệu, chúng tôi sẽ chuyển nguyên liệu đến cho họ. Chúng tôi luôn luôn giúp đỡ lẫn nhau. Mặc dù chúng tôi hoạt động ở các điểm khác nhau, chúng tôi làm việc như một chỉnh thể.

Các học viên trong khu vực của tôi đã thực hiện công việc suôn sẻ trong năm vừa rồi. Số người đã đồng ý thoái khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và hai tổ chức liên đới tiếp tục tăng. Máy tính và máy in của chúng tôi vẫn hoạt động tốt mà không có vấn đề gì cả. Con của chúng tôi cũng đã đến tuổi lớn và rất ủng hộ Pháp Luân Công. Chúng đều đóng góp một phần lương tháng để giúp cho hoạt động của các điểm sản xuất. Các học viên Pháp Luân Công ở mọi lứa tuổi đều giúp chúng tôi. Chúng tôi mỗi người đều cố gắng hết sức để hoàn thành trách nhiệm điều phối việc vận chuyển, mua, in ấn, và khuyên mọi người thoái khỏi ĐCSTQ, và tải thông tin từ mạng internet và lên mạng internet. Mỗi người chúng tôi đều có nhiệm vụ khác nhau, nhưng chúng tôi đều phối hợp với nhau để giữ cho điểm sản xuất tài liệu tiếp tục hoạt động.

Khuyến khích mọi người thoái khỏi ĐCSTQ không phải là thế mạnh của tôi, vì thế tôi tình nguyện đảm trách việc đăng danh sách những người đã thoái khỏi ĐCSTQ trên trang web Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Riêng năm nay, tôi đã đăng tổng cộng 5,000 người. Vợ của tôi, cũng là một học viên Pháp Luân Công, thường bước ra để giúp người khác thoái khỏi ĐCSTQ và hai tổ chức có liên đới. Mỗi lần cô ấy ra ngoài, vài người cho đến một chục người quyết định thoái đảng. Đôi khi các học viên thực hiện theo các nhóm, và kết quả đạt được rất tốt. Một số học viên nữ mà tôi biết viết nội dung giảng chân tướng lên tiền giấy mà họ dùng để mua hàng. Trong khi đó, tôi lại chưa thực hiện được tốt. Tôi chỉ dùng tiền giấy khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Vì việc sử dụng tiền giấy để giảng chân tướng không phải thế mạnh của tôi, tôi tình nguyện đảm nhiệm việc in các tài liệu tải xuống từ trang Minh Huệ Net.

Khi DVD Biểu diễn Thần Vận được phát hành năm ngoái, mỗi điểm sản xuất tài liệu đều mua rất nhiều máy ghi đĩa CD-ROM để sao chép Biểu diễn Thần Vận ra DVD. Có lúc, trong cửa hàng không còn đầu ghi CD-ROM để bán nữa vì chúng tôi đã mua hết. Tuy nhiên năm nay, điểm sản xuất của chúng tôi đã chuẩn bị cẩn thận. Chúng tôi đã mua đầu ghi CD-ROM từ trước. Ngay khi DVD biểu diễn năm nay được phát hành, chúng tôi lập tức tiến hành ghi đĩa DVD, in nhãn DVD, và đóng gói. Đĩa được in ra, các học viên đã phân phát hết, vậy mà số lượng DVD Biểu diễn Thần Vận vẫn không đủ, mặc dù chúng tôi đã in khoảng 3,000 đĩa trong năm nay.

Một số học viên tại điểm sản xuất của chúng tôi không được học qua trường lớp nhiều, vì thế họ mắc nhiều lỗi trong các bài viết chia sẻ và gặp khó khăn trong việc diễn đạt đầy đủ suy nghĩ của mình. Tuy vậy, nội dung họ viết rất cảm động. Tôi đã xem lại và sửa lỗi cho bài viết của họ trước khi gửi đến các trang web Pháp Luân Công. Một số bài viết được đăng trên tờ Tuần báo Minh Huệ, và một số trên trang web Minh Huệ, nhưng cũng có những bài không bao giờ được đăng. Họ không quan trọng lắm việc bài viết của họ được đăng hay không. Họ nói, “Quan trọng là việc đóng góp cho những trang web của chúng ta. Có hàng trăm ngàn bài viết được nộp. Không thể bài viết nào cũng có thể được đăng. Bài viết nào tốt sẽ được đăng và chúng ta sẽ học hỏi được từ việc đọc những bài chia sẻ này.” Có rất nhiều thể loại để chúng ta viết. Các học viên có thể viết bài chia sẻ, thơ, các câu chuyện về điều kỳ diệu của Pháp Luân Công, và các loại thông tin khác. Mỗi học viên giờ đây đều tu luyện tinh tấn hơn, khi thời kỳ chính Pháp đã đến giai đoạn cuối.

3. Vững vàng trong tu luyện, trân quý tiền duyên với Pháp Luân Công. Bỏ qua tự ngã, và đi trên con thuyền Pháp

Trong khi viết một bài chia sẻ cho Pháp hội Internet lần trước, tôi đã không nhận ra rằng mình đang nằm một cách thụ động trên con thuyền Pháp, chờ Sư phụ đến đưa tôi lên bờ. Tôi đã miêu tả cụ thể những khổ nạn tôi đã phải chịu đựng và những khó khăn tôi đã vượt qua. Giờ nhìn lại, tôi cảm thấy xấu hổ về những gì tôi đã viết. Có rất nhiều chấp trước mà tôi đã không muốn buông bỏ, và chính vì thế tôi đã gặp phải nhiều khổ nạn. Khi một người quyết định tu luyện, thì phải tạo ra môi trường để người đó từ bỏ chấp trước. Việc tôi đã gặp phải những khổ nạn như vậy thể hiện rằng tôi đã không tu luyện được tốt. Khi tôi không nhận thức Pháp được rõ ràng và lười biếng khi đối mặt với khảo nghiệm, tôi đã rớt lại phía sau rất xa. Tôi đã vấp ngã, nhưng tôi đã không cảm thấy điều đó ảnh hưởng đến sự tu luyện của mình. Khi tôi bắt đầu cảm thấy sự ảnh hưởng, tôi chỉ còn biết khóc cho Sư phụ. Lẽ ra tôi đã phải trân quý cơ hội tiền định để bước lên con thuyền Pháp của Sư phụ. Lẽ ra tôi đã phải trả ơn cứu độ của Sư phụ bằng cách tu luyện bản thân tinh tấn hơn. So với những học viên tinh tấn khác, tôi thật sự cảm thấy xấu hổ.

Năm 2005, tôi và vợ tôi chuyển đến nhà mẹ vợ vì bà ấy đã nhiều tuổi và cần có người chăm sóc. Từ tháng 3 năm 2011, một mình tôi chăm sóc cho bà ấy. Bà ấy đã 90 tuổi, và thính giác không được tốt, nên hay có thói quen vặn tiếng to trong khi nghe bài giảng của Sư phụ và nhạc tập Pháp Luân Công. Bà ấy không chịu đeo tai nghe, và tôi cũng không thể ép bà làm thế. Vào mùa hè, cửa sổ trong nhà đều mở. Khi bà ấy bật nhạc tập Pháp Luân Công, tiếng động tỏa ra rất xa. Chúng tôi sống trong khu dân cư. Trong quá khứ, tôi lo sợ cho sự an toàn của chúng tôi vì ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công một cách mạnh mẽ. Tôi đã bị bắt hai lần và đã chịu nhiều khổ sở từ những lần đó. Một lần tôi đã bị buộc phải rời khỏi nhà và trốn trong ba năm. Mỗi lần chúng tôi tập công, tôi nhắc mẹ vợ của tôi vặn nhỏ tiếng xuống. Thay vì làm như vậy, mỗi lần bà ấy đều vặn tiếng to hết cỡ. Tôi liên tục trách rằng bà ấy ích kỷ, nhưng bà ấy trả lời, “Mẹ không sợ gì cả.” Tôi nói một cách giận dữ, “Đúng thế. Mẹ đã già rồi. Ai có thể làm gì MẸ cơ chứ?” Sau nhiều năm mâu thuẫn, cuối cùng tôi cũng nhận ra tôi mới là người ích kỷ. Tôi đã không quan tâm đến nhu cầu của bà, và đã hành xử như một người không tu luyện. Thật ra chỉ những người có duyên mới được phép nghe bản nhạc đó, cho dù âm lượng có như thế nào. Những người không có tiền duyên sẽ không chú ý đến nó, ngay cả khi âm lượng được vặn đến mức hết cỡ.

Tháng trước, lúc tôi chuẩn bị đi mua thức ăn, tôi nhìn thấy mẹ vợ của tôi ngồi trên bệ cửa sổ, nhìn xuống. Tôi liền gọi bà, “Mẹ ơi, hãy tránh xa khỏi cửa sổ. Mẹ cẩn thận dễ bị ngã lắm. Đang ở trên tầng 5, rất nguy hiểm.” Bà ấy không trả lời và cũng không dời đi. Tôi cũng không biết bà ấy không nghe thấy tôi hay giả vờ không nghe thấy. Tôi lại kêu lên với âm lượng to hơn, và bà ấy bắt đầu nổi giận, và bắt đầu mắng tôi. Tôi có thể cảm thấy đầu tôi sôi lên. Mặt tôi đỏ bừng giận giữ, tôi quay mặt bỏ đi. Mọi việc đều xảy ra nhanh chóng đến mức tôi hoàn toàn không có chuẩn bị. Tôi tức giận và muốn gọi cho vợ và em trai của cô ấy đến đây ngay. Nếu bà ấy ngã xuống, là con rể, tôi không phải có trách nhiệm. Thêm vào đó, mẹ vợ của tôi cũng có con trai, và con dâu, và con gái. Truyền thống của Trung Quốc không bắt buộc con rể phải sống và chăm sóc cho mẹ vợ. Cho dù thế nào, tôi cũng đã hơn 60 tuổi.

Nhưng tôi cũng nhớ rằng với một người tu luyện không có gì là ngẫu nhiên. Tôi dần dần bình tĩnh lại và nghĩ rằng hẳn là phải có nguyên nhân sâu xa đã khiến việc này xảy ra. Trên đường về nhà, tôi nhận ra tôi chính là nguyên nhân dẫn đến sự giận dữ. Sư phụ đã giảng,

“Tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ. Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể” (“Thanh tỉnh“, Tinh tấn yếu chỉ)

Mẹ vợ tôi cũng là một học viên Pháp Luân Công. Sư phụ cũng đang quản bà ấy. Làm sao có thể có việc gì xảy ra với bà ấy? Tôi là ai mà có thể ra lệnh cho bà ấy? Tại sao lúc nào tôi cũng nghĩ đến tình huống xấu nhất và hành xử không giống như một người tu luyện? Tôi quyết định rằng về đến nhà tôi sẽ xin lỗi bà ấy, thế nhưng khi tôi đến bà ấy lấy thức ăn từ trong tay tôi, miệng nở một nụ cười như chưa có chuyện gì xảy ra. Tôi cũng làm việc của mình như không có chuyện gì xảy ra.

4. Các bạn đồng tu hãy tu luyện tinh tấn để cùng Sư phụ trở về

Trong giai đoạn hiện nay của tiến trình Chính Pháp, các học viên Pháp Luân Công ở mọi nơi đều dốc sức vào làm ba việc thật tốt để cứu độ nhiều chúng sinh hơn. Các học viên xung quanh tôi cũng bận rộn làm ba việc. Khi so sánh, tôi cảm thấy mình đang rớt lại phía sau! Nói một cách nhẹ nhàng hơn thì tôi bị hạn chế không thể làm tốt hơn được. Sự thật trần trụi là tôi ích kỷ và sợ nguy hiểm. Trong khi hướng nội, tôi nhận ra rằng mình đã không học Pháp hay tu luyện bản thân cho tốt. Tôi đã giúp được khoảng 30 người thoái khỏi ĐCSTQ, nhưng tôi chỉ thực hiện việc đó được trong một thời gian ngắn giống như đang hoàn thành một nhiệm vụ. Làm ba việc không liên quan gì đến thành tích. Chính là trong quá trình này mà các học viên có thể thể hiện họ đã học Pháp tốt như thế nào, họ dành bao nhiêu từ bi cho chúng sinh, và họ muốn viên dung yêu cầu của Sư phụ như thế nào. Giờ tôi đã nhận ra rằng một người tu luyện chân chính phải thật sự tinh tấn, và rằng những người tu luyện tinh tấn là người tu luyện chân chính.

Về làm ba việc, một người tu luyện bỏ ra bao nhiêu nỗ lực cũng chính là phản ánh việc cứu người quan trọng như thế nào với người đó. Tôi có thể đưa ra hai ví dụ. Một ngày tôi gặp một đồng nghiệp trên xe buýt. Ngay khi tôi bắt đầu nói về việc thoái khỏi ĐCSTQ, thì anh ấy phải xuống khỏi xe. Tôi nói với vợ của tôi rằng tiếc là đã không có thời gian nói chuyện nhiều hơn. Cô ấy lập tức hỏi lại, “Tại sao anh không xuống xe buýt cùng anh ấy? Nếu gặp phải trường hợp này em sẽ xuống xe buýt. Em sẽ đi cùng anh ấy, và khuyên anh ấy thoái khỏi ĐCSTQ, và sau đó quay trở lại bến xe buýt. Phí đi xe buýt chỉ mất thêm 1 tệ. Thêm vào đó, em có thể dùng thêm một tờ tiền có nội dung giảng chân tướng trên đó.” Tôi gãi đầu, ‘Tại sao anh lại không nghĩ ra nhỉ?

Một ngày tôi đang ở trên xe buýt và nhìn thấy một người bạn cũ đang đứng ở ngã tư đợi đi sang đường. Đã 10 năm kể từ khi chúng tôi mất liên lạc. Ngay sau khi xe buýt đi qua ngã tư thì có một trạm xe buýt ở đó. Tuy nhiên đó không phải trạm dừng của tôi. Trong khi tôi do dự không biết có nên xuống xe không, xe buýt đã tiếp tục khởi hành. Nếu tôi xuống xe buýt thì tôi đã có thể gặp anh ấy và giúp anh ấy thoái khỏi ĐCSTQ. Tôi ngồi xuống và thấy tiếc nuối trong một lúc lâu, trước khi tôi quay trở lại để tìm anh ta, nhưng làm sao tôi có thể tìm thấy anh ấy giữa một biển người?

Vợ tôi thì rất khác. Một ngày, cô ấy cùng tôi mang vài túi rau đi sang đường, cô ấy nhìn thấy một người phụ nữ cả hai tay đều mang những túi thức ăn nặng. Vợ tôi lập tức giúp người phụ nữ kia một tay. Họ đã nói chuyện được một lúc. Tôi liền hỏi, “Em có biết cô ấy không?” Cô ấy trả lời, “Em không biết cô ấy. Nhưng một khi em giúp cô ấy thoái khỏi ĐCSTQ, chúng em đã trở thành bạn.” Lập tức tôi nhận ra mình đã rớt xa lại phía sau vợ tôi. Khoảng cách dần dần tăng lên vì cô ấy luôn luôn coi trọng việc cứu người. Khoảng cách giữa chúng tôi là kết quả của tầng thứ tu luyện khác nhau từ việc học Pháp. Sư phụ đã giảng,

“Là đệ tử Đại Pháp mà nói, tu luyện của chư vị là ở vị trí số một, vì nếu chư vị tu không tốt, [thì] chư vị không hoàn thành được những việc mà chư vị cần làm; nếu chư vị tu không tốt, thì sức cứu người cũng không lớn được như thế. Nếu tu kém hơn một chút nữa, thì phương thức nhìn vấn đề và suy xét vấn đề đều là dùng tư tưởng của người thường và cách nghĩ của người thường, thế thì càng dở. Do đó mọi người quyết không được lơi lỏng, không được coi thường coi nhẹ. Cơ duyên và chờ đợi hàng nghìn vạn năm hàng ức vạn năm, hết thảy những gì chúng ta chịu đựng trong lịch sử, đều là vì hôm nay. Không thể làm không tốt việc của mình đúng vào lúc then chốt này, [nếu không khi] tương lai minh bạch ra, thì đối với chư vị mà giảng, đối với [những] sinh mệnh của chư vị mà giảng, thì quả là một việc quá thống khổ, vì thế mọi người nhất quyết không được coi thường coi nhẹ.” (“Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp– Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011”)

Tiến trình Chính Pháp của Sư phụ đang tiến rất nhanh. Vào thời kỳ quan trọng, đối với các học viên tinh tấn dường như thời gian không bao giờ là đủ để thực hiện các việc. Đối với những học viên không tinh tấn trong tu luyện, thì cảm thấy thời gian dài và trôi qua chậm chạp. Ít nhất đây là điều tôi cảm nhận được thông qua kinh nghiệm trải qua cả hai trạng thái tu luyện.

Tôi muốn nhân cơ hội này để củng cố quyết tâm của tôi trong việc đi theo tiến trình Chính Pháp của Sư phụ. Tôi muốn hoàn thành tốt đẹp sự tu luyện của mình để không xấu hổ với danh hiệu “ Đệ tử Đại Pháp .” Sư phụ từ bi vĩ đại, xin hãy đừng lo lắng.
Xin cảm ơn Sư phụ tôn kính. Cảm ơn toàn thể đồng tu.

Hợp thập


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/15/明慧法会–沧海一滴见众心-249027.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/25/129695.html
Đăng ngày 10-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share