Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua Internet lần thứ 8 dành cho các học viên tại Trung Quốc

Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-11-2011] Tôi quan sát thấy một hiện tượng xảy ra với rất nhiều học viên là họ không chú trọng đến việc học Pháp. Đặc biệt tại nông thôn, có rất nhiều người không biết chữ. Việc đọc sách đối với họ rất khó khăn, nên họ không lý giải được Pháp lý. Người phụ trách cũng không biết rõ mặt chữ. Họ bắt đầu tranh luận ngay vừa bắt đầu đọc cùng nhau. Người này thì không đồng ý với người kia.

Tôi thấy điều đó và nghĩ: “Không phải ngẫu nhiên mà mình có học vấn cao và trước đây còn là giáo viên. Mình nên hành động ngay khi minh bạch ra điều gì đó.” Tôi đứng ra tổ chức một buổi hội thảo chia sẻ việc tu luyện. Chúng tôi cùng nhau học Pháp và chia sẻ thể ngộ đồng thời giúp đỡ các học viên không bước ra vì tâm sợ hãi.

Hơn thế nữa, các buổi hội thảo chia sẻ còn khuyến khích tôi đặt việc học Pháp lên hàng đầu và là ưu tiên số một, để kiên trì học Pháp cùng với việc đọc Tuần báo Minh Huệ mỗi ngày. Cho đến giờ, ngoại trừ một học viên bị bức hại, và đã đi theo một tôn giáo khác ra, không một học viên nào tại địa phương từ bỏ con đường tu luyện Đại Pháp. Hoàn cảnh tu luyện thuần chính này là nhờ Đại Pháp đã khai sáng cho chúng ta. Nó cũng đã được thực hiện và duy trì bởi các học viên.

Trong công tác điều phối tôi thường nói một câu: “Trong xã hội người thường, bất kể một người hạnh phúc đến đâu, con cái sum vầy hay có nhiều tiền, nếu người đó không tu luyện tinh tấn và không làm tốt ba việc, thì người đó chưa chú trọng thích đáng vào trách nhiệm của mình.”

Nguyên văn của tác giả

Kính chào Sư Phụ từ bi!

Xin chào các bạn đồng tu!

Năm nay tôi 64 tuổi. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1998. Khi đó các cuốn sách Pháp Luân Công là một nhu cầu rất lớn và khan hiếm. Tôi mới chỉ đọc hai bài kinh văn của Sư Phụ tại hải ngoại. Tôi không biết làm thế nào để tu luyện, và chỉ học các bài công pháp. Mùa Xuân năm 1999, sau nhiều nỗ lực, cuối cùng tôi cũng nhận được sách Chuyển Pháp Luân của Sư Phụ. Tôi rất phấn khởi! Tôi đọc hết cuốn sách mà gần như không nghỉ. Cuốn sách đối với tôi như thể thức ăn cho một người đói ngấu. Trong thâm tâm tôi hiểu rằng tôi đã tìm thấy điều mà mình suốt đời tìm kiếm – đó là con đường trở về nhà.

Hơn một thập kỷ qua, tôi luôn dĩ Pháp vi Sư. Dưới sự bảo hộ của Sư Phụ từ bi, tôi đã vượt qua được những cơn dông tố khổ nạn và những khảo nghiệm tra tấn. Mỗi bước đi tôi đã để lại những dấu chân vững chắc khi trợ Sư chính Pháp, chứng thực Pháp, phản bức hại, và cứu độ chúng sinh. Dưới đây là một vài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của tôi.

Với Pháp ở trong tâm, Sư Phụ giúp tôi vượt qua những khổ nạn

Không lâu sau khi tôi đọc được Chuyển Pháp Luân vài lần vào mùa xuân năm 1999, cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã xảy ra. Tôi rất lo lắng và không biết phải làm gì. Tôi nhờ các đồng tu khác trợ giúp. Một học viên nói với tôi: “Sư Phụ đã giảng Pháp lý ‘dĩ Pháp vi Sư’.” Câu nói này đã giúp tôi củng cố quyết tâm tu luyện.

Tôi cùng một số đồng tu đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện sau ngày 25 tháng 4 năm 1999. Tôi bị bắt trên đường đến đó và bị giam trong cơ quan của chính quyền xã trong 15 ngày. Cuối năm 1999, một lần nữa tôi bị giam 7 ngày trong trại giam của xã. Cả hai lần tôi đều vượt qua được những khổ nạn nhờ có Sư Phụ và Pháp ở trong tâm, mà không khuất phục tà ác.

Vào cuối năm 2000, các học viên khác đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho quyền được tập Pháp Luân Công. Vợ tôi, một học viên, và tôi đưa đứa cháu trai 4 tuổi đến Quảng trường Thiên An Môn chứng thực Pháp. Trong suốt thời gian bị bắt giữ và giam cầm, tôi không có một niệm đầu nào bất tịnh. Tôi chỉ có một niệm duy nhất đó là khôi phục lại thanh danh cho Sư Phụ và chứng thực sự mĩ hảo của Pháp.

Nhờ có sự bảo hộ của Sư Phụ, chúng tôi đã về nhà một cách suôn sẻ. Thế nhưng sau bữa sáng ngày hôm sau, các viên chức đã đưa tôi về phòng công an và thẩm vấn tôi về chuyến đi đến Bắc Kinh. Lập tức tôi nhận ra rằng đi đến Bắc Kinh chính là cái cớ cho tà ác bức hại. Tôi nói: “Tôi bị bắt khi ở nhà.” Khi bị hỏi, tôi đáp lại bằng câu “Tôi không biết” đối với tất cả những câu hỏi xa hơn. Sau hàng chục năm kinh nghiệm làm giáo viên và hiệu trưởng, tôi biết một khi công an nói rằng “khai thật sẽ được ân xá”, nhưng kỳ thực đối với các học viên Pháp Luân Công sẽ là “khai thật sẽ bị trừng trị”. Vậy nên, trước tất cả các câu hỏi tôi đều trả lời “Tôi không biết”.

Cuộc thẩm vấn không có kết quả, nên tôi bị giam trong trại giam. Lúc 8 giờ sáng ngày 24 tháng 12 năm 2000, một học viên khác và tôi bị đưa ra xét xử. Cái tội danh gắn cho ‘tội trạng’ của chúng tôi là:

  1. Tổ chức Pháp hội.
  2. Truyền bá kinh văn của Sư Phụ và các tờ rơi giảng chân tướng.
  3. Khuyến khích các học viên đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tập Pháp Luân Công.

Khi tôi từ chối thừa nhận những ‘tội danh’ đó, công an trở nên giận dữ. Có năm công an đã xích tay tôi ra phía sau lưng. Hai trong số họ vặn cánh tay phải của tôi, hai người khác vặn tay trái, người còn lại cố gắng khóa cái còng. Tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất trong đầu rằng:

“‘Phật nào, Đạo nào, Thần nào, ma nào, đều chớ có mong động được cái tâm của tôi’, như thế nhất định có [hy] vọng sẽ thành công.”
(“Bài giảng thứ sáu” – Chuyển Pháp Luân)

Năm viên công an vạm vỡ không thể khóa được tay tôi. Họ quy kết tôi là kháng cự. Tôi lắc tay mình, nói: “Tôi chẳng dùng chút lực nào.” Sau đó những viên công an cho là tôi đã mặc quá nhiều quần áo, nên họ dốc sức cởi mấy lớp áo của tôi ra đến khi tôi chỉ còn mỗi chiếc áo phông trên người. Họ lại ra sức khóa tay tôi ra đằng sau nhưng vẫn không thành công.

Đến lúc này, tà ác như thể một quả bóng xì hơi. Họ cố sức trói tôi lại, trong khi các công an khác liên tục đánh và thẩm vấn tôi. Thế nhưng tôi không ngừng đáp lại bằng câu “Không” và “Tôi không biết” đối với ba “tội danh” mà họ ra sức gán cho tôi. Tôi còn hỏi họ: “Các người có muốn tôi nói dối không?” Họ nói rằng không, nên tôi tiếp tục trả lời họ là “Tôi không biết”. Tôi còn nói với họ: “Tôi học Pháp Luân Công bên ngoài thị trấn. Tôi không biết ai ở địa phương.” Công an phản ứng lại: “Các đồng tu của ông đã nhận dạng ông, ông còn không thừa nhận. Ông thật là kín miệng!

Sau khi giở hết thủ đoạn, họ trói tôi vào một cái cây phía sau tòa nhà. Lúc đó là mùa đông nhưng họ không cho tôi mặc áo khoác của mình. Các lính canh sau đó tìm một cách khác để tiếp cận. Họ yêu cầu một công an ở nơi tôi ở đến cho tôi một ít nước và thuyết phục tôi “thú tội”. Tôi đã từ chối. Tôi không được ăn bữa trưa nào và bữa tối của tôi chỉ được cấp hai cái bánh bao hấp. Trước khi ăn xong bữa tối, một đứa bé trong khuôn viên khu dân cư gần đó gọi với ra: “Một học viên Pháp Luân Công đã vào một gia đình công an sống trong khu dân cư”. Nhiều công an đã chạy ra ngoài và quay lại với một học viên khác. Họ tát cô ấy và cáo buộc tôi với ba “tội danh”. Một người lính canh nói với tôi: “Ông không biết cô ta, nhưng cô ta lại nhận ra ông.” Tôi ngay chính đáp lại: “Anh đang bức cung đấy! Anh càng đánh cô ấy thì càng khiến cô ấy khai ra tội của kẻ đứng đầu ĐCSTQ!” Lính canh bị sốc trước những lời kiên quyết của tôi và dừng đánh người học viên nọ.

Họ tiếp tục trói tôi vào cây. Họ sợ tôi tìm cách chạy trốn nên luôn giám sát tôi. Tuyết vừa rơi và trời lạnh cóng. Tôi không được mặc áo khoác. Toàn thân tôi đông cứng. Tôi không thể cử động ngay cả khi tôi phải đi vệ sinh. Lúc bình minh lên một người lính canh nói: “Pháp Luân Công giỏi thật! Cả đêm qua sáu người chúng tôi đã thay nhau trông một mình ông.” Tôi đáp: “Các anh muốn làm vậy còn tôi thì không muốn.” Sau đó anh ta nói: “Được rồi. Để tôi ghi chép lại một chút. Tôi hỏi còn ông trả lời. Bất kể ông trả lời gì tôi đều sẽ ghi lại.” Trước ba “tội danh” tôi không đáp lại một câu nào. Họ đành phải làm qua loa để kết thúc.

Cuộc bức hại một ngày một đêm là quá sức tưởng tượng đối với một người bình thường. Làm sao tôi có thể vượt qua được? Trong khi bị đánh đập và thẩm vấn, tôi nhẩm lại bài thơ của Sư Phụ trong Hồng Ngâm:

Uy Đức
“Đại Pháp bất ly thân,
Tâm tồn Chân Thiện Nhẫn;
Thế gian nhân La Hán,
Thần quỷ cụ thập phân.”

Thật là thần kỳ. Tôi hoàn toàn không cảm thấy đau đớn gì nhiều. Tôi nhận ra rằng Sư Phụ đã luôn ở bên tôi và chịu nhận phần lớn sự đau đớn cho tôi. Vậy nên tôi đã vượt qua được ma nạn một ngày một đêm với những giọt nước mắt. Năm đó tôi 53 tuổi. Ngày 24 tháng 12 năm 2000 là ngày mà tôi không thể quên.

Học Pháp tốt và đề cao trong công tác phối hợp

Sáu tháng sau khi đắc Pháp và bước vào tu luyện, tôi nhận thấy rất nhiều học viên không chú trọng việc học Pháp. Đặc biệt ở vùng nông thôn, rất nhiều người không biết chữ. Điều đó gây khó khăn cho họ khi đọc sách nên họ không lý giải được Pháp lý. Một số thậm chí còn không đọc được những cuốn sách phổ thông, nên họ không có cả kiến thức căn bản chứ chưa đề cập đến nội hàm của Pháp.

Trong lúc đọc, họ đọc sai rất nhiều chữ cái. Người phụ trách cũng không biết chữ. Họ bắt đầu tranh biện vừa khi bắt đầu đọc cùng nhau. Hai bên đều không đồng ý với nhau. Tôi thấy điều đó và nghĩ: “Không phải ngẫu nhiên mà mình có học vấn cao và trước đây còn là giáo viên. Mình nên hành động ngay khi minh bạch ra điều gì đó.”

Lúc đó các học viên tại trạm phụ đạo bị tà ác bắt giữ. Tôi đứng ra tổ chức hội thảo chia sẻ việc tu luyện. Chúng tôi cùng nhau học Pháp và chia sẻ thể ngộ. Hơn một trăm học viên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công. Sau khi tôi trở về từ trại giam, mặc dù hoàn cảnh trở nên rất khắc nghiệt, tôi cùng các đồng tu vẫn định kỳ mở Pháp hội chia sẻ giao lưu với nhau. Mỗi khi các đồng tu mời, tôi đều tham gia học Pháp cùng họ và chia sẻ kinh nghiệm. Những lúc như vậy chúng tôi còn giúp các học viên không dám bước ra vì tâm sợ hãi. Cả nhóm đề cao một cách nhanh chóng. Trong suốt những năm vừa qua, tôi cố gắng đến tất cả các làng mà có học viên cư trú.

Trong lúc làm điều phối viên, tôi nhận thức sâu sắc thêm tầm quan trọng của việc học Pháp. Chỉ khi học Pháp tốt, tôi mới có thể làm tốt công tác phối hợp. Pháp hội chia sẻ còn khuyến khích tôi đặt việc học Pháp lên đầu và là ưu tiên số một, kiên trì học Pháp và đọc Tuần báo Minh Huệ mỗi ngày. Tôi nhớ rõ thể ngộ của mình đã được đề cao ra sao khi đọc các kinh văn của Sư Phụ. Điều này còn khích lệ tôi chân chính minh bạch các Pháp lý và đề cao tâm tính. Bất cứ khi nào tôi thấy chấp trước của các học viên khác, tôi hướng nội tìm những chấp trước của chính mình để tức khắc phơi bày chúng và tu chính lại bản thân. Tại sao tôi lại thấy những mâu thuẫn từ các học viên khác? Tôi biết đó là một cách Sư Phụ điểm hóa cho tôi. Tôi còn có chỗ hữu lậu và thiếu sót ở đâu? Lập tức tôi hướng nội, tống khứ tâm chấp trước và đề cao dựa theo Pháp.

Ngày càng có nhiều học viên nhận ra tính trọng yếu của việc chia sẻ kinh nghiệm phối hợp. Nhóm chia sẻ kinh nghiệm phối hợp từ chỗ vài người đã phát triển lên tới hơn mười người. Mỗi tháng, chúng tôi có buổi họp chia sẻ kinh nghiệm phối hợp và một buổi chia sẻ việc tu luyện ở các khu vực khác. Khi người học viên mà bị bức hại cùng tôi vào năm 2000 trở về sau khi đối mặt với sự tra tấn tàn khốc, tôi cùng các học viên khác đến thăm cô và học Pháp cùng nhau. Chúng tôi còn giúp cô viết nghiêm chính thanh minh và quay lại con đường tu luyện trong Chính Pháp.

Cho đến giờ, ngoại trừ một học viên bị bức hại và đã đi theo một tôn giáo ra, không một học viên nào tại địa phương từ bỏ con đường tu luyện Đại Pháp. Đại Pháp đã tạo ra môi trường tu luyện ngay chính này cho chúng tôi, và nó cũng được thúc đẩy và duy trì bởi các học viên. Từ năm 2002, các học viên đã làm tốt ba việc và giảng chân tướng một cách đầy đủ. Tình thế ngày càng trở nên tốt hơn. Các học viên giảng chân tướng cho công an và giúp họ thoái khỏi ĐCSTQ cùng các tổ chức liên đới của nó. Công an bây giờ phải đi đường vòng khi họ thấy các học viên đang giảng chân tướng. Điều này thực sự là sự triển hiện của Pháp lý Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân: “Nhất chính áp bách tà.”

Sắp xếp quan hệ giữa tu luyện và cuộc sống đời thường

Chỉ khi nào chúng ta học Pháp tốt thì cứu độ chúng sinh một cách hiệu quả. Tôi đặt việc học Pháp lên ưu tiên số một. Tôi dành tất cả thời gian rảnh để học Pháp, bất kể khoảng thời gian là ngắn hay dài. Tôi nghe Pháp khi làm việc và cứ hai ngày tôi lại nghe hết 9 bài giảng Pháp. Công việc đồng áng của tôi không đòi hỏi động não nên tôi có thể tập trung nghe Pháp, và tôi không bao giờ thấy mệt mỏi vì công việc. Quả thực là:

là người mà thân [thể] trong thế tục nhưng [tâm] niệm ngoài [thế tục].” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Manhattan 2005)

Sư Phụ tiết lộ cho chúng ta thiên cơ này ngay từ Bài giảng thứ nhất trong Chuyển Pháp Luân:

“Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người; do vậy một cá nhân hễ muốn tu luyện, thì được [xác] nhận là Phật tính đã xuất hiện. Niệm ấy trân quý nhất, vì vị ấy muốn phản bổn quy chân, muốn từ tầng của người thường mà nhảy ra.”

Tất cả chúng ta đều biết Phật giáo giảng rằng một đời người không đủ để tu viên mãn, mà thay vào đó phải mất nhiều đời. Vì chúng ta đã biết được thiên cơ này, làm sao chúng ta có thể tìm lời bào chữa cho sự không tinh tấn tu luyện và cứu độ chúng sinh?

Tại các công tác điều phối tôi thường nói một câu: “Trong xã hội người thường, bất kể một người hạnh phúc đến đâu, con cái sum vầy hay có nhiều tiền, nếu người đó không tu luyện tinh tấn và không làm tốt ba việc, thì người đó chưa chú trọng thích đáng vào trách nhiệm của mình.

Sư Phụ giảng cho chúng ta Pháp lý “tùy kì tự nhiên” và “cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” Kinh nghiệm của tôi chứng minh rằng một khi chúng ta có thể làm tốt ba việc, cả gia đình sẽ được phúc báo. Gia đình tôi không phải là ví dụ duy nhất mà gia đình của các học viên khác cũng vậy. Chúng tôi nhận thức chiểu theo Pháp Sư Phụ giảng và phù hợp với thiên tượng cùng đặc tính vũ trụ, vậy nên chúng tôi được nhận phúc báo. Trái lại, một số học viên vì lợi ích bản thân mà ra ngoài thị trấn tìm việc, cuối cùng, họ không làm ra nhiều tiền hơn, mà thay vào đó, khi xuất hiện nghiệp bệnh họ lại mất tiền vào bệnh viện điều trị. Chỉ đến khi đó họ mới nhận ra lỗi lầm của mình.

Thể ngộ về thực tu

Tất cả chúng ta là những người tu luyện đang đi trên con đường của thần, phản bổn quy chân. Chúng ta là những đệ tử Đại Pháp đang trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Đắc Pháp, học Pháp, và đồng hóa với Pháp là quá trình tu luyện của chúng ta. Trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh là con đường tu luyện của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể phóng túng bản thân và trộn lẫn mình với cuộc sống người thường? Tôi đã đi đến kết luận này sau nhiều năm tu luyện. Chúng ta có nhiều chấp trước bao nhiêu thì rắc rối cũng nhiều bấy nhiêu. Nếu chúng ta có thể thực sự duy trì chính niệm vào mọi lúc và trong tâm nhớ Pháp thì không một khổ nạn nào mà không thể vượt qua.

Xin từ bi chỉ ra những điều chưa phù hợp trong bài chia sẻ của tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/17/明慧法会–正念长存-走正修炼路-249210.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/22/129631.html
Đăng ngày 10-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share