Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 04-05-2023] Tháng 4 năm 2023 đã ghi nhận báo cáo về cái chết của 25 học viên Pháp Luân Công do cuộc bức hại của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

6 trong số các trường hợp tử vong xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2003 tới năm 2020, 6 trường hợp khác xảy ra trong năm 2022 và còn lại 13 trường hợp còn lại là trong năm 2023. Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc, các trường hợp học viên bị tử vong không thể luôn được báo cáo kịp thời hoặc có sẵn thông tin.

Trong 25 học viên nói trên, có 16 học viên nữ đến từ 11 tỉnh và khu tự trị của Trung Quốc. Tỉnh Hồ Bắc báo cáo 5 trường hợp, tiếp đó là Hà Bắc và Liêu Ninh mỗi tỉnh báo cáo 4 trường hợp; Hắc Long Giang đứng thứ 4 với 3 trường hợp; Hồ Nam và Cát Lâm mỗi tỉnh có 2 trường hợp; 5 tỉnh còn lại gồm Giang Tô, Giang Tây, Nội Mông Cổ, Sơn Đông và Tứ Xuyên mỗi tỉnh có trường hợp.

Ngoài 3 học viên chưa rõ tuổi tác, các học viên còn lại có độ tuổi từ 51 tới 92 tuổi tại thời điểm họ qua đời, trong đó 4 người ngoài 50 tuổi, 5 người ngoài 60 tuổi, 10 người ngoài 70 tuổi, 2 người ngoài 80 tuổi và một cụ bà ngoài 90 tuổi.

Ba học viên đã qua đời trong khi vẫn đang bị giam giữ, gồm một người đàn ông 72 tuổi và một phụ nữ 53 tuổi (cả hai học viên đang thụ án 7 năm tù) và một phụ nữ 64 tuổi qua đời sau khi bị bắt giữ 6 ngày. Một cụ bà 80 tuổi qua đời chỉ vài ngày sau khi được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế.

Cuộc bức hại còn gây ra sự thống khổ và đau buồn khôn tả cho gia đình của các học viên. Một bé gái 6 tuổi đã mất mẹ vào năm ngoái giờ đây đã trở thành trẻ mồ côi sau khi cha cháu qua đời vào tháng 4 năm 2023. Một cụ bà 73 tuổi qua đời sau sự ra đi của con gái và chồng. Hai cặp vợ chồng cũng nằm trong số các học viên qua đời được báo cáo vào tháng 4 năm 2023.

Dưới đây là một số trường hợp điển hình. Danh sách đầy đủ của 19 học viên có thể tải xuống tại đây (PDF) (tiếng Anh và tiếng Trung).

Những trường hợp tử vong ở trong tù

Vũ Hán: Một người phụ nữ qua đời chỉ 6 ngày sau khi bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công

Ngày 30 tháng 3 năm 2023, bà Hồ Vĩnh Tú, một cư dân 64 tuổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã bị bắt ở bên ngoài bệnh viện khi đang nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ngày 5 tháng 4 năm 2023, gia đình bà xác nhận rằng bà qua đời vào ngày hôm đó. Việc bài trí linh đường của bà tại nhà bà cũng bị cảnh sát giám sát chặt chẽ. Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt nên chưa có thông tin chi tiết về cái chết của bà.

Gia đình thấy có nhiều uẩn khúc phía sau cái chết đột ngột của người đàn ông 72 tuổi ở trong Nhà tu Kê Đông (ảnh minh họa)

Ngày 3 tháng 4 năm 2023, gia đình ông Vương Kiến vô cùng đau khổ khi một lính canh của Nhà tù Ký Đông, tỉnh Hà Bắc gọi điện báo tin rằng ông Vương, người đang thụ án 7 năm vì tu luyện Pháp Luân Công, đã đột ngột qua đời.

Bởi trước đó ông Vương, một cư dân thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, vẫn có kết quả rất tốt khi ông khám sức khỏe vào ngày 2 tháng 3 năm 2023. Khi gia đình đến thăm ông vào ngày 19 tháng 3, sức khỏe và tinh thần của ông cũng vẫn còn tốt, nên gia đình nghi ngờ có những khuất tất phía sau cái chết của ông, đặc biệt là khi nhà tù có vẻ như muốn giữ kín thông tin về tình trạng của ông trong những ngày cuối đời.

Lúc 11 giờ 58 phút trưa ngày 3 tháng 4, một lính canh thông báo cho gia đình ông Vương rằng ông đã rơi vào tình trạng hôn mê. Đến 12 giờ 14 phút, lính canh gọi điện lại thông báo ông Vương đã được xe cứu thương đưa đi. Vào lúc 1 giờ 5 phút chiều, khi họ đến Bệnh viện Khu Phát triển Nam Bảo thì được thông báo là ông Vương đã chết. Đầu ông ngửa lên, mắt và miệng hơi hé mở.

Khi gia đình hỏi bác sỹ cấp cứu về nguyên nhân cái chết của ông, vị bác sỹ nói anh không biết rõ và không thể xác định hoặc suy đoán nguyên nhân. Anh nhấn mạnh rằng khi xe cấp cứu đến nhà tù, ông Vương đã bị giãn đồng tử và tim ngừng đập.

Lúc 6 giờ 50 phút chiều, một giám định viên pháp y đến. Anh ấy báo cáo có nhiều vết bầm tím lớn và sâu xung quanh tai và trên lưng của ông Vương, cũng như một số vết bầm tím trên mu bàn tay phải của ông. Có một vết tròn trên ngực và một số vết xước trên lưng. Khi nhân viên điều tra lật xác ông lại thì có chất lỏng chảy ra từ tai trái của ông.

Nhà tù tuyên bố ông Vương đột tử vì bệnh, nhưng không nói rõ đó là bệnh gì. Họ yêu cầu gia đình cung cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, vì họ muốn hỗ trợ một khoản tiền khoảng 8.000 đến 10.000 Nhân dân tệ.

Đối với gia đình, những vết bầm tím trên đầu và lưng của ông Vương có vẻ bất thường, không phải do bệnh lý. Họ hỏi liệu có phải chúng là do bị tra tấn hoặc ngược đãi khác mà nhà tù đang cố che giấu hay không.

Trong video giám sát do nhà tù cung cấp, sau khi ông Vương ngất xỉu và ngã quỵ xuống đất vào khoảng giữa trưa, tù nhân tham gia vào việc cấp cứu ông Vương trong nhà tù. Lúc đầu, không ai mặc áo khoác trắng, nhưng sau đó họ lại mặc vào. Gia đình thấy các tù nhân dường như không tuân theo các quy trình y tế và rất bất cẩn.

Trong video cũng chỉ ra rằng một nữ bác sỹ và một nữ y tá đến nhà tù. Nhưng khi gia đình đến bệnh viện, một nam bác sỹ đến nói chuyện với họ, và cho biết ông ấy là người bác sỹ đến nhà tù để đón ông Vương.

Người phụ nữ 53 tuổi tử vong ở trong tù khi đang thụ án 7 năm vì kiên định đức tin của mình

Bà Đằng Thục Lệ đã qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 2023 trong khi đang thụ án 7 năm vì tu luyện Pháp Luân Công, hưởng dương 53 tuổi.

Bà Đằng bị bắt tại nơi ở vào ngày 12 tháng 10 năm 2020 và bị kết án 7 năm tù cùng 80.000 Nhân dân tệ tiền phạt vào ngày 2 tháng 6 năm 2021. Sau khi bà bị đưa đến khu 8 của Nhà tù Nữ Tỉnh Hắc Long Giang vào năm 2021, mỗi ngày bà bị buộc phải xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Bà cũng bị cấm ngủ và buộc phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ suốt nhiều tiếng đồng hồ mà không được cử động.

Sự hành hạ về tinh thần lẫn thể xác đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà Đằng. Bà ăn được rất ít và ngày một tiều tụy. Một khối u đã phát triển ở khoang bụng của bà, khiến bà bị chảy máu nghiêm trọng mỗi lần đi đại tiện.

Bà Đằng yếu đến mức nằm liệt giường, không thể tự đứng dậy ngay cả khi lính canh đến kiểm tra phòng giam. Tù nhân cùng phòng lo sợ bà có thể chết bất kỳ lúc nào. Sau đó, bà được phát hiện mắc bệnh ung thư trực tràng và gan giai đoạn cuối.

Chồng của bà Đằng bị tước quyền thăm thân dù ông đã nhiều lần đề nghị. Nhà tù cũng từ chối yêu cầu của ông ấy về việc cho vợ ông được tạm tha y tế, ngay cả khi bà đang ở bên bờ vực của cái chết.

Bi kịch gia đình

Bé gái 6 tuổi trở thành trẻ mồ côi trong cuộc bức hại Pháp Luân Công

Mất mẹ ruột vào tháng 7 năm 2022, gần đây bé gái Lily (hóa danh) 6 tuổi, đã trở thành trẻ mồ côi khi cha cháu cũng qua đời vào tháng 4 năm 2023.

Khổ nạn của Lily thậm chí đã bắt đầu trước cả khi cô bé chào đời. Do không biết mình đang mang thai, bà Chu Tú Mẫn đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ và tra tấn phi pháp kéo dài suốt 5 tháng vì tu luyện Pháp Luân Công. Thật thần kỳ khi bà vẫn giữ được thai nhi trong đó và bà đã hạ sinh thành công bé Lily vào ngày 8 tháng 12 năm 2017.

Chỉ sáu ngày sau sinh nhật của Lily, cha của cô bé là ông Vương Vũ Đông đã bị kết án 3 năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công. Bà Chu vừa phải một mình vật lộn để chăm sóc Lily vừa phải né tránh sự sách nhiễu của cảnh sát.

Khi ông Vương được trả tự do vào tháng 3 năm 2020, ông phải chống chọi với việc suy giảm khả năng vận động và khả năng nói chuyện do từng bị đột quỵ ở trong tù. Với sự sách nhiễu liên tục của cảnh sát, gia đình họ vẫn không có cách nào để đoàn tụ bên nhau. Vào năm 2021, mẹ bé Lily đã đưa cô bé trở về nhà để sống cùng với cha, trong khi bản thân bà vẫn tiếp tục phải trốn chạy.

Rồi cơn ác mộng tồi tệ nhất của ông hóa thành sự thật khi có người gọi điện báo cho ông biết về việc bà Chu qua đời vào tháng 7 năm 2022. Mặc dù ông luôn nỗ lực hết mình để dành trọn tình yêu thương và sự chăm sóc cho cô con gái bé bỏng của mình, kể từ khi cô bé chào đời, chưa có ngày nào cháu sống yên bình mà không phải lo sợ và áp lực trước cuộc bức hại, đồng thời tổn thương về thể xác lẫn tinh thần mà ông Vương phải chịu đựng trong ngần ấy năm qua đã vượt quá giới hạn chịu đựng của ông. Ngày 9 tháng 4 năm 2023, ông ấy đã ra đi trong một giấc ngủ say. Dù cô con gái nhỏ có cố lay gọi cha mình trong tuyệt vọng thế nào, ông ấy cũng không bao giờ tỉnh dậy nữa. Cả ông Vương và bà Chu đều qua đời khi mới 51 tuổi.

c61cd7fe8c4c8f2f2f79668bf331a542.jpg

Ông Vương Vũ Đông

ee265abd359405111df731ffdb083f06.jpg

Ông Vương Vũ Đông cùng gia đình

323342d8d1322ab1a2457dc9e368d6dc.jpg

Con gái của ông Vương

ee2c720406eb1c65fd8b89e179eac343.jpg

Con gái ông Vương ngay sau khi chào đời

Hai vợ chồng qua đời cách nhau 3 tháng vì cuộc bức hại Pháp Luân Công

Khi được trả tự do vào ngày 2 tháng 1 năm 2023 sau khi thụ án 3,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Cao Chấn Tài rất tiều tụy, gần như bị mù và mất khả năng lao động. Vợ ông là bà Từ Tố Cầm đã không còn ở nhà để đón ông trở về vì bà đã qua đời 1 tháng trước do căng thẳng tinh thần vì cuộc bức hại.

Sau chưa đầy 2 tháng, ông Cao cũng qua đời vào ngày 26 tháng 2, hưởng dương 71 tuổi.

Bà Từ và ông Cao là những cư dân của thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Bà Từ từng bị bệnh vảy nến nặng và đã thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau, nhưng không có tác dụng. Đến năm 2009, bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và nhanh chóng hồi phục. Qua vợ mình, ông Cao rất ấn tượng về lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công và cũng bắt đầu tu luyện vào năm 2013 khi đang chật vật với bệnh đau lưng nặng mà không có cải biến sau khi nhập viện 1 tháng. Ngoài lợi ích sức khỏe, ông còn thay đổi từ một người nóng tính thành người ân cần và sẵn sáng giúp đỡ người khác.

Ngày 3 tháng 7 năm 2019, ông Cao bị bắt giữ tại nhà riêng. Ông bị Tòa án Quận Lộ Bắc đưa ra xét xử vào ngày 11 tháng 11 năm 2020 và bị kết án 3,5 năm tại Nhà tù Ký Đông.

Sau vụ bắt giữ của ông Cao, bà Từ thường xuyên tới đồn công an để giảng chân tướng Pháp Luân Công và yêu cầu trả tự do cho ông. Cảnh sát hứa sẽ trả tự do cho ông trong 1 tháng nếu ông hợp tác với họ và cũng cấp những thông tin mà họ mong muốn. Thế nhưng thay vì trả tự do cho ông, bà Từ lại nhận được thông báo về việc bắt giữ ông.

Con gái của ông bà cũng đi tới đồn công an để đòi công lý cho cha của mình. Cảnh sát đe dọa bắt giữ cô và mẹ cô. Cô bị giam tại đồn công an và bị thẩm vấn 1 ngày.

Sau đó, cảnh sát và nhân viên ủy ban khu dân cư liên tục sách nhiều bà Từ và yêu cầu bà ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối tuân thủ, cảnh sát nỗ lực ép con gái bà, không tu luyện Pháp Luân Công, ký thay cho bà.

Ngoài việc sách nhiễu, chính quyền còn xúi giục hàng xóm giám sát bà Từ. Đôi khi họ còn theo dõi bà lúc bà đi ra ngoài. Khi bạn bè của bà tới thăm và mang thực phẩm cho bà, hàng xóm sẽ tới nhà bà và đe dọa các bạn của bà không được tới nữa.

Do áp lực tinh thần, bà Từ bắt đầu bị sốt dai dẳng và phù toàn thân. Dần dần, bà mất khả năng tự chăm sóc bản thân và qua đời vào giữa tháng 11 năm 2022.

Sự ra đi của một cặp vợ chồng khác vào đầu năm 2023

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, hai vợ chồng học viên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc nhiều lần bị nhắm đến vì kiên định đức tin. Họ bị bắt tổng cộng hơn 10 lần và bị giam trong các trại tạm giam lẫn trung tâm tẩy não. Người chồng phải ngồi tù 8 năm, và sau đó lương hưu của ông bị đình chỉ. Hai vợ chồng lần lượt qua đời vào đầu năm 2023, bỏ lại đứa con trai bị thiểu năng trí tuệ và không thể tự chăm sóc bản thân.

Sự bức hại mà người chồng đã trải qua

Trước khi ông Lưu Thủy Sinh tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 4 năm 1996, ông phải nằm liệt giường trong nhiều năm do thoát vị đĩa đệm thắt lưng, viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp nặng. Chỉ sau 6 tháng tu luyện, ông đã có thể đi lại.

Thế nhưng sau khi cuộc bức hại xảy ra, ông bị bắt 4 lần và bị giam trong các trung tâm tẩy não chỉ bởi kiên định đức tin vào pháp môn đã giúp ông phục hồi sức khỏe. Nhà của ông bị lục soát 3 lần và ông phải thụ án 8 năm tù oan sai.

Tháng 12 năm 2003, Tòa án Quận Đông Tây Hồ kết án ông 8 năm tù vì in tài liệu thông tin Pháp Luân Công tại nơi trọ. Ở trong Nhà tù Phan Gia Đài, ông Lưu bị buộc phải nhổ cỏ, chuyển gạch, dọn rác công nghiệp và may vá. Vào ban đêm, ông bị ép xem các bản tin tuyên truyền của các phương tiện truyền thông nhà nước. Camera giám sát được lắp đặt ở khắp mọi nơi trong nhà tù, sinh hoạt hàng ngày của các học viên đều bị theo dõi.

Tối ngày 9 tháng 3 năm 2011, một ngày trước ngày ông Lưu được trả tự do theo dự kiến, giám đốc Trung tâm Tẩy não Nhị Đạo Bằng là Khuất Thân đã đưa đến trung tâm tẩy não này. Vì vẫn kiên định tu luyện Pháp Luân Công sau 20 ngày ở đó nên ông Lưu ông bị chuyển đến Trung tâm Tẩy não Tỉnh Hồ Bắc vào ngày 29 tháng 3. Do bị đánh đập và hạ thuốc độc trong nhà tù cũng như trung tâm tẩy não, tóc của ông Lưu đã bạc trắng khi ông trở về nhà. Răng của ông cũng lung lay và ông gặp khó khăn khi đi lại cũng như làm bất cứ việc gì.

Tháng 3 năm 2010, khi ông vẫn còn ở trong tù, công ty cũ của ông (Nhà máy Thiết bị An ninh 812) đã giải quyết chế độ hưu trí của ông. Theo đó, ông nhận được khoản lương hưu 3.500 Nhân dân tệ mỗi tháng. Nhưng đến tháng 7 năm 2019, Cục Bảo hiểm Xã hội Quận Giang Hán, cơ quan chịu trách nhiệm chi trả lương hưu đã đột ngột đình chỉ lương hưu của ông sau một đợt cải cách gần đây.

Cục Bảo hiểm Xã hội đã tuyên bố ông Lưu không được hưởng lương hưu vì ông từng bị kết án, mặc dù Luật Lao động Trung Quốc không quy định như vậy. Họ cũng yêu cầu ông Lưu hoàn trả hơn 300.000 Nhân dân tệ ông đã lĩnh từ 10 năm trước. Không rõ liệu ông có làm theo hay không.

Sự bức hại mà người vợ đã trải qua

Bà Hồ Minh Tú từng làm việc cho Công ty Dược phẩm Nhân Phúc Vũ Hán. Sau khi chứng kiến ​​sự hồi phục kỳ diệu của chồng mình nhờ tu luyện Pháp Luân Công, bà cũng bước vào tu luyện.

Tháng 10 năm 1999, bà Hồ bị bắt khi đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi bị đưa trở lại Vũ Hán, bà bị nhốt trong một chiếc lồng sắt cùng với vài học viên khác. Họ phải ngồi trên nền đất trong 1 ngày mà không được cung cấp đồ ăn hay nước uống. Trong 15 ngày tiếp theo, bà phải viết báo cáo tư tưởng suốt cả ngày ở trong đồn công an và bị đưa đến một phòng khám cộng đồng vào buổi tối.

Vào lúc 2 giờ sáng một ngày của tháng 3 năm 2000, cảnh sát tới gõ cửa nhà bà và lừa bà đi cùng họ đến đồn công an. Cảnh sát tùy tiện tống giam bà 1 tháng mà không đưa ra bất kỳ lý do gì, sau đó thêm 2 tháng ở trong Trung tâm Tẩy não Nhị Đạo Bằng.

Đầu năm 2001, cả bà Hồ và ông Lưu đều bị bắt tới Trung tâm Tẩy não Nhị Đạo Bằng. Các sách Pháp Luân Công, băng ghi âm bài giảng và ảnh của nhà sáng lập Pháp Luân Công bị tịch thu. Mẹ của bà Hồ bị chấn thương tâm lý bởi những vụ bắt bớ và giam giữ của con gái cùng con rể. Bà cụ đổ bệnh và qua đời vào tháng 8 năm đó.

Sau khi ông Lưu buộc phải sống xa nhà vào tháng 7 năm 2002, bà Hồ xin nghỉ hưu sớm để chăm sóc con trai.

Ngày 2 tháng 4 năm 2003, 1 tháng sau vụ bắt giữ cuối cùng của ông Lưu, bà Hồ cũng bị bắt tại nhà. Các sách Pháp Luân Công của bà bị tịch thu. Bà bị giam 23 ngày trong Trung tâm Tẩy não Nhị Đạo Bằng, bị cấm ngủ và cưỡng chế nghe các chương trình phát thanh phỉ báng Pháp Luân Công. Lính canh cũng ép bà nguyền rủa mọi người và cung cấp thông tin về các học viên khác.

Khi cả ông Lưu và bà Hồ đều bị giam giữ, con trai của họ bị đưa đến bệnh viện.

Sau khi ông Lưu bị kết án, bà Hồ thường đến nhà tù, nhưng không bao giờ được vào thăm chồng chỉ bởi bà cũng tu luyện Pháp Luân Công.

Tối ngày 26 tháng 5 năm 2008, bà Hồ lại bị bắt. Nhân viên ủy ban khu dân cư đe dọa bà không được đi ra ngoài để truyền bá Pháp Luân Công vì Thế vận hội Bắc Kinh sẽ được tổ chức sau 3 tháng nữa. Bà bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Nhị Đạo Bằng và bị giam ở đó đến ngày 7 tháng 6. Trong thời gian này, con trai bà bị gửi đến viện phúc lợi.

Học viên cao tuổi bị bức hại

Một cụ bà 80 tuổi trong tình trạng nguy kịch khi bị cầm tù, qua đời vài ngày sau khi được phóng thích sớm vì lý do y tế

Bà Lý Quý Bân, một cư dân ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc đã bị kết án 4 năm tù ở tuổi 76 vì tu luyện Pháp Luân Công. Vào giữa tháng 4 năm 2023, 2 năm sau khi bà Lý Quý Bân bị đưa đến Trại tù Nữ Tỉnh Hà Bắc, con trai bà nhận được thông báo của trại tù rằng bà sắp chết. Anh vội vã đến trại tù và đưa bà đến một bệnh viện ở Thạch Gia Trang (nơi có trại tù) sau khi trại tù đồng ý phóng thích sớm cho bà vì lý do y tế.

Sau hai ngày điều trị, bà Lý được đưa về nhà (cách Thạch Gia Trang khoảng 370 dặm) và nhập viện tại một bệnh viện địa phương. Bà qua đời ngay sau đó vào ngày 16 tháng 4 ở tuổi 80. Theo một người đã nhìn thấy thi thể của bà, bà chỉ còn da bọc xương sau 2 năm bị cầm tù.

Bà Lý bị bắt vào ngày 27 tháng 4 năm 2018 khi đang học các bài giảng Pháp Luân Công cùng với ba học viên Pháp Luân Công khác. Bởi bà Lý không vượt qua đợt khám sức khỏe theo yêu cầu của trại giam, cảnh sát đã phóng thích bà và quản thúc bà tại gia. Bà Lý đã lại bị bắt 2 lần nữa, vào ngày 20 tháng 8 và vào ngày 27 tháng 12 năm 2018. Mỗi lần, bà đều bị thẩm vấn và được phóng thích. Khi bà từ chối ký vào biên bản thẩm vấn, cảnh sát đã ký giấy tờ thay bà trái với ý nguyện của bà.

Do bị sách nhiễu liên tục, bà Lý đã xuất hiện các triệu chứng của một cơn đột quỵ. Bà không thể nói chuyện và đi lại khó khăn trong một khoảng thời gian.

Tòa án Huyện Trường Lịch đã kết án bà Lý 4 năm tù và phạt bà 10.000 tệ. Bà Lý đã bị đưa trở lại trại tạm giam Tần Hoàng Đảo vào ngày 18 tháng 11 năm 2020 và bị chuyển đến Trại tù Nữ Thạch Gia Trang vào tháng 5 năm 2021.

Sau khi mất chồng và con gái, người phụ nữ 73 tuổi cũng qua đời vì cuộc bức hại Pháp Luân Công

Sau cái chết bi thảm của chồng và con gái nhiều năm về trước, bà Hướng Hoài Hương, một cư dân thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, qua đời vào ngày 2 tháng 4 năm 2023 do cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà hưởng thọ 73 tuổi.

2023-5-2-200618-1--ss.jpg

Bà Hướng Hoài Hương

Con gái bà Hướng, cô Trần Lệ Quyên, bị bắt vào năm 2000 khi đang luyện các bài công pháp Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Lúc đó cô khoảng 20 tuổi và vẫn đang là sinh viên đại học. Cảnh sát Sâm Châu đi tới Bắc Kinh để áp giải cô về. Trong khi bị giam giữ, cô bị tra tra tấn dẫn đến căng thẳng và rối loạn thần kinh. Sau đó cô được tại ngoại, và cuối cùng bị đưa vào bệnh viện tâm thần để điều trị vào tháng 7 năm 2000. Tuy nhiên, tình trạng của cô trở nên tệ hơn, và cô qua đời vào tháng 11 năm 2004.

Sau vụ bắt giữ cuối cùng của bà Hướng vào ngày 19 tháng 7 năm 2010, chồng bà, ông Trần Chí Cường, thường đi tới Tòa án Quận Tô Tiên để yêu cầu trả tự do cho vợ mình, nhưng bị nhân viên tòa án đe dọa. Do quá đau khổ về tinh thần, ông mắc bệnh ung thư gan. Vì bệnh nặng, ông đã nhiều lần cầu xin chính quyền trả tự do cho bà Hướng để bà có thể về chăm sóc cho mình nhưng luôn bị từ chối. Sau đó ông Trần tử vong tại nhà. Sau khi thi thể của ông bắt đầu phân hủy và bốc mùi thối rữa thì hàng xóm mới phát hiện ra.

Từ ngày 5 tháng 11 năm 2010 đến ngày 7 tháng 4 năm 2011, bà Hướng bị Tòa án Quận Tô Tiên xét xử 4 lần và bị kết án 7 năm, thụ án trong Nhà tù Nữ Tỉnh Hồ Nam.

Ngày 18 tháng 7 năm 2017, bà Hướng được trả tự do và phát hiện lương hưu của mình bị đình chỉ từ tháng 9 năm 2014. Bà đã nhiều lần khiếu nại với đơn vị công tác cũ và cục an sinh và xã hội tỉnh, nhưng không có kết quả.

Lãnh đạo đơn vị công tác cũ của bà cầu bà trả lại hơn 90.000 Nhân dân tệ tiền lương hưu mà bà được nhận được từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2014. Vì bà không có tiền để chi trả, công ty khấu trừ tiền từ tài khoản lương hưu của bà từ tháng 8 năm 2017 (1 tháng sau khi bà được thả). Họ thông báo sẽ phát cho bà một khoản trợ cấp để trang trải sinh hoạt phí tối thiểu sau khi thu hồi đủ 90.000 Nhân dân tệ trong 9 năm, nhưng sẽ không khôi phục lương hưu cho bà. Sự đau khổ về tinh thần và áp lực tài chính cuối cùng cướp đi sinh mạng của bà, và cuối cùng bà qua đời lúc 5 giờ sáng ngày 2 tháng 4 năm 2023.

Người phụ nữ 78 tuổi ra tù trong tình trạng nguy kịch, qua đời 3 tháng sau đó

Bà Phó Phát Chi được thả khỏi nhà tù khi đang hấp hối vào tháng 10 năm 2022, 1 tháng trước khi mãn hạn án tù 4 năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Ba tháng sau, vào tháng 1 năm 2023, bà đã qua đời ở tuổi 78.

Bà Phó ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên bị bắt vào ngày 22 tháng 11 năm 2018 và sau đó bị Toà án Quận Tân Đô kết án 4 năm tù. Tại thời điểm bị đưa tới Nhà tù Nữ Tỉnh Tứ Xuyên, bà vẫn rất khoẻ mạnh và tràn đầy năng lượng. Không rõ là bà đã bị tra tấn như thế nào mà cuối cùng đã chết một cách oan uổng.

Đây không phài là lần duy nhất bà Phó bị kết án vì kiên định đức tin. Trước đây, bà Phó từng bị bắt giữ vào tối ngày 10 tháng 3 năm 2009. Bởi bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, nhà chức trách đã đưa ba người con trai của bà đến trại tạm giam và buộc chúng quỳ gối trước mặt bà, khóc lóc và van xin bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bà đã từ chối dù phải đối mặt với áp lực khủng khiếp.

Bốn tháng sau, bà Phó bị kết án 3 năm tù. Bà đã kháng cáo lên Toà án Trung cấp Thành phố Thành Đô, thẩm phán đã tổ chức một phiên xét xử bí mật và ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu của bà.

Người phụ nữ cao tuổi bị cảnh sát sách nhiễu triền miên và kết án tù đã tử vong sau cơn đột quỵ

Sau khi mãn hạn bản án 1 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, bà Trương Quế Vân vẫn liên tục bị cảnh sát sách nhiễu. Áp lực tinh thần khiến bà nhiều lần bị đột quỵ. Cuối cùng, bà qua đời vào ngày 16 tháng 1 năm 2023, ở tuổi 73.

2023-5-2-200618-2.jpg

Bà Trương Quế Vân

Bà Trương, quê gốc ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang bị bắt giữ 3 lần từ năm 1999 tới năm 2000. Bà từng một lần lãnh án lao động cưỡng bức, nhưng được trả tự do sau 14 ngày vì lý do sức khỏe.

Bà Trương bị bắt một lần nữa vào năm 2001 và bị giam giữ 2 tuần. Sau khi được trả tự do, chính quyền bố trí 4 người chia 2 ca để thay phiên nhau theo dõi bà 24/24 trong 2 tuần. Trong vài tháng sau đó, cảnh sát không ngừng sách nhiễu gia đình bà và ép chủ nhà đuổi họ đi, đồng thời cấm những người khác cho họ thuê nhà.

Để tránh sách nhiễu, bà Trương phải chuyển đến sống thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh. Vợ chồng bà lâm vào tình cảnh khó khăn sau khi cơ quan cũ của ông ngừng trả lương hưu vì việc kinh doanh không thuận lợi. Vì căng thẳng tinh thần, chồng bà qua đời vào năm 2004. Bà Trương quay trở về Tề Tề Cáp Nhĩ để nộp đơn xin trợ cấp thu nhập thấp nhưng không được giải quyết.

Cảnh sát bắt đầu sách nhiễu và giám sát hoạt động hàng ngày của bà kể từ tháng 8 năm 2018. Ngày 28 tháng 5 và ngày 24 tháng 6 năm 2019, bà Trương bị Tòa án Quận Lập Sơn đưa ra xét xử. Cảnh sát tiếp tục sách nhiễu bà sau khi bà được trả tự do. Vì áp lực tinh thần, bà đã bị đột quỵ vào ngày 27 tháng 1 năm 2021, và sau đó bà bị đột quỵ thêm vài lần nữa. Cuối cùng, bà đã qua đời vào ngày 16 tháng 1 năm 2023.

Bài liên quan:

Báo cáo tháng 2 năm 2023: 25 học viên Pháp Luân Công qua đời do bị bức hại

Báo cáo tháng 2 năm 2023: 19 học viên Pháp Luân Công tử vong do bị bức hại

Báo cáo tháng 1 năm 2023: 117 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin

15 học viên Pháp Luân Công qua đời vì cuộc bức hại được báo cáo trong tháng 1 năm 2023

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/4/459461.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/10/208460.html

Đăng ngày 16-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share