Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-04-2023] Ngày 28 tháng 11 năm 2022, ông Diệp Trí Mẫn bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quận Nam Sơn (thành phố Thẩm Dương, tỉnh Quảng Đông) vào ngày 17 tháng 3 năm 2023. Luật sư của ông đã bào chữa vô tội và bác bỏ mọi cáo buộc chống lại ông. Thẩm phán chủ tọa Ngô Quân Vĩ liên tục ngắt lời luật sư, thậm chí không chờ luật sư kịp nói xong một câu hoàn chỉnh.
Công tố viên cáo buộc ông Diệp vi phạm Điều 300 của Bộ Luật hình sự, trong đó quy định rằng bất kỳ cá nhân nào lợi dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật đều sẽ bị truy tố với khung hình phạt cao nhất của pháp luật hiện hành.
Luật sư bào chữa chỉ ra rằng Đại hội Đại biểu Nhân dân (cơ quan lập pháp của Trung Quốc) chưa từng ban hành bất kỳ luật nào xác định rằng Pháp Luân Công là “tà giáo” và danh sách các tổ chức tà giáo do Bộ Công an ban hành không bao gồm Pháp Luân Công.
Công tố viên viện dẫn cơ sở pháp lý dựa trên giải thích pháp luật của Điều 300 do Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành vào tháng 11 năm 1999, trong đó yêu cầu bất kỳ ai tu luyện Pháp Luân Công sẽ bị truy tố với mức án cao nhất có thể.
Luật sư lập luận rằng giải thích pháp luật năm 1999 đó đã có bản mới thay thế có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2017. Giải thích mới này không đề cập tới Pháp Luân Công và nhấn mạnh rằng bất kỳ cáo trạng nào chống lại bất kỳ ai liên quan tới tổ chức tà giáo đều phải có sơ sở pháp lý vững chắc. Bởi chưa từng có luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công hay gán nhãn pháp môn này là một tà giáo ở Trung Quốc, nên bản cáo trạng chống lại ông Diệp là thiếu cơ sở pháp lý.
Luật sư nhấn mạnh rằng theo quy định pháp luật, bất cứ hành vi nào được coi là phạm tội hình sự đều phải được quy định trong bộ luật hình sự. Nói cách khác, nếu luật hình sự quy định hành vi nào đó (giả sử như giết người) là phạm tội, thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị coi là đã vi phạm pháp luật. Nếu một hành vi không được đề cập trong luật hình sự, thì không có cơ sở pháp lý để truy tố bất kỳ ai vì đã thực hiện hành vi đó. Một lần nữa, bởi không có luật nào quy định rằng tu luyện Pháp Luân Công hay sở hữu/quảng bá tài liệu Pháp Luân Công là phạm tội, Điều 300 của Luật Hình sự không thể được sử dụng làm cơ sở pháp lý cho vụ án chống lại ông Diệp.
Công tố viên nói Hiến pháp và các luật khác nhận định Pháp Luân Công là tà giáo, nhưng bà ta không chỉ ra được điều luật cụ thể nào. Luật sư bác bỏ và khẳng định rằng Hiến pháp chưa từng đề cập tới Pháp Luân Công.
Luật sư nói thêm rằng, Pháp Luân Công chỉ là một pháp môn tu luyện để tự cải thiện bản thân và phần “tổ chức” trong cáo buộc chống lại ông Diệp là vô căn cứ vì Pháp Luân Công không hề có cơ cấu tổ chức hay danh sách thành viên. Nói tóm lại, công tố viên đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông Diệp đã tham gia vào tổ chức tà giáo, hoặc chỉ ra hành động cụ thể nào của ông đã phá hoại việc thực thi pháp luật.
Ngoài ra, mọi sai phạm hình sự hẳn sẽ phải gây hại cho toàn xã hội (ngược lại với sai phạm dân sự chỉ gây thiệt hại cho các bên tư nhân). Tuy nhiên trong bản cáo trạng, công tố viên chỉ một mực cáo buộc ông Diệp phá hoại việc thực thi pháp luật mà không chỉ ra được ông đã cản trở việc thực thi điều luật nào hay ông đã gây hại gì cho toàn xã hội.
Đối với cáo cuộc của công tố viên về việc ông Diệp sản xuất và phân phát tài liệu quảng bá Pháp Luân Công, luật sư nói rằng mặc dù cảnh sát thực sự tìm thấy sách cùng tại liệu Pháp Luân Công tại nhà ông Diệp, nhưng họ không có bất kỳ bằng chứng nào về việc ông đã lan truyền tài liệu này như thế nào.
Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự, tòa án phải thông báo về phiên tòa cho bị cáo trước 3 ngày. Nhưng ông Diệp không hề nhận được thông báo nào theo yêu cầu của pháp luật, do đó, bản thân tòa án đã vi phạm thủ tục pháp lý.
Luật sư nói thêm rằng “Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới” đã nêu trong phần mở đầu rằng “mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng”. Bởi Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc soạn thảo và ký kết tuyên bố trên, nên càng phải tôn trọng sự tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng tinh thần của công dân Trung Quốc.
Luật sư cũng nói sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền ở Trung Quốc, họ đã phát động hết cuộc vận động chính trị này đến cuộc vận động khác nhắm vào một nhóm công dân Trung Quốc nào đó – những người dám chỉ trích chế độ. Vô số người đã bị bỏ tù hay bức hại đến chết.
Thẩm phán liên tục ngắt lời luật sư, nhưng ông tiếp tục nói rằng lãnh đạo hiện tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc hứa cho phép người dân Trung Quốc sống với “Giấc mơ Trung Quốc”. Nhưng để hiện thực điều đó, người dân Trung Quốc phải được hưởng sự tôn nghiêm và tự do. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm quét sách tín ngưỡng bằng chế độ chuyên chế sẽ không thành công. Ông kêu gọi thẩm phán hãy học bài học giáo huấn từ lịch sử, hãy bảo vệ pháp luật và duy trì công lý.
Sau phần bào chữa của luật sư, công tố viên cáo buộc ông nói hàm hồ, bịa đặt và vòng vo. Tuy nhiên, công tố viên lại phớt lờ việc bản thân không thể trả lời câu hỏi của luật sư về việc làm thế nào mà ông Diệp lại bị cáo buộc lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật.
Trong khi tự bào chữa cho mình, ông Diệp đã yêu cầu công tố viên và thẩm phán đưa các sách Pháp Luân Công ra trước tòa và đọc một số nội dung ghi trong sách. Ông nói mỗi người hãy tự đọc sách và nhận định xem nội dung đó là phá hoại xã hội hay mang lại lợi ích cho xã hội.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/12/458720.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/10/208452.html
Đăng ngày 16-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.