Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-03-2023] Trong tu luyện, chúng ta cần thường xuyên chia sẻ và nhắc nhở nhau. Địa khu chúng tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm và bài học giáo huấn về phương diện này nên tôi muốn viết ra để chia sẻ cùng các đồng tu.

1. Nhắc nhở nhau dùng Pháp đối chiếu bản thân

Sư phụ giảng:

“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu” (Thực tu, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Học Pháp đắc Pháp
So học so tu
Mỗi mỗi đối chiếu
Làm thế là tu” (Thực tu, Hồng Ngâm)

Trong quá trình chia sẻ, các đồng tu ngộ được rằng Sư phụ muốn chúng ta “Học Pháp đắc Pháp” (Thực tu, Hồng Ngâm). Mỗi khi chúng ta bị động tâm trước sự việc này, sự việc kia thì cần dùng đoạn Pháp có liên quan của Sư phụ để đối chiếu chính mình, tìm ra thiếu sót của bản thân và nỗ lực quy chính. Nếu không, có thể sẽ xuất hiện trạng thái học không đi đôi với hành, khi đó thường sẽ bị nhân tâm, chấp trước và quan niệm người thường khống chế mà xa rời thực tu.

Nhiều năm trước, địa khu chúng tôi có một đồng tu đã đọc thuộc Chuyển Pháp Luân hơn 20 lần. Nhưng khi tôi hỏi đồng tu này rằng: gặp phải sự việc động chạm đến tâm tính, đồng tu có thể nhớ tới những đoạn Pháp liên quan trong Chuyển Pháp Luân hay không? Đồng tu ấy trả lời: “Tôi không nhớ ra.” Về sau, đồng tu bị giả tướng nghiệp bệnh can nhiễu hơn một năm, cuối cùng không vượt quan được. Qua đó có thể thấy rằng học Pháp thì cần phải dùng Pháp để chỉ đạo hành vi của bản thân.

Trong chúng ta có đồng tu đã khai mở thiên mục, có thể nhìn được không gian khác. Thông qua việc học Pháp, chúng ta hiểu rằng việc tu luyện Đại Pháp là không được để huyễn tượng hay giả tướng làm mê hoặc, mà cần dùng Đại Pháp của vũ trụ làm cơ sở để nhận định. Nếu như không thể phân biệt rõ chân tướng hay giả tướng, thì thường làm việc sẽ không dựa trên Pháp, như vậy trong một số tình huống có thể sẽ đưa ra những nhận định lệch khỏi Pháp.

Tôi đã từng tiếp xúc với một số đồng tu trẻ, khi lựa chọn nghề nghiệp dễ dàng bị dụ hoặc bởi danh, lợi nơi người thường, từ đó xa rời hoàn cảnh tốt hơn cho việc phối hợp chỉnh thể trong chứng thực Pháp và cứu người, rơi vào sự giao tranh, phấn đấu nơi người thường, càng lún càng sâu, thậm chí gần như đã bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ, khó có thể tự thoát ra được. Tại đây, tôi không có ý ngăn cản các đồng tu trẻ lựa chọn một nghề nghiệp nơi người thường, mà muốn kiến nghị các đồng tu xung quanh rằng vào thời điểm thích hợp, cần nhắc nhở những đồng tu trẻ như trên không được quên sự chỉ dạy của Sư phụ, con đường mà Sư phụ an bài cho chúng ta nhất định là con đường phù hợp nhất.

Địa phương tôi có một đồng tu từng phải đối mặt với một lựa chọn: bản thân có muốn về quê hay không? Sau nhiều ngày suy nghĩ, đồng tu vẫn không thể quyết định, vô cùng rối bời. Sau đó, cô ấy gặp một đồng tu. Cô liền kể với đồng tu kia về vấn đề mà mình đang gặp phải, cũng muốn nghe xem đồng tu suy nghĩ thế nào. Đồng tu được hỏi cho hay: “Nếu như chúng ta vì để trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh mà cần về quê thì việc quay về là đúng; hoặc nếu chúng ta cũng vì lẽ đó mà chọn cách không quay về, thì việc không quay về cũng đúng. Còn nếu chúng ta ôm giữ cách nghĩ vị tư, vị ngã mà muốn về hay không muốn về, thì làm thế nào cũng đều không đúng, bởi cơ điểm không phù hợp với Pháp”.

Trong một lần giảng chân tướng, một đồng tu địa phương đã bị cảnh sát bắt cóc và đưa đến đồn cảnh sát thẩm vấn phi pháp, còn định gia tăng bức hại. Trước sự uy hiếp, đe dọa và lừa phỉnh của nhiều cảnh sát, đồng tu không chút động tâm, không bị nhân tâm dẫn động, chỉ bảo trì tâm thái từ bi cứu độ chúng sinh, một mặt chính niệm thanh trừ tà linh ở không gian khác đang không chế thế nhân, một mặt giảng chân tướng cho cảnh sát, không cho cảnh sát cơ hội bức hại bản thân, không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của tà ác, hoàn toàn giao cấp bản thân cho Sư phụ. Kết quả là đồng tu đã được về nhà ngay ngày hôm đó, trong quá trình này đồng tu còn khuyên thoái được cho một người thường bị giam giữ, một trưởng đồn cảnh sát trẻ, và người tài xế taxi chở đồng tu về nhà.

2. Tâm thái khi nhắc nhở và khuyến thiện

Sư phụ giảng:

“Vậy khi thấy người khác có chỗ thiếu sót, không đề cao lên được, thì tại sao lại không thể thiện ý mà bảo cho họ một chút?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])

Mọi người đều ngộ được rằng việc đệ tử Đại Pháp nhắc nhở và khuyến thiện lẫn nhau là thể hiện thiện tâm và tinh thần trách nhiệm. Trong khi phối hợp chỉnh thể, khi chúng ta biểu hiện ra trạng thái không phù hợp với Pháp hoặc tâm bất chính, quên rằng bản thân là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, nếu các đồng tu xung quanh nhìn ra được, thì nên giống như đối mặt với những chúng sinh cự tuyệt chân tướng vậy, cần phát tự nội tâm thức tỉnh đồng tu, để cộng đồng cùng nhau tinh tấn trong Pháp. Tâm thái nhắc nhở và khuyến thiện cần phải vị tha, còn đối phương có tiếp nhận hay không thì đó là vấn đề của bản thân đối phương, chúng ta không nên chấp trước.

Trong khi chia sẻ, có đồng tu cho biết: Đôi khi đồng tu phát hiện ra thiếu sót và nhắc nhở nhau, người bị nhắc nhở có thể do cảnh giới tu luyện lúc đó có hạn nên chưa thể lập tức lý giải và tiếp thụ được, nhưng có thể cảm nhận được sự chân thành và thiện ý của đồng tu, vì thế cũng sẽ không biện giải cho mình.

Khi học Pháp, tôi đọc được đoạn Pháp của Sư phụ về phương diện này, tôi hiểu ngay rằng ở phương diện này, bản thân thực sự còn tồn tại trạng thái bất chính và thiếu sót, tôi cũng nhớ lại rằng từng có đồng tu nhắc nhở tôi vấn đề về phương diện này, điều đó cũng có thể giúp tôi lý giải Pháp của Sư phụ tốt hơn. Nếu như khi chúng ta nhắc nhở đồng tu mà lại chấp trước vào chính chấp trước của đồng tu thì ngược lại sẽ khởi tác dụng không tốt, thậm chí còn hình thành gián cách. Vậy cũng nói, trong khi nhắc nhở và khuyến thiện nhau, chúng ta không được chấp trước vào kết quả. Nhắc nhở chỉ là bước đầu phát hiện ra vấn đề, chân chính thực tu mới là trọng yếu nhất.

Ngoài ra, khi nhắc nhở người khác, bản thân cũng cần hướng nội tìm. Song song với việc nhắc nhở người khác, chúng ta cũng không thể không để ý đến việc đối chiếu bản thân với Pháp để suy xét chính mình, tu chính mình. Khi thấy người khác tồn tại vấn đề nào đó, trước tiên cần hướng nội tìm xem liệu bản thân có tồn tại vấn đề như vậy hoặc vấn đề tương tự như vậy hay không.

Trong khi nhắc nhở lẫn nhau còn cần tu khứ tâm sợ làm mất lòng người khác. Tôi ngộ được rằng: sợ làm mất lòng người khác, sợ đối phương tức giận, cũng là tâm sợ, là nhân tâm, đã là nhân tâm thì phải bỏ, chúng ta cần đặt tâm cho chính. Nếu như sợ làm mất lòng người khác, sợ đối phương tức giận mà không nhắc nhở đối phương, thì chính là không suy xét đến việc đối phương sẽ lệch khỏi Pháp? Sợ này sợ nọ, mà không sợ việc thấy đồng tu đi đường vòng vẫn mặc kệ sao? Chúng tôi thể ngộ được rằng khi chúng ta nghĩ cho từng cá nhân trong chỉnh thể, chính là chúng ta đang nghĩ cho chỉnh thể, chính là có trách nhiệm với đồng tu, đó cũng là biểu hiện của vị tha.

Khi nhắc nhở cần buông bỏ tự ngã mới có thể đem lại hiệu quả tốt. Khi nhắc nhở đồng tu, đối với tu luyện bản thân là không được buông lơi. Trong khi chia sẻ cần quan sát và thuận theo khả năng tiếp thụ và trạng thái của đối phương, vậy có thể cũng cần buông bỏ tự ngã mới có thể làm được, đó là nhân tố để tu chính mình, chứ không phải bản thân một lòng một dạ muốn chia sẻ với đồng tu thì nhất định phải nói ra hết mới tính là nhắc nhở đồng tu. Không phải như vậy. Nếu như lúc đó đối phương không nghe, không lý giải được, hay không muốn nghe, thậm chí còn tỏ ra phản cảm mà bản thân lại không biết, vẫn tiếp tục nói thì có lẽ vấn đề là ở chính mình.

Tôi ngộ được rằng nếu muốn tìm được khúc mắc của đối phương, nhắc nhở có tính nhắm thẳng, thì chỉ có thông qua học Pháp, thực tu và không ngừng đề cao trong Pháp, như thế chúng ta không những có thể nhắc nhở đồng tu, mà còn nhanh chóng giúp đồng tu tìm ra khúc mắc. Ngoài ra, khi chúng ta dùng Pháp để đối chiếu ngôn hành và suy nghĩ của bản thân, trong khi thực tu hướng nội tìm, sẽ là muốn sao được vậy, cũng có thể nhắc nhở bản thân chính xác hơn.

Tại đây, tôi muốn nói rõ một điểm: tu luyện của chúng ta chính là học Pháp, đắc Pháp, dùng Pháp đối chiếu ngôn hành và suy nghĩ của bản thân, trong khi chân chính hướng nội tìm và không ngừng tu chính bản thân, trong khi trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh mà tu xuất lai, chứ không phải dựa vào sự nhắc nhở của người khác mà đề cao.

Trên đây là một số thể hội của người viết và các đồng tu xung quanh trong khi chia sẻ, phối hợp chỉnh thể và nhắc nhở lẫn nhau. Nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu chỉ chính.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/7/456464.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/19/207734.html

Đăng ngày 15-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share