Bài viết của Phương Thuần, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 10-12-2022] Tôi là một đệ tử Đại Pháp, là sinh mệnh may mắn nhất trong vũ trụ. Tại đây, tôi muốn viết ra quá trình bản thân tu khứ chấp trước ngoan cố và đề cao tâm tính trong tu luyện.

1. “Chiếc chùy nặng” đánh bật chấp trước ngoan cố

Vài năm trước, mỗi khi chỉnh thể cần phối hợp, tôi đều tương đối dụng tâm. Nhưng tại phương diện thực tu bản thân thì vẫn còn rất kém. Vậy nên tâm tính đề cao rất chậm, tôi cảm thấy chướng ngại lớn nhất chính là: tự ngã, hướng ngoại nhìn, tu người khác, tâm chỉ trích, v.v. Khi được đồng tu thiện ý nhắc nhở vẫn còn thói quen biện giải, điển hình là cái tâm “không để người khác nói”.

Trong hai, ba năm qua, tôi và các đồng tu bên cạnh bắt đầu học thuộc Pháp, nhóm học Pháp nhỏ cũng chuyển sang học thuộc Pháp. Theo cách này, tôi dễ dàng đạt được tư tưởng thuần tịnh khi học Pháp, học Pháp nhập tâm, sau khi học thuộc Pháp tâm tình cũng vô cùng phấn chấn. Khi gặp vấn đề mà không biết tu thế nào hay khi có nhân tâm mạnh mẽ, tôi liền cầm cuốn Chuyển Pháp Luân lên để học thuộc Pháp, và thường thì đoạn Pháp này vừa hay nhắm trúng vấn đề của bản thân. Kỳ thực, khi chúng ta học Pháp không cần cố ý tìm cầu, chỉ cần dụng tâm học, dụng tâm học thuộc, thì hết thảy mọi việc đều trong sự an bài của Sư phụ. Ví dụ như:

Đồng tu G xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh nghiêm trọng. Một hôm, tôi gặp đồng tu M tại nhà của G. Đồng tu M nghiêm nghị nói với tôi: “Chị biết không? Trạng thái hiện nay của đồng tu G là do sự chỉ trích của chị mà ra!” Những lời này như một cây gậy lớn bất thình lình giáng vào ngực tôi, khiến tôi thậm chí không thể thở nổi. Đồng tu G và mẹ của cô ấy cũng sững người, tròn mắt nhìn tôi, tôi phải cố gắng hết sức khắc chế bản thân để không tranh luận với M. Anh ấy vẫn sồn sồn nói về tôi nên tôi đã bảo anh ấy đừng nói nữa. Nhưng anh ấy lại tiếp tục bảo rằng: cho dù không hoàn toàn là do chị gây ra thì chị cũng có nửa phần trách nhiệm trong đó.

Tôi biết khá rõ tình huống của đồng tu G. Cô ấy kể với tôi rằng vì câu nói của một đồng tu nào đó đã khiến cô sinh tâm oán giận, đến nỗi không thể buông được, nên mới dẫn đến can nhiễu nghiệp bệnh nghiêm trọng. Kỳ thực, đồng tu G đã bị tà ác giam giữ và bức hại tàn khốc trong hắc ngục trong ba năm, khi ra tù, đường tiêu hóa của cô có những phản ứng dị thường và về sau tình trạng của cô dần trở nên nặng hơn. Trong thời gian ngồi tù, liệu trong cơm của cô có bị bỏ thuốc độc hay không cũng rất khó nói. Cựu thế lực đã lợi dụng tâm oán hận để gia tăng bức hại cô, và chia rẽ cô với những đồng tu trợ giúp cô nhiều nhất.

Trước đó từng có đôi, ba lần, tôi đưa cô ấy đến nhà tôi để cùng học Pháp, chia sẻ và phát chính niệm, và thường sang ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba là cô vui vẻ ra về. Trong khi chia sẻ, tôi hỏi cô ấy, trước đây cô có tâm oán hận không? Cô nói, giọng chắc nịch: “Tôi không có!” Tôi nói, tâm oán hận cũng giống như những chấp trước khác, đều không phải là tự kỷ chân chính của chúng ta, nó là thứ mà cựu thế lực từ rất lâu đã cưỡng ép thêm lên chúng ta, người nào cũng có. Chúng ta tu luyện là phản bổn quy chân, cần trừ bỏ chúng. Chị không biết mình có nó thì làm thế nào loại bỏ được nó đây? Chính là Sư phụ đã mượn miệng của đồng tu để nói ra câu nói kia, động đến tâm oán hận của chị, đem nó hiển lộ ra để chị thấy, chị phân rõ nó không phải là chị, chị không cần nó, thì Sư phụ sẽ giúp chị gỡ bỏ nó đi, như vậy chẳng phải sẽ là đại hảo sự sao. Phải vậy không? Nhìn nhận như vậy, thì chẳng phải chúng ta nên cảm ơn các đồng tu sao? Cô ấy vẫn không nhận ra, chính là không buông xuống được.

Hôm nay, đồng tu M đổ tội lớn như vậy lên đầu tôi, tôi làm sao chấp nhận nổi? Trên đường về nhà, tôi cảm thấy vô cùng khó chịu. Sự áp đặt, lấn át, cùng biểu hiện cực đoan trước đây của đồng tu M xung kích tâm tôi, khiến tôi phẫn nộ bất bình.

Về đến nhà, tôi ngồi xuống ghế sô pha và tự nhủ: Sao mình lại khó chịu thế nhỉ? Lời này vừa thốt ra, tôi lập tức ý thức được: thấy khó chịu thì chính là có tâm gì đó rồi! Tôi bèn tĩnh xuống, thầm nghĩ, hôm nay vô luận thế nào tôi cũng phải hướng nội tìm, biểu hiện và lời nói của đồng tu M có bị thái quá thế nào tôi cũng không được nhìn vào đó, chỉ tìm chính mình!

Tôi tự hỏi rồi tự trả lời: Chỉ trích ư? Liệu mình có biểu hiện như vậy không? Có, hơn nữa mình còn chỉ trích đồng tu G không ít. Đồng tu G đắc Pháp muộn, ngay khi bước vào tu luyện đã tham gia chứng thực Pháp, việc học Pháp, học thuộc Pháp và giảng chân tướng đều làm rất tốt, nhưng tôi cảm thấy cô ấy không hiểu nhiều về tu luyện cá nhân, cô ấy thường làm những việc hữu vi và coi đó là việc tốt, bất cứ khi nào gặp vấn đề, cô ấy luôn hỏi các đồng tu xem làm thế nào, cuối cùng vẫn là chiểu theo lý của người khác mà làm. Thấy cô ấy cứ mãi như thế, lại còn hay hỏi tôi, tôi liền mất kiên nhẫn và quở trách cô ấy. Nhưng cô ấy không những không giận, mà còn luôn nói với người khác rằng tôi tốt, rằng tôi có thể “đọc ra vị, phân tích vấn đề”, và giúp cô ấy ngộ trên Pháp. Tôi nghe xong mà cảm thấy bản thân mình thật không tệ!

Đã nhiều năm rồi, biểu hiện của đồng tu G trước mặt tôi cũng vẫn như vậy, lẽ nào là ngẫu nhiên sao? Tôi đã không trông vào ưu điểm của đồng tu và khích lệ cô ấy nhiều hơn, cũng rất ít khi tìm ở chính mình, tu chính mình, trái lại còn chỉ trích và làm tổn thương cô ấy, cô phụ sự an bài từ bi của Sư phụ. Có những đồng tu đã từng nhiều lần thiện ý nhắc nhở tôi, nhưng họ đều không biết phải làm sao trước lời “giải thích” của tôi. Sư phụ thấy sau khi học thuộc Pháp, tôi đã có thể hướng nội tìm, nên đã hữu ý dùng chiếc chùy nặng của đồng tu M để thức tỉnh tôi. Ngoài ra, đồng tu M biểu hiện hung hăng lấn át người khác, đó chẳng phải là Sư phụ để tôi soi lại mình sao? Tôi hơn gì anh ấy? Sư tôn thực sự đã rất lao tâm vì tôi!

Tâm tôi trở nên sáng tỏ thông suốt! Tôi muốn mau chóng đến gặp đồng tu M để xin lỗi và cảm ơn anh ấy nhưng không tìm được nhà anh. Ngày hôm sau, tôi gặp lại anh ấy tại nhà của đồng tu G. Tôi đã chân thành xin lỗi và cảm ơn anh ấy vì sự thẳng thắn và bộc trực của anh. Chúng tôi chia sẻ rất hòa ái. Sư phụ đã dùng chiếc chùy nặng để đánh bật những tâm như lấn át, chỉ trích, không để người khác nói cùng những chấp trước ngoan cố khác khỏi tôi.

Một hôm, sau khi học xong ba bài giảng với các đồng tu, tôi cảm thấy tâm mình vô cùng tường hòa và từ bi. Tôi bèn nghiêm túc viết một lá thư cho đồng tu G, vô cùng chân thành khen ngợi những ưu điểm của cô ấy và khích lệ cô thoát khỏi ma nạn, đồng thời thẳng thắn nói với cô ấy rằng, cuối cùng tôi cũng hiểu cô ấy đã nhọc lòng vì tôi mà làm hết thảy, hiểu được rằng cô muốn dùng sự chân thành và thiện lương của mình để cảm hóa và sưởi ấm trái tim lạnh giá của tôi, nhưng tôi đã nhầm khi coi biểu hiện của cô ấy là hữu vi. Từ tận đáy lòng, tôi cảm ơn sự từ bi, bao dung từ trước đến nay của cô ấy, và mong cô thứ lỗi. Tôi đã nhờ một đồng tu mang bức thư đến cho cô ấy. Đồng tu nói với tôi rằng đồng tu G vừa đọc bức thư này vừa khóc. Viết tới đây, tôi cũng không kìm được nước mắt….

Trải nghiệm thực tu oan tâm thấu cốt lần này cũng là bước ngoặt của tôi, từ chỗ “hướng ngoại nhìn” đến “hướng nội tìm“.

2. Đồng tu kiên nhẫn không bỏ cuộc, ba lần chia sẻ giúp tôi tìm ra quan niệm

Một hôm, đồng tu A chia sẻ với tôi, cô ấy nói một cách nghiêm túc: chị giảng chân tướng cho lãnh đạo của một bộ phận nào đó trong đơn vị, nhưng không đường đường chính chính mà làm. Chị vốn là người đi cứu anh ấy nhưng chị lại giống như cầu anh ấy, xu nịnh và lấy lòng anh ấy vậy, thậm chí còn hạ mình. Niệm của chị không chính, mang theo những thứ bất hảo. Chị hãy hướng nội tìm thứ bất hảo đó. Nghe cô ấy nói những lời này, trong tâm tôi thấy rất mâu thuẫn. Cô ấy chia sẻ với tôi cả buổi sáng mà tôi cũng không tìm ra được “những thứ bất hảo” mà cô ấy nói đến là gì, ngược lại chỉ thấy chỗ thiếu sót của đồng tu A.

Một tuần sau, cô ấy lại chia sẻ với tôi, nhưng tôi nghe mà vẫn không hiểu cô ấy muốn tôi tìm cái gì. Thấy cô ấy kiên nhẫn không nản, một mực bảo tôi hướng nội, tôi liền biện giải: tôi cảm thấy cách làm của tôi hoàn toàn hợp lẽ thường, không có gì là không đường đường chính chính, càng không có gì là hạ mình cả. Tôi không mưu cầu bất cứ điều gì từ lãnh đạo, cũng không cần xu nịnh, ngoài ra, hết lần này đến lần khác tôi đã giảng chân tướng cho anh ấy, còn bảo anh ấy truyền lại chân tướng cho cha anh, anh ấy đều làm theo và sau đó cha anh ấy đã bắt đầu nghe các bài giảng. Đồng tu A thấy tôi căn bản không hướng nội tìm nên cảm thấy rất bất lực, không biết phải làm sao.

Vài ngày sau, tôi đi phát thẻ vượt tường lửa thì gặp phải cảnh sát mặc thường phục và sau đó bị đưa đến đồn cảnh sát. Trong quá trình này, chính niệm của tôi không đủ. Nhưng nhờ sự bảo hộ của Sư phụ cùng sự phối hợp giải cứu và gia trì chính niệm của các đồng tu, ngày hôm sau tôi đã trở về nhà bình an vô sự.

Một tháng sau, tôi mới gặp lại đồng tu A. Khi biết tôi bị tà ác can nhiễu, cô ấy hối hận vì lần trước đã không kiên trì giúp tôi hướng nội, khiến tôi bị tà ác dùi vào sơ hở. Vì vậy, cô ấy lại tiếp tục chia sẻ với tôi. Tôi nghĩ, lần này nhất định mình phải hướng nội tìm vô điều kiện. Tôi vừa nghĩ như vậy liền nghe thấy cô ấy nói: cách chị giảng chân tướng cho lãnh đạo vốn không có vấn đề gì cả, chỉ là chị mang theo quan niệm bất hảo “sợ đối phương không tiếp nhận chân tướng”, tâm không đủ thuần tịnh nên không thể triển hiện hết được sự thần thánh của Đại Pháp trong việc cứu người. Trong suốt những năm qua, chị luôn mang theo quan niệm này, vì thế mà ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giảng chân tướng. Giống như mười mấy năm trước chị tham dự một buổi họp lớp và mang theo quan niệm “sợ mọi người không tiếp nhận chân tướng” nên hiệu quả của việc giảng chân tướng mới không được như ý.

Tôi nói, lần này chị nói rõ ràng nên tôi cũng minh bạch ra rồi, chị nói rất đúng. Hai lần trước nếu như chị cũng nói như vậy thì chẳng phải tôi đã hiểu rồi sao? Cô ấy bảo, tôi vẫn nói như thế mà, nhưng thế nào mà chị đều chưa hiểu ra, tôi cũng không biết vì sao nữa, nhưng bây giờ thì vừa nói thoáng một cái, chị liền đột nhiên minh bạch!

Tôi cảm thấy rất kỳ lạ, hai lần trước tôi có nghe thấy cô ấy nói như vậy đâu nhỉ? Cô ấy tiếp tục chia sẻ với tôi: bởi vì đến bây giờ chị vẫn ôm giữ quan niệm này nên khi chị phát thẻ vượt tường lửa mới bị cảnh sát thường phục gây phiền nhiễu; cũng bởi vì chị mang quan niệm “sợ đối phương không tiếp nhận chân tướng” nên chị mới không giảng rõ chân tướng cho cảnh sát thường phục để rồi bị hãm hại; và cả việc chị không muốn giảng chân tướng cho cảnh sát tại đồn cảnh sát nữa, tất cả đều là vì quan niệm này.

Tôi nghe xong, trong tâm tựa như đạp đổ được một bức tường, lập tức thấy khoáng đãng, sáng sủa! Cái quan niệm kia cũng theo đó mà biến mất. Sư phụ thấy tôi rốt cuộc đã có thể phân biệt rõ ràng, liền lập tức gỡ bỏ nó cho tôi.

Tôi cũng minh bạch rằng hai lần trước vì tôi có tâm chống đối, biện giải, không dựa trên Pháp nên quan niệm này đã thừa cơ khống chế tư tưởng tôi, ngăn cản tôi nghe sự thật, lại còn biạ ra một loạt những lời dối trá để lừa gạt tôi, khiến tôi không thể nhìn rõ chân tướng sự việc. Nhưng ngay khi tôi muốn hướng nội, dựa trên Pháp thì chân ngã của tôi liền trở thành chủ thể, và tôi có thể nghe thấy sự thật, nhìn rõ chân tướng.

Viết đến đây, tôi lại minh bạch ra một Pháp lý khác: đệ tử Đại Pháp chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta có thể ở trong Pháp, thì những gì chúng ta nhìn thấy, nghe thấy đều là chân thực; còn nếu chúng ta không ở trong Pháp thì những gì chúng ta thấy được, nghe được đều là giả!

Lời kết

Sư phụ giảng:

“chư vị từ nay trở đi đều phải chú ý vấn đề này; phải đạt đến độ là ai nói [chư vị] cũng được; nếu nói đúng thì sửa đi, còn nếu không thì cũng chú ý; chư vị có thể đối diện với phê bình và chỉ trích mà bất động tâm thì chính là chư vị đang đề cao.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Sư phụ vì muốn giúp tôi nhanh chóng loại bỏ những vật chất này nên đã an bài cho tôi vô số lần trước đó, nhưng vì tôi không thể đứng tại Pháp và hướng nội tìm nên đã bỏ lỡ các cơ hội một cách uổng phí, làm cho Sư phụ phải bận tâm. Tuy rằng hai trải nghiệm thực tu này tương đối gian nan nhưng những thứ loại bỏ được là tương đối lớn, tương đối nhiều, việc đề cao tâm tính cũng rất vững chắc.

Hiện tại, tôi thời thời khắc khắc luôn coi bản thân là người tu luyện, khi gặp bất kỳ sự việc hay mâu thuẫn nào, dù bị khiển trách cũng vậy, bị oan uổng cũng vậy, tôi đều có thể nhanh chóng nhảy ra khỏi vấn đề ai đúng ai sai, không tranh biện, mà lặng lẽ tìm xem bản thân có điều gì không phù hợp với Pháp, tâm nào của bản thân đang bị xung kích rồi nhanh chóng quy chính. Tôi cảm thấy như bản thân đã biết tu như thế nào rồi!

Mùa xuân năm nay, tôi bỗng nhiên có cảm giác: cái tâm điển hình “không để người khác nói” của tôi cuối cùng đã trở thành “ai nói cũng được”!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/10/452816.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/2/207162.html

Đăng ngày 06-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share