Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Thuỵ Điển

[MINH HUỆ 10-11-2022]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các đồng tu!

Ngày đầu năm mới 1 tháng 1 năm 2020, tôi chuẩn bị lái xe đến tham gia sự kiện quảng bá Shen Yun; Đoàn Nghệ thuật Shen Yun sẽ biểu diễn từ ngày 3-6 tháng 1 tại Stockholm. Tôi đứng ở cạnh xe, nhìn lên bầu trời thấy xuất hiện một cảnh sắc rực rỡ, có màu hồng và màu đỏ. Một người hàng xóm cũng dừng lại, chúng tôi cùng đứng đó nhìn ngắm bầu trời mỹ lệ.

Có một câu ngạn ngữ cổ trong dân gian từ thế kỷ 16: “Nguyên đán tảo thần thiên biến hồng, nhất niên hội hữu đại bi thống” (Buổi sáng năm mới bầu trời chuyển đỏ, sẽ là một năm đầy thống khổ).

Tôi vẫn luôn làm quảng bá Shen Yun tại một trung tâm thương mại ở trung tâm thành phố Stockholm, chúng tôi đã nỗ lực bán hết vé trước buổi diễn đầu tiên. Mọi việc diễn ra rất thuận lợi khi Shen Yun đến Stockholm biểu diễn. Sau đó đoàn tiếp tục lưu diễn ở châu Âu. Vài tuần sau, có tin tức về một chủng virus lạ đang lan truyền ở Vũ Hán, Trung Quốc, các biện pháp hạn chế dịch bệnh lây lan được thực hiện trên toàn cầu. Tuần lưu diễn của Shen Yun buộc phải huỷ bỏ.

Trên TV đang nói về tình hình dịch bệnh ở Ý, giống như Sư phụ đã từng giảng:

“Đến khi thấy người chết đầy đường thì [người ta] sẽ ở trạng thái nào? Những gì con người không tin, những gì trong lịch sử vẫn bị con người coi là mê tín ấy đều sẽ xuất hiện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Lần đầu tiên đọc đến đoạn Pháp này, tôi đã có ấn tượng sâu sắc. Trên lý thuyết tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho những sự việc đáng sợ thế này, nhưng khi chúng sinh bắt đầu bị đào thải, tôi vẫn cảm thấy việc này thật khó tin. Vừa nghe nói Shen Yun phải huỷ bỏ lưu diễn ở các nước châu Âu khác, phản ứng đầu tiên của tôi là việc này không đúng; Shen Yun đến để cứu người, nhất định là cựu thế lực đang can nhiễu Shen Yun.

Sư phụ giảng:

“Hiện nay xuất hiện một loại tình huống, các nơi có học viên bảo mọi người phát chính niệm tập thể giải thể lần virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) này. Không phải thế đâu. Chư vị tới đây không phải để cải biến lịch sử, mà là để cứu người vào thời nguy hiểm nhất của lịch sử” (Lý Tính)

Khi đọc bài kinh văn này, tôi đã ý thức được lý giải ban đầu của tôi là sai.

Cứu người trong thời đại dịch

Trong những năm qua, chúng tôi định kỳ tổ chức các hoạt động vài lần một tuần tại trung tâm thành phố Stockholm, thu hút sự quan tâm của người dân đối với cuộc bức hại Pháp Luân Công. Mùa hè tại các điểm du lịch còn có du khách đến từ Trung Quốc, mỗi ngày chúng tôi đều có hoạt động giảng chân tướng. Điều kiện thời tiết hay bất cứ chướng ngại nào cũng không ngăn trở được chúng tôi. Khi trời mưa, có học viên hỏi chúng tôi có cần ngừng lại không. Tôi hay nói đùa rằng chúng tôi đã dính ướt rồi nên cứ tiếp tục thôi. Có học viên đã chuẩn bị bạt che mưa cho bàn thông tin chân tướng và bảng trưng bày của chúng tôi. Trong ngày dự báo có mưa, các học viên đều mang theo ô hoặc áo mưa. Thực ra trong thời gian diễn ra hoạt động rất ít có mưa, nhưng đôi lúc cũng có mưa trước hoặc sau hoạt động, hoặc giữa chừng với một trận mưa ngắn. Chúng tôi không bị ảnh hưởng, vẫn tiếp tục giảng chân tướng.

Trong thời gian đại dịch, có học viên làm hướng dẫn du lịch nói do Trung Quốc phong tỏa nghiêm ngặt, mấy năm tới sẽ không có khách du lịch đến từ Trung Quốc. Cảm giác này rất kỳ lạ, các hoạt động giảng chân tướng tại các điểm du lịch vốn đã trải qua rất nhiều mùa hè, giờ đây biến mất một cách nhanh chóng.

Trong hoạt động giảng chân tướng và phản bức hại của chúng tôi ở các địa phương khác, số lượng khách du lịch đến từ các quốc gia khác cũng giảm rất nhiều do đóng cửa biên giới.

Các quốc gia khác cũng phải đối mặt với những hạn chế phòng chống dịch nghiêm ngặt, người dân không được xuất ngoại. Ban đầu do Thuỵ Điển còn ít hạn chế, chúng tôi vẫn có thể triển khai hoạt động.

Đối với nỗi sợ hãi dịch bệnh đang lan tràn khắp xã hội, chúng tôi cũng cần phải thay đổi phương thức hoạt động. Tiếp tục tổ chức các hoạt động có phải là hành động đúng không? Khi chúng tôi phát tờ rơi, chúng tôi có khiến người khác sợ không? Mọi người sẽ nhìn nhận thế nào khi chúng tôi là những người duy nhất tổ chức các sự kiện nơi công cộng?

Tôi hiểu rằng công tác giảng chân tướng không thể ngừng lại. Tôi lập ra một bảng lịch trình, và mọi người báo danh trước các hoạt động, vậy nên sẽ không có quá nhiều người tham gia; chúng tôi đứng giãn cách khi luyện công; chỉ có một số ít học viên phát tờ rơi, duy trì khoảng cách với người đi đường khi phát tờ rơi, như vậy sẽ không làm mọi người sợ.

Một học viên Trung Quốc nói rằng các quốc gia khác không có hoạt động, dường như chỉ Thuỵ Điển có thể tiếp tục. Các bài báo của Minh Huệ về hoạt động của chúng tôi trở nên quan trọng hơn, vì các tập san giảng chân tướng ở Trung Quốc Đại Lục đang thiếu những báo cáo về hoạt động tại hải ngoại.

Tôi ý thức được chúng tôi là một phần của bức tranh lớn, điều quan trọng là chúng tôi cần tiếp tục tổ chức các hoạt động mỗi tuần như đã làm trước khi xảy ra dịch bệnh.

Số người đi lại ở trung tâm thành phố cũng giảm nhanh chóng, nhưng vẫn có một số người không e ngại tình hình dịch bệnh, còn có người trẻ tuổi chạy trốn khỏi sự phong tỏa nghiêm ngặt từ các quốc gia khác, truyền thông gọi họ là “người tị nạn virus Corona”.

Chúng tôi gặp được hàng trăm người trong mỗi sự kiện, thái độ tích cực ủng hộ của họ đối với Đại Pháp và hoạt động của chúng tôi đã cổ vũ và khích lệ chúng tôi tiếp tục kiên trì.

Thuỵ Điển cũng đã bắt đầu tiến hành hạn chế với các nhóm hoạt động nơi công cộng, cuối cùng chỉ cho phép nhóm tối đa tám người.

Ngày 25 tháng 4 năm 2021 khi tiến hành hoạt động kỷ niệm 22 năm phản bức hại cạnh Đại sứ quán Trung Quốc ở Gardet Stockholm, chúng tôi chỉ có tám học viên tham gia, cộng thêm một học viên là nhiếp ảnh gia của kênh truyền thông.

Ngày hôm đó gió rất lớn, rất khó dựng biểu ngữ. Khi học viên chụp ảnh đang cố gắng giúp chúng tôi dựng biểu ngữ, một cảnh sát đi tới với vẻ mặt tức giận nói: “Hiện tại các anh có chín người! Phải bớt đi một người, nếu không tôi sẽ huỷ giấy phép tổ chức hoạt động!”

Tôi nói: “Tất nhiên, không vấn đề gì!” rồi bảo học viên chụp ảnh đứng ra xa một bên. Toàn bộ khu Gardet rộng lớn hầu như không có một ai. Toàn cảnh tượng cảm thấy rất kỳ lạ.

Vì tình hình dịch bệnh, điểm học Pháp của chúng tôi cũng không còn. Chúng tôi phải tìm địa điểm mới, một thư viện đã hư hỏng, cuối cùng tìm được tầng hầm khu nhà ở của con trai một học viên. Tại đó chúng tôi cũng phải giới hạn tối đa tám người mỗi lần học Pháp theo quy định hạn chế. Chúng tôi buộc phải sử dụng bảng lịch trình và chế độ luân phiên để các học viên có thể lần lượt tới tham gia học Pháp.

Vắc-xin Covid

Khi vắc-xin Covid mới được đưa ra, tôi cảm thấy cái này không liên quan tới mình. Nhưng dần dần tranh luận trong xã hội bắt đầu trở nên kịch liệt, hộ chiếu vắc-xin ra đời. Lúc đầu tôi nghĩ, đây có lẽ là một phần rất tự nhiên trong quá trình Chính Pháp, giữa người và người phát sinh mâu thuẫn, ngày càng xảy ra nhiều xung đột bất đồng. Sau đó tôi nghe nói một số học viên ở nước khác đã đi tiêm để có hộ chiếu vắc-xin và có thể ra ngoài giảng chân tướng.

Quan điểm của tôi rất kiên định, tôi nhớ Sư phụ đã giảng:

“Chúng ta còn có học viên đến bệnh viện làm cong mấy cái kim tiêm, cuối cùng ống thuốc cũng phụt ra ngoài, không có vào [thân thể]. Anh ta hiểu ra: ‘Ái chà, mình là người luyện công kia mà, mình không tiêm nữa’. [Lúc ấy] anh ta mới nghĩ ra là không nên đi tiêm.” (Bài giảng thứ sáu – Chuyển Pháp Luân)

Về sau, trong Kinh văn mới “Hãy tỉnh” Sư phụ giảng:

“khi cứu người thì chư vị giúp rất nhiều người tiêu diệt các virus vi khuẩn mạnh gấp trăm nghìn lần ôn dịch, ấy vậy trong thời dịch bệnh chư vị không đối đãi bản thân cho ngay chính. Có người sợ bị truyền nhiễm, có người kiên quyết không tiêm phòng dịch, những lúc như thế chư vị có xứng với danh hiệu ‘đệ tử Đại Pháp’ chăng?” (Hãy tỉnh)

Tôi ý thức ra bản thân đối đãi với sự việc này quá tuyệt đối. Cứu người là vô điều kiện, cần có tâm từ bi siêu việt khỏi người thường.

Đề cao tâm tính

Trong một lần chia sẻ sau buổi học Pháp tập thể, một học viên đã chỉ trích một quyết định mà tôi đã đưa ra với vai trò người điều phối. Vị học viên này rất bình tĩnh và cầu thị. Sau đó có học viên khác lại mượn cơ hội này để chỉ trích những việc tôi làm, còn góp ý về tính cách và các loại khuyết điểm của tôi. Trong tâm tôi rất bình tĩnh, tôi biết đây là Sư phụ muốn khảo nghiệm tâm tính của tôi.

Tiếp theo một học viên khác bắt đầu chỉ trích tôi, người này còn có thái độ tức giận bất bình. Anh ấy cúi mặt xuống bàn, kể ra từng sự việc mà tôi đã làm và nói với anh ấy. Tôi để ý thấy trong tâm tôi bắt đầu có chút không thoải mái, đồng thời cũng ý thức được đối với tôi đây là một cơ hội lớn. Tôi nhìn vị học viên này, anh ấy còn không muốn nhìn mặt tôi, sau khi nói xong liền đứng dậy rời đi.

Tôi không mong muốn biện hộ hay cải chính cho bản thân. Tôi đối với học viên ấy không oán hận, cũng không thay đổi cách nhìn về họ.

Nhìn những học viên đã phê bình tôi, tôi cảm giác như không có chuyện gì xảy ra. Sau đó một học viên nói: “Bị mắng nhiều như vậy, ăn thử bánh quy con gái tôi làm đi,” mọi người đều cười. Tôi cảm thấy Sư phụ đang dùng sự hài hước thân thiện của bà ấy để khích lệ chúng tôi. Sau này vị học viên chỉ trích tôi nặng nề đã chân thành xin lỗi tôi.

Buông bỏ chấp trước vào các vấn đề xã hội

Xung đột trong xã hội hiện nay ngày càng trở nên căng thẳng, tranh luận chính trị cũng đang không ngừng xảy ra. Những thứ này vô hình trung cũng ảnh hưởng đến tôi. Một cách vô thức, tôi hy vọng những người có giá trị quan truyền thống có thể được đối xử công bằng trong những cuộc tranh luận xã hội.

Sư phụ giảng:

“Hiện nay còn có một số người [trong các học viên] rất chấp trước vào các vấn đề của xã hội [như] chính trị và tranh luận của người thường. Đừng quên chúng ta là làm gì. Chư vị không có nghĩa vụ cải biến xã hội. Xã hội ngày hôm nay đã đến thời cuối cùng rồi, hết thảy những biểu hiện xấu tệ kia đều không tránh khỏi. Tất cả những gì chúng ta làm chỉ là cứu người. Vũ trụ cũ kia thì để Nó ra đi thôi; [còn] cứu các sinh mệnh tới vũ trụ mới mới là trách nhiệm của chư vị. Cứu con người thế gian tới Pháp Chính Nhân Gian, và phục hưng văn hóa truyền thống mới là những gì mà Pháp Chính Nhân Gian cần thiết cho thời kỳ tiếp theo.” (Hãy tỉnh)

Sau khi đọc kinh văn “Hãy tỉnh” của Sư phụ, tôi nhận ra hết thảy đều do nhân tính biến thành xấu, không ai có thể cản trở sự bại hoại của nó. Tôi tĩnh tâm lại, không còn để ý tới những mâu thuẫn trong xã hội nữa.

Trên đây là những lý giải dựa trên tầng thứ tu luyện của bản thân. Nếu có điều gì không thích hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Cảm tạ Sư phụ tôn kính! Cảm ơn các đồng tu!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/10/【北欧法会】在大瘟疫期间救人和提高心性-451671.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/15/204761.html

Đăng ngày 18-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share