[MINH HUỆ 24-01-2023] Ngày 22 tháng 1 năm 2023, ngày Tết cổ truyền, Vũ Hán (nơi xuất sinh virus COVID-19) ở tỉnh Hà Bắc đã trở thành thành phố hoa. Trong một video, một phụ nữ thốt lên: “Ôi trời! Khắp nơi đều có hoa cúc!”

Hoa cúc là loài hoa phổ biến ở Trung Quốc, thường được dùng để tưởng nhớ người đã khuất.

Phiên bản “Chi tiêu hoang phí” của ĐCSTQ

Một ngày trước Tết cổ truyền, một phóng viên AFP thấy nhiều cư dân Vũ Hán đổ xô đến các cửa hàng hoa. Anh Trường, ôm một bó hoa to, cho biết khá nhiều người thân và bạn bè của anh đã qua đời gần đây. “Nhân ngày Tết cổ truyền, chúng tôi có truyền thống mang hương hỏa và hoa tươi đến thăm hỏi những gia đình đã mất người thân.”

Cô Đào, một người bán hoa, nói: “Mấy năm nay, nhiều người chết vì COVID nên hoa cúc bán rất chạy”, cô giải thích. Đặc biệt, năm nay, cô có nhiều khách hàng hơn năm ngoái, vì thế, cô không làm thêm vào đêm giao thừa cũng không được.

Những người bán hàng như cô Đào lần này đã chuẩn bị đâu vào đó vì dịp Tết năm 2021 đã bán hết sạch hoa. Lần này, truyền thông địa phương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi việc mua hoa ồ ạt là “tiêu xài phung phí” hay “tiêu dùng mang tính trả đũa”. Cách gọi này đã bị cư dân mạng lên án. “Truyền thông của Đảng táng tận lương tâm, đem việc dân chúng mua hoa cúc về tế tự người thân qua đời thành dân chúng điên cuồng tiêu phí để ăn Tết, lấy đó để tuyên truyền”, một cư dân mạng viết, “nhưng Đảng đã sử dụng nó để tuyên truyền.”

Nhà văn người Mỹ Hàn Tú (Teresa Buczacki), đã sống ở Trung Quốc mấy thập kỷ, gần đây đã tiết lộ về tình hình COVID ở Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Phương Phi. Giữa tháng 12 năm 2022, một người bạn ở Vũ Hán của bà có thông tin nội bộ đã nói với bà qua một tin nhắn được mã hóa rằng 2/3 cư dân Vũ Hán đã bị nhiễm bệnh, ước tính 1/4 đã chết, tình huống cực kỳ nghiêm trọng.

Sự thật của việc ĐCSTQ dỡ bỏ lệnh phong tỏa ngày 5 tháng 12

Bài viết “Ôn dịch có mắt, chỉ nhằm vào ĐCSTQ” chỉ ra rằng, cuối năm 2022, ĐCSTQ đột ngột từ bỏ chính sách zero-COVID kéo dài ba năm qua khi biết nó đã mất khả năng kiểm soát và không thể che đậy được nữa. Sau đây là tình hình từ tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 ở một số khu vực:

Tháng 11 năm 2022, một bệnh nhân dương tính ở Yến Gia Bình, Thất Lý Hà, Lan Châu, Tỉnh Cam Túc lái xe đâm chết 5 người trong một bãi đậu xe công cộng.

Các phương tiện truyền thông chính thức của tỉnh Sơn Đông công khai tuyên bố rằng lệnh phong tỏa sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn kể từ ngày 5 tháng 12 năm 2022. Điều này khiến người dân địa phương hoang mang, vì trước đó, ngày 29 tháng 11 năm 2022, tỉnh Sơn Đông cũng đưa ra thông báo rầm rộ rằng họ sẽ đầu tư 23 tỷ nhân dân tệ xây dựng 119 ngôi nhà với sức chứa 200.000 người. Vấn đề là ngày 5 tháng 12 năm 2022, một số lượng lớn các ca dương tính đã xuất hiện ở nhiều vùng của tỉnh Sơn Đông, và đó là thời điểm dịch bệnh tồi tệ nhất trong ba năm, nhưng các huyện, thành phố vẫn bưng bít sự thật.

Trong đó, Tế Nam, Liêu Thành, Lâm Nghi, Thanh Đảo và những nơi khác là nghiêm trọng nhất. Ngày 21 tháng 11 năm 2022, chợ quần áo Jimo ở Thanh Đảo bùng phát trên diện rộng, nhưng chính quyền đã cố tình che giấu và chỉ báo cáo một trường hợp. Ngày 30 tháng 10 năm 2022, thành phố Thanh Đảo tổ chức tiệc cưới. Dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, nhưng đến nay dư luận vẫn chưa được thông báo. Nghe nói chú rể làm trong ngành công an, còn cô dâu làm trong ngành giáo dục, cả hai đều có gia thế và chức vụ tương đối cao nên Thành phố Thanh Đảo đã che giấu điều đó. Khi đó, một nửa tỉnh Sơn Đông đã gần như tê liệt.

Tuyên bố dỡ bỏ phong tỏa vào thời điểm như vậy là chính phủ hết tiền hay cố ý phát tán vi-rút? Người dân bàn tán, oán thán khắp nơi.

Tương tự, trước ngày 23 tháng 11 năm 2022, dịch bệnh cũng bùng phát trên diện rộng ở Quế Lâm. Các bệnh viện mới được xây dựng đã chật kín, một số lượng lớn người dân đã được đưa đến Dương Sóc và các quận khác để cách ly, quận Lâm Quế cấm người ra vào.

Ngay sau đó, dịch bệnh bùng phát ở Điệp Thải, Tú Phong, Tượng Sơn và các quận khác, chính quyền địa phương đã phong tỏa các quận, thành phố và đình chỉ các lớp học vi phạm quy định. Vì quy định mới của chính quyền trung ương cấm phong tỏa thành phố và đóng cửa trường học để phòng dịch bệnh, nên chính quyền địa phương không dám thông báo công khai tin tức về việc phong tỏa thành phố, đường phố và đóng cửa trường học. Để che mắt xã hội, chính quyền địa phương yêu cầu giáo viên không được nhắn tin cho học sinh mà phải gọi điện cho từng học sinh để thông báo; vì sợ phụ huynh học sinh ghi lại cuộc gọi điện làm bằng chứng, một số còn sử dụng giọng nói WeChat để gọi thông báo cho học sinh. Hơn nữa, trong thông báo không được dùng từ “nghỉ học” mà phải dùng từ “kiểm tra sức khỏe tại nhà”. Bởi vậy, mọi người lúc đó rất lo sợ, bèn lên nhóm WeChat bàn cách trốn thoát. Một số người biết thông tin nội bộ đã trốn khỏi thành phố trước và về nông thôn ở hoặc những nơi khác.

Tình hình tử vong thực tế trên toàn quốc từ cuối năm 2022 đến đầu tháng 1 năm 2023 cao đến đáng báo động

Nhà văn Cố Bắc ở Thượng Hải đã viết trên Weibo rằng cô đã đợi gần hai tuần để hỏa táng mẹ mình nhưng nhà tang lễ không thể cho cô biết khi nào mới sắp xếp được lễ tang. Cô không nói mẹ cô chết như thế nào.

Hơn một tháng qua, các bệnh viện ở Trung Quốc đã quá tải, nhân viên y tế nhìn chung đều nhiễm bệnh nhưng vẫn phải đi làm, các nhà tang lễ và lò hỏa táng cũng bị quá tải do số người chết vì dịch bệnh tăng đột biến, không thể kịp thời xử lý lượng lớn thi thể nên cũng không kham nổi. Ở nông thôn đã xuất hiện những ngôi mộ mới. Trong vòng một tháng sau khi ĐCSTQ từ bỏ chính sách zero-COVID, 30 nhà khoa học hàng đầu—các học giả của Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc—đã qua đời, tỷ lệ tử vong lên tới 1,70%. Đây là nhóm người đặc thù được hưởng nguồn lực y tế tốt hơn dân thường mà tỷ lệ tử vong còn cao như vậy, có thể tưởng tượng số người chết trên toàn quốc đáng báo động như thế nào.

Anh Lý, quê ở một huyện nhỏ thuộc tỉnh Giang Tây, cho biết, mấy hôm trước, anh về quê, có gặp một người hàng xóm từ thuở nhỏ là Long (hóa danh), là phó cục trưởng phụ trách công tác kiểm dịch và báo cáo thống kê số ca nhiễm và tử vong ở huyện. Trong lúc trò chuyện, nói đến chỗ Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia báo cáo từ ngày 8 tháng 12 năm 2022 đến ngày 12 tháng 1 năm 2023, cả nước có 59.938 trường hợp tử vong vì nhiễm vi-rút corona mới tại các cơ sở y tế, thì anh Long kích động, trừng mắt nói lớn: “Giả đấy, toàn là giả thôi! Số người chết được công bố toàn là giả. Tôi nói cho anh biết… Vốn là mỗi ngày huyện chỉ có khoảng 10 đến 15 người chết. Hiện giờ, riêng số người chết vì COVID mỗi ngày đã là khoảng 60 đến 70 rồi; từ ngày 8 tháng 12 năm ngoái đến ngày 12 tháng 1 năm nay, số người chết vì COVID ở huyện mình đã quá 2.000 người rồi, thế thì cả nước ít nhất phải có vài triệu người chứ. Làm sao chỉ có 59.938 trường hợp được?!”

Anh Long cũng cho rằng ĐCSTQ kết bè kết cánh vì tư lợi, không đếm xỉa đến tính mạng của bách tính, các quan chức cấp cơ sở của hệ thống y tế này cũng không biết làm thế nào. Một lái xe chuyên chở nhiên liệu phục vụ hỏa táng cho nhà tang lễ quận cho biết, trước đây, vài ngày mới chở một lần, nhưng nay ngày nào cũng phải chở. Như thế cũng có thể hình dung trong huyện có bao nhiêu người đã chết rồi! Còn có bà vợ của một phó cục trưởng về hưu cho biết: “Theo tin tức từ các cơ quan ban ngành chính phủ, số người chết vì nhiễm COVID của huyện đã lên tới hơn 10.000. Nhiều bệnh nhân không đến bệnh viện, mà chết tại nhà.

Theo một nguồn tin ở khu vực tỉnh Sơn Tây, khi ĐCSTQ không che đậy được nữa mới buộc phải từ bỏ việc kiểm soát COVID, số người chết ở các làng và thị trấn xung quanh đã tăng vọt. Dù chưa ai thống kê được con số chính xác, nhưng một số hiện tượng cụ thể vẫn có thể giải thích cho sự kinh hoàng của dịch bệnh. Chẳng hạn, các xưởng sản xuất “mộ” (chỉ quan tài) đều đang trong tình trạng quá tải. Nhiều gia đình nóng lòng đến nhận thi hài người thân đã khuất nhưng không kịp mua được quan tài, mà phải xếp hàng chờ mấy ngày liền. Thậm chí, có người còn lén lút cho công nhân tiền để làm thêm, một “mộ” được thưởng thêm 500 tệ, như vậy, nếu công nhân mỗi ngày làm được hai cái thì có thể kiếm thêm 30.000 tệ mỗi tháng, nhưng công nhân hiện nay đều không sẵn sàng nhận số tiền này, chủ yếu là do hiện đã quá bận rồi.

Ông Phó Ninh, nhà biên kịch kiêm đạo diễn phim truyền hình nổi tiếng Trung Quốc, qua đời vì bạo bệnh đột ngột tại Bắc Kinh vào ngày 23 tháng 1 năm 2023, hưởng thọ 55 tuổi. Trước khi ông Phú Ninh qua đời vì bệnh tật, nhiều đạo diễn ở Trung Quốc đại lục cũng đã qua đời như Trần Thiền, đạo diễn Xưởng phim Điện ảnh Thượng Hải 54 tuổi, từng đoạt giải thưởng Vương Cảnh Quang, đạo diễn nổi tiếng Vi Liêm từng đạo diễn nhiều bộ phim ca ngợi ĐCSTQ, v.v. Hầu hết họ là đảng viên của ĐCSTQ hoặc những người ủng hộ ĐCSTQ.

Từ ngày 7 tháng 12 năm 2022 đến ngày 5 tháng 1 năm 2023, Học viện Khoa học Toán học thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã công bố năm cáo phó, trong đó có: ông Vương Chấn Giá, phó hiệu trưởng Học viện Toán học, qua đời vì bệnh tại Bắc Kinh vào ngày 27 tháng 12 năm 2022; Giáo sư Hoàng Đăng Hàng, cựu phó bí thư chi bộ Học viện Toán học, qua đời vì bệnh tại Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 12 năm 2022.

Ngày 19 tháng 1, Tạp chí “The Economist” của Anh một lần nữa cảnh báo rằng vi-rút đã lan rộng đến hầu hết các nơi ở Trung Quốc và làn sóng thứ hai của dịch bệnh có thể gây chết người nhiều hơn. Các bác sỹ cũng thông báo rằng 90% dân số địa phương đã nhiễm vi-rút COVID. The Economist cho biết: “Số người chết thực tế ở Trung Quốc cao hơn nhiều. Ngay cả khi tình hình lây nhiễm ở Trung Quốc đã đạt đỉnh điểm, thì mọi thứ vẫn có thể tồi tệ hơn”. Bài báo cho hay, từ tình huống của Mỹ và Anh mà xét, làn sóng dịch bệnh tiếp theo sẽ gây ra con số tử vong cao hơn làn sóng thứ nhất.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/24/456061.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/25/207051.html

Đăng ngày 27-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share