Bài viết của Trịnh Nham, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 11-01-2023] Sau khi chế độ cộng sản Trung Quốc từ bỏ chính sách Zero Covid kéo dài ba năm vào ngày 7 tháng 12 năm 2022, có rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về sự gia tăng đột ngột số ca nhiễm và tử vong do COVID ở Trung Quốc. Dựa trên kết quả xét nghiệm đối với những người đến từ Trung Quốc, nhiều quốc gia đã phát hiện các biến thể BA.5, BF.7 và XBB, vốn đều là các chủng omicron đã tồn tại bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, các quốc gia khác đã không trải qua sự gia tăng đột biến như vậy sau khi nới lỏng các biện pháp phong tỏa và học cách sống chung với virus. Tại sao làn sóng mới này lại có sức tàn phá lớn đến vậy ở Trung Quốc?

Theo những người trong cuộc, tình trạng lây nhiễm COVID đã vượt khỏi tầm kiểm soát trước khi chính sách Zero Covid kết thúc. Việc mở cửa đột ngột có thể là một yếu tố góp phần khiến số ca bệnh gia tăng và có thể còn có những nguyên nhân khác, trong đó có vắc-xin.

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng vắc-xin do Trung Quốc sản xuất có hiệu quả 70% đối với các bệnh truyền nhiễm có triệu chứng. Nhưng điều đó có đúng không? Liệu vắc-xin nội địa của Trung Quốc có góp phần gây ra cơn sóng thần COVID hiện tại ở nước này? Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn mới có thể trả lời câu hỏi đó, nhưng chúng tôi muốn chia sẻ một số quan sát.

Gia tăng các trường hợp lây nhiễm ở một số quốc gia sử dụng vắc-xin do Trung Quốc sản xuất

Một bài báo của BBC có tiêu đề “Covid: Chúng ta biết gì về vắc-xin virus corona của Trung Quốc?” vào tháng 7 năm 2021 tiết lộ rằng hai loại vắc-xin của Trung Quốc, Sinovac và Sinopharm, đã trở thành tâm điểm của một số tin tức tiêu cực vào thời điểm đó, bởi những quốc gia tiếp nhận hai loại vắc-xin này ghi nhận số ca nhiễm gia tăng, thậm chí còn có trường hợp tử vong. “Chẳng hạn như, Chile đã áp đặt lại lệnh giới nghiêm và đưa ra các hạn chế đi lại để đối phó với biến thể Delta, vốn là biến thể dễ lây lan hơn các biến thể trước đó. Trong khi đó, Seychelles và Mông Cổ gần đây đã ghi nhận tỷ lệ gia tăng cao nhất trên đầu người, mặc dù dân số của họ ít.” Tại Indonesia, một hiệp hội bác sĩ và y tá cho biết ít nhất 30 nhân viên y tế đã qua đời dù đã tiêm hai liều vắc-xin Sinovac.

Bài báo cho hay hai loại vắc-xin này đã được sử dụng rộng rãi ở gần 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, như một số quốc gia ở Châu Á, Nam Mỹ, và một số khu vực của Châu Phi.

Các công ty nghiên cứu và phát triển hai loại vắc-xin Trung Quốc nêu trên đều được đặt tại Bắc Kinh. Người ta nói rằng cả Sinovac và Sinopharm đều sử dụng vi-rút bất hoạt để tạo ra các kháng thể chống lại virus corona mới trong cơ thể người. Theo WHO, đã không có đủ người từ 60 tuổi trở lên đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng các loại vắc-xin này.

Hiệu ứng ADE

Từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã tránh thảo luận về việc tăng cường khả năng lây nhiễm phụ thuộc vào kháng thể (ADE). ADE xảy ra khi các kháng thể do cơ thể tạo ra liên kết với vi-rút xâm nhập nhưng không thể vô hiệu hóa nó. Các kháng thể hoạt động như một “con ngựa thành Troy” giúp vi-rút tấn công nhiều tế bào hơn, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

“Bệnh nhân COVID-19 không chỉ có thể tạo ra kháng thể chống lại RBD (vùng liên kết thụ thể) của protein gai để ngăn chặn sự lây nhiễm SARS-CoV-2, mà còn tạo ra các kháng thể kháng protein gai làm tăng cường liên kết với ACE2, theo đó làm tăng khả năng lây nhiễm của SARS-CoV-2. Điều này cho thấy sự tồn tại của ADE trong các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2,” theo một bài báo có tiêu đề “Nhiên cứu mô hình toán học về nguy cơ bùng phát trở lại của COVID-19 ở Trung Quốc khi có sự xuất hiện của suy giảm khả năng miễn dịch và ADE” của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đăng trên tạp chí Vaccine vào tháng 11 năm 2022.

Không giống như các nhà sản xuất vắc-xin khác, Sinovac và Sinopharm, cũng như các cơ quan chức năng, hiếm khi công bố thông tin ADE như vậy cho công chúng. Thay vào đó, các quan chức đã che đậy những cái chết và trả thù những gia đình nạn nhân dám đi đòi công lý.

Tử vong sau khi tiêm vắc-xin do Trung Quốc sản xuất

Nhiều trường hợp tử vong đã được báo cáo sau khi mọi người tiêm vắc-xin do Trung Quốc sản xuất. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại và kinh tế chính của Kyrgyzstan. Ông Bakhtiyar Shakirov, 39 tuổi, Phó Cục trưởng Cục Dịch vụ Lãnh sự tại Kyrgyzstan, đột ngột qua đời vào ngày 1 tháng 4 năm 2021 sau khi tiêm vắc-xin do Trung Quốc sản xuất.

Còn tại Pakistan, một “đồng minh thân cận’ khác của ĐCSTQ, cũng gặp trường hợp tương tự. Khoảng hai tuần sau khi tiêm vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, cảnh sát trưởng Malik Imtiaz Mahmood ở thành phố Khushab bất ngờ ngã xuống đất và đột ngột qua đời khi đang thực hiện nhiệm vụ vào ngày 13 tháng 6 năm 2021, theo một đoạn video do phương tiện truyền thông địa phương The Namal đưa tin.

Trang Aljazeera đưa tin trong bài báo có tiêu đề “Chile: Số ca mắc COVID gia tăng đáng báo động bất chấp những nỗ lực tiêm chủng.” ngày 17 tháng 3 năm 2021 cho biết mặc dù Chile đã tiêm chủng cho phần lớn dân chúng và gần 4 triệu liều vắc-xin Sinovac đã được tiêm vào tháng trước đó nhưng số ca nhiễm bệnh và tử vong vẫn ở mức cao. Bệnh nhân ở phòng điều trị tích cực quá đông, gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

Theo Aljazeera, hơn 21.000 người đã chết với hơn 900.000 người nhiễm bệnh ở Chile. Tiến sỹ Sebastian Ugarte cho biết: “Những người trên 70 tuổi, hầu hết đã được tiêm phòng, gần như biến mất khỏi các phòng cấp cứu của chúng tôi. “Bây giờ, chúng tôi có những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, nhưng một số bị bệnh nặng.”

Trung Quốc: Hạn chế thông tin về việc gia tăng tử vong

Nhiều quan chức cấp cao ở Trung Quốc và người nhà của họ đã bí mật tiêm vắc-xin do Mỹ hoặc Châu Âu sản xuất thay vì vắc-xin của Trung Quốc. Nhưng những công dân Trung Quốc bình thường (hơn 80% dân số) không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiêm vắc-xin trong nước. Trong khi đó, các quan chức tiếp tục hạn chế thông tin về các tác dụng phụ có thể gây chết người của vắc-xin và đe dọa bất kỳ ai dám công khai những thông tin này.

Một đoạn video ngắn vào năm 2022 cho thấy một cư dân Trung Quốc đã tử vong tại điểm tiêm chủng. Vào cuối tháng 3 năm 2022, Sound of Hope nhận được thông tin từ thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, rằng Vương Đại Quân, 43 tuổi, ở thôn Lĩnh Tây, xã Quế Vân Hoa, thành phố Trang Hà đã qua đời một ngày sau khi tiêm vắc-xin. Gia đình anh đã bị đe dọa khi họ đến chính quyền địa phương để đòi công lý. Một cư dân mạng đã đăng trên Twitter vào ngày 27 tháng 3 năm 2022 rằng một nhân viên của Xưởng công nghiệp nặng Sany ở Bắc Kinh qua đời vào ngày 23 tháng 3 năm 2022, hai ngày sau khi được tiêm vắc-xin Sinovac.

Có rất nhiều sự cố như vậy. Một dân mạng đưa tin rằng một người dân địa phương đã chết hai ngày sau khi tiêm vắc-xin tại Bệnh viện số 1 Thiên Tân. Một cư dân mạng khác với hashtag “Shanxia Huayezi” đã chia sẻ câu chuyện về anh trai cô, một quân nhân 28 tuổi không có tiền sử bệnh tật, sau khi tiêm vắc-xin Sinopharm tại Trung tâm Y tế Xã hội Bà mẹ và Trẻ em Đại lộ Tân Hà ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, đã qua đời vào ngày 15 tháng 4 năm 2022.

Vào ngày 16 tháng 4 năm 2022, một sinh viên đại học cho biết rằng một sinh viên khác đã được đưa đến phòng cấp cứu ngay sau khi cô ấy tiêm phòng. Lực lượng tuần tra và thực thi pháp luật của Cảnh sát mạng Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô đã đăng trên nền tảng mạng xã hội Weibo vào ngày 20 tháng 4 rằng một cư dân địa phương họ Phan đã bị giam giữ trong bảy ngày sau khi đăng thông tin bình luận về những cái chết do tiêm chủng.

Tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin bất hoạt ở Trung Quốc là âm

ĐCSTQ tuyên truyền rằng tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin nội địa là trên 70% hoặc thậm chí cao hơn. Theo số liệu do Đại học Hồng Kông công bố vào tháng 2 năm 2022, tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin ở Trung Quốc lúc mới tiêm chỉ từ 20% đến 36%, sau nửa năm giảm xuống chỉ còn từ 1% đến 8%.

Một số người trong ngành nhận thấy con số 1% hay 8% cũng chỉ là để làm đẹp số liệu, bởi vì theo phân tích dữ liệu toàn cục hiện có, tỷ lệ nhiễm bệnh không tiêm vắc-xin là 3,33%; tỷ lệ nhiễm bệnh sau khi tiêm hai mũi vắc-xin là 4,43%; tỷ lệ hiệu quả đối với triệu chứng “nhẹ” (sốt trên 39 độ C và kéo dài trên 5 ngày) có giá trị -33,03%. Nói cách khác, vắc-xin Trung Quốc thúc đẩy khả năng lây nhiễm, thúc đẩy xuất hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng, và làm tăng số ca tử vong, điều này không thể xem thường.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/11/454783.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/14/206172.html

Đăng ngày 17-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share