[MINH HUỆ 06-04-2022] Đại dịch Covid-19, kể từ khi được phát hiện vào cuối năm 2019, đến nay đã hoành hành trên khắp thế giới gần 2,5 năm. Mỗi lần đưa ra một biện pháp chống dịch mới, chỉ không lâu sau, đã lại xuất hiện một chủng biến thể mới có thể vượt qua mọi rào cản; chủng mới Omicron hiện dường như đã phá vỡ được mọi hàng rào bảo vệ. Cho đến nay, nhiều người đã được tiêm phòng đầy đủ và các mũi tăng cường, nhưng số ca nhiễm mới vẫn gia tăng không ngừng.

Liệu đã có giải pháp thay thế nào để kiềm chế đại dịch?

Tỷ lệ kỳ quặc về số ca nhiễm chủng Omicron BA.2 giữa người đã tiêm chủng đầy đủ và không tiêm (Nguồn: www.medrxiv.org)

(Tiếp theo Phần 1)

Ảnh hưởng đối với người cao tuổi và những người mắc bệnh hiểm nghèo

Chúng ta thường nghe nói “vắc-xin COVID-19 mặc dù có tác dụng hạn chế đối với các biến thể mới, nhưng vẫn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt với người già” và dẫn theo cơ sở “dự liệu thực tế” của các bệnh viện. Dựa vào kết luận đó, một số quốc gia và địa phương đã mở rộng việc tiêm chủng cho người già và trẻ em, thậm chí mấy tháng gần đây còn tiêm cả cho trẻ sơ sinh.

Trang web của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ tuyên bố: “Người từ 65 tuổi trở lên được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ nhập viện thấp hơn 94% nếu bị nhiễm COVID-19.” Tuy nhiên, căn cứ theo các số liệu thống kê, thực tế lại không đơn giản như vậy. Sau đây là một số lý do.

Trước hết, để tránh đưa ra thiên kiến trong các thử nghiệm lâm sàng, người ta thường tiến hành nghiên cứu mù đôi (double-blind study), nghĩa là cả người tham gia và nhà nghiên cứu đều không biết ai được điều trị tích cực (điều trị bằng thuốc như tiêm chủng chẳng hạn) hay bằng giả dược. Tuy nhiên, với COVID-19, phần lớn dữ liệu là về nhóm người già nhiễm bệnh được nhập viện, do vậy rất khó tránh khỏi thiên kiến.

Thứ hai, người có bệnh lý nào đó, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh nền, được khuyến cáo không tiêm phòng. Trong khi đó, những người già được tiêm phải không dị ứng với vắc-xin, không có bệnh mãn tính, bệnh AIDS hay các bệnh kháng miễn dịch khác, không đang trong thời gian điều trị bằng hóa chất, không có bệnh tâm thần, không cấy ghép nội tạng, không mắc bệnh có nguy cơ tử vong trong vòng 3 tháng. Nói cách khác, những người cao tuổi được tiêm phòng nhìn chung khỏe mạnh hơn những người cao tuổi có bệnh nền và không được tiêm.

Như vậy, khi một người già chưa được tiêm phòng chết vì COVID thì cũng khó mà biết liệu cái chết đó là do bệnh nền hay do thiếu sự bảo vệ của vắc-xin. Do đó, để có được kết quả chính xác, ngoài mô hình nghiên cứu mù đôi, còn cần có các nhóm đối chứng sau:

  • người khỏe mạnh đã được tiêm phòng
  • người khỏe mạnh chưa được tiêm phòng
  • người không khỏe mạnh đã được tiêm phòng
  • người không khỏe mạnh chưa được tiêm phòng.

Thứ ba, tiêm phòng có vẻ không đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ nhập viện, và tiêm phòng nhiều hơn chưa chắc đã tốt hơn. Một nghiên cứu được công bố trên Eurosurveillance vào tháng 3 năm 2022 cho thấy tác dụng hạn chế của các mũi tiêm tăng cường đối với các biến thể Omicron BA.1 và BA.2.

  • Trong số 16.068 người tham gia nghiên cứu bị nhiễm BA.1, có
    – 3.332 người chưa được tiêm hoặc mới tiêm một liều vắc-xin, trong đó, 104 người (3,1%) phải nhập viện
    – 10.557 người được tiêm hai liều, trong đó 155 người (1,5%) phải nhập viện
    – 2.179 người đã được tiêm ba liều và 86 người (3,9%) phải nhập viện.
  • Trong số 2.613 người tham gia nghiên cứu bị nhiễm BA.2, có
    – 606 người chưa được tiêm hoặc mới tiêm một liều vắc-xin, trong đó 27 người (4,5%) phải nhập viện
    – 1.525 người được tiêm hai liều, trong đó 28 người (1,8%) phải nhập viện
    – 482 người đã được tiêm ba liều, trong đó, 23 người (4,8%) phải nhập viện.

Dữ liệu trên chỉ ra rằng, trong khi hai liều có vẻ có thể giảm tỷ lệ nhập viện trong những người tham gia nghiên cứu, thì ba liều lại có tỷ lệ nhập viện cao hơn so với nhóm người không tiêm hoặc chỉ tiêm một liều.

Bài báo “Thực trạng lây nhiễm biến thể SARS-CoV-2 Omicron BA.1 và BA.2: Bằng chứng từ các hộ gia đình Đan Mạch” (Transmission of SARS-CoV-2 Omicron VOC subvariants BA.1 and BA.2: Evidence from Danish Households) của Đại học Copenhagen vào tháng 1 năm 2022 cho thấy độ nhạy cảm với Omicron BA.2 cao hơn so với BA.1. Bài báo cũng chỉ ra rằng BA.2 “có những đặc tính có thể kháng miễn dịch, vì thế làm giảm tác dụng bảo vệ của vắc-xin phòng dịch.”

Thụy Điển là một trong số ít quốc gia chưa bao giờ áp đặt lệnh phong tỏa bắt buộc. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ lây nhiễm của nước này thấp hơn so với các quốc gia áp dụng phong tỏa nghiêm ngặt như Ý, Anh, Tây Ban Nha, Bỉ và các nước khác. Hơn nữa, sau khi các quốc gia này dỡ bỏ gần như mọi hạn chế liên quan đến đại dịch vào ngày 9 tháng 2 – từ giờ mở cửa nhà hàng đến giới hạn số người tham gia các hoạt động trong nhà – thì số ca nhiễm COVID-19 cũng giảm mạnh.

Ý nghĩa của việc làm người tốt

Nhà sử học William H. McNeill viết trong Dịch bệnh và con người (Plagues and People):“Để tìm hiểu tương lai cũng như quá khứ thì không thể phủ nhận vai trò của dịch bệnh.” Ông giải thích: “Bệnh truyền nhiễm đã xuất hiện trước nhân loại, nó sẽ tồn tại cùng với nhân loại, và chắc chắn sẽ tồn tại như ta thấy hiện nay, và là một trong những thông số cơ bản và nhân tố quyết định của lịch sử nhân loại.”

Văn hóa truyền thống phương Đông tin rằng Thiên Địa Nhân hòa, nghĩa là giữa Trời, Đất, và Con người có mối tương quan. Sự suy thoái đạo đức sẽ mang đến thiên tai, dịch bệnh, mà khi nó xảy ra, những người biết quý trọng đạo đức sẽ có thể qua khỏi.

Tứ Khố Toàn Thư có lưu lại một câu chuyện của một quan huyện họ Từ của phủ Cao Châu trong triều đại nhà Minh. Cả bà nội và mẹ kế của ông đều bị bệnh nặng, nhiều người nhà khác ông cũng bị nhiễm bệnh. Thấy vậy, họ hàng, làng xóm đều tránh xa để tránh bị nhiễm bệnh. Nhưng ông Từ ở lại chăm sóc bà nội và mẹ kế. Sau đó, cả hai người đều bình phục và ông Từ vẫn khỏe mạnh bình thường, như thể dịch bệnh không liên quan gì đến ông.

Mai Ưu Tập, một tuyển tập truyện ngắn trong thời nhà Thanh, có câu chuyện về thư sinh Vương Ngọc Tích, học trò của Trần Quân Sơn. Sau khi Trần Quân Sơn nhiễm dịch, cả gia đình năm người của ông đều qua đời, không hàng xóm nào dám dòm ngó đến họ. Vương Ngọc Tích dứt khoát nói: “Làm sao tôi có thể để người nhà thầy ngay cả thi hài cũng không được mai táng đây?” Vương liền đi vào nhà, đặt xác từng người vào quan tài khâm kiệm, cuối cùng phát hiện một cháu bé còn mang tã lót vẫn còn hơi thở. Vương Ngọc Tích bèn đi tìm thầy thuốc và cứu được đứa bé, mà ngay Vương cũng bình an vô sự.

Cụ bà Lucia DeClerck, 106 tuổi ở New Jersey, đã sống sót sau cả dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 và đại dịch COVID-19. Khi được hỏi làm thế nào mà bà có thể sống lâu như vậy, bà DeClerck trả lời: “Tôi không có bí mật gì cả … Tất cả những gì tôi làm là cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện. Và đừng ăn đồ ăn vặt!”

Phép màu thời hiện đại

Có câu nói rằng “Ông Trời đóng lại cánh cửa này thì sẽ mở ra một cánh cửa khác”. Những câu chuyện này gợi mở cho chúng ta về hướng đi để sống sót qua những thời khắc khó khăn như dịch bệnh.

Bà Osnat Gad, một nữ doanh nhân 73 tuổi ở Long Island, New York, cũng có một trải nghiệm tương tự. Vào tháng 3 năm 2020, bà bị ốm và được chẩn đoán nhiễm COVID-19. Một người bạn của bà đã chia sẻ với bà về Pháp Luân Đại Pháp và những lợi ích mà các học viên có được từ môn tu luyện này. Theo lời khuyên của người bạn, bà Gad bắt đầu niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Sau đó bà đã nhanh chóng hồi phục.

Ông Châu Thụy Khương, một người Trung Quốc sống ở Toronto, được phát hiện nhiễm biến thể Anh (B.1.1.7) vào ngày 15 tháng 3 năm 2021. Bị sốt và khó thở, ông nhớ hồi còn ở Trung Quốc, ông đã từng tập Pháp Luân Công, nhưng đã dừng vì cuộc bức hại. Sau khi luyện công trở lại, ông đã bình phục chỉ trong vài ngày.

Một câu chuyện khác về bà Silke Wagner, một thanh tra an ninh tại sân bay Munich, Đức. Tháng 11 năm 2021, sau khi được chẩn đoán nhiễm biến thể Delta của virus corona, bà bị sốt 41°C và đứng bên bờ tuyệt vọng. Chồng bà, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 10 năm, đã khuyên bà niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Sau khi niệm theo và luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, bà Wagner đã nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ cho thấy lòng tốt và đức tin có thể mang lại phúc báo như thế nào. Trong một thế giới đầy bất trắc, nếu ghi nhớ điều này, chúng ta có được khỏe mạnh và an toàn.

(Hết)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/6/440904.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/19/199970.html

Đăng ngày 24-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share