Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-08-2011] Từ khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999, hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã bị đưa đến Trại lao động nữ tỉnh Vân Nam vì đức tin của họ.

Lúc đầu cả học viên nam và học viên nữ đều bị giam tại Trại lao động số 2 Vân Nam. Bắt đầu từ năm 2000, chính quyền đã giam học viên nữ ở Trại lao động nữ tỉnh Vân Nam và Trại cai nghiện thành phố Côn Minh. Phần lớn những người bị giam tại trại nữ đều là gái mại dâm. Chính quyền trại đã dùng họ để giám sát và bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Trại lao động nữ Vân Nam bao gồm ba bộ phận, với hơn 300 người bị giam ở từng bộ phận. Trước khi đến đó, toàn bộ học viên đều được “huấn luyện” tăng cường ở Bộ phận số 3 trong một tháng. Phần lớn sau đó bị đưa đến Bộ phận số 1 hoặc Bộ phận số 2 để lao động toàn thời gian trong khi những người đã khuất phục [theo yêu cầu của đội trưởng] thì bị giam tại Bộ phận số 3. Những học viên từ bỏ tập Pháp Luân Đại Pháp ở Bộ phận số 3 thường bị tẩy não. Các phiên tẩy não thường có 50 người và bao gồm nửa ngày lao động cưỡng bức và nửa ngày tẩy não. Nếu ai đó quyết định bắt đầu tập lại Pháp Luân Công, người đó có thể bị giam trong phòng biệt giam, hoặc chuyển đến Bộ phận số 1 hoặc Bộ phận số 2 để bị lao động cưỡng bức trong thời gian dài.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về những cách thức khác nhau mà Trại lao động nữ Vân Nam sử dụng để bức hại các học viên.

I. Các học viên qua đời vì tra tấn

Ngược đãi ở Trại lao động nữ bao gồm tẩy não, cưỡng ép phá thai, tra tấn, và lao động nặng nhọc, cùng với nhiều loại hình ngược đãi khác. Có ít nhất bốn học viên Pháp Luân Công đã qua đời vì bị tra tấn đó là: cô Dương Tô Hồng, bà Hà Mỹ Hoa, bà Dương Tố Phân, và bà Trần Thục Thu.

(1) Cô Dương Tô Hồng, một học viên 24 tuổi, bị đưa đến trại vào ngày 30 tháng 11 năm 2004 bởi người ở Phòng 610 quận Tây Sơn ở thành phố Côn Minh và Đội an ninh nội địa ở địa phương.

2005-7-10-yangsuhong--ss.jpg
Gầy yếu và bị hành hạ do tra tấn, cô Dương trở về nhà và qua đời.

Người cô Dương chỉ còn da bọc xương, cô đã ở trong cơn nguy kịch vì bị tẩy não và tra tấn tàn bạo. Cô được thả vào tháng 05 năm 2005. Cô qua đời một tháng sau đó, vào ngày 11 tháng 06 năm 2005.

Tứ chi bị tàn phế, cô Dương chỉ cao 1m2 và nặng 23 kg. Các bác sĩ ở bệnh viện u bướu Côn Minh đã chẩn đoán cô bị ung thư xương giai đoạn cuối vào năm 1998. Bác sĩ nói rằng cô chỉ sống được vài tháng nữa. Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 02 năm 1998, cô sống theo các tiêu chuẩn của Chân – Thiện – Nhẫn. Mọi bệnh của cô đều biến mất một cách kỳ diệu. Người bác sĩ từng xét nghiệm cho cô trước đó đã rất ngạc nhiên “Tôi không thể tin được cô vẫn còn sống!” (Xin xem thêm: Một phụ nữ tàn tật bị bức hại đến chết tại tỉnh Vân Nam)

(2) Bà Hà Mỹ Hoa là một nhân viên ở Nông trường huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam. Các viên chức Phòng 610 huyện Kim Bình và công an địa phương đã đưa bà đến Trại lao động nữ Vân Nam trong một năm. Hàng ngày bà bị ép tẩy não và phải lao động nặng nhọc. Tù nhân thường lăng mạ bà Hà, không cho bà ngủ, giam bà trong phòng biệt giam, cưỡng ép bà viết ba tuyên bố từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Thể trạng của bà dần xấu đi và mạng sống của bà gặp nguy hiểm. Cuối cùng chính quyền trại cũng trả tự do cho bà, nhưng bà đã qua đời ngay sau đó.

(3) Bà Trần Thục Thu, một công nhân 56 tuổi đã nghỉ hưu, bị bắt trong lúc bà đang phát tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 18 tháng 05 năm 2001. Các viên chức đã gửi bà đến trại lao động và giam bà tại Bộ phận số 2. Lính canh cưỡng ép bà xem cảnh học viên bị đánh đập, khiến cho huyết áp của bà tăng đến 230/120. Dù bà cần nghỉ ngơi, nhưng lính canh vẫn ép bà phải lao động. Chỉ sau khi một bác sĩ khám nghiệm và xác nhận về tình trạng sức khỏe kém của bà, thì họ mới cho bà được bảo lãnh đi chữa bệnh.

Sau khi bà về nhà, công an ở Đồn công an Đại Quan ở thành phố Côn Minh thường đến nhà bà để sách nhiễu. Bà qua đời vào tháng 10 năm 2004.

(4) Bà Dương Tố Phân, 52 tuổi, là nhân viên nghỉ hưu ở Ga tàu Kê Nhai, thành phố Cá Cựu. Ngày 21 tháng 03 năm 2005, khi bà đang phát tài liệu và giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, nhiều người ở Phòng công an Kê Nhai đã đến bắt bà. Viên chức Phòng 610 Cá Cựu và phòng công an ở địa phương đã đưa bà đến trại lao động với thời hạn hai năm rưỡi. Do bị tra tấn và tẩy não, sức khỏe bà Dương trở nên xấu đi. Bà được thả vào tháng 06 năm 2007 và qua đời tại Bệnh viện đường sắt Khai Viễn vào ngày 11 tháng 11 năm 2007.

II. Nhiều cách thức khác nhau được dùng để bức hại học viên tại trại lao động

Sau khi học viên đến trại lao động, họ thường bị đưa đến Bộ phận số ba để được đào tạo theo kiểu quân sự trong một tháng. Họ thường bị ngược đãi như sau:

  1. Bị lột quần áo để khám người. Ngay cả khi lính canh không tìm được gì, họ vẫn lấy quần áo học viên và nhúng vào nước. Không có ngoại lệ, ngay cả khi đó là ngày mùa đông.
  2. Cưỡng ép học thuộc điều lệ của trại. Những người không học thuộc sẽ bị cấm ngủ.
  3. Cưỡng ép đi bộ, đi theo đội hình ngay cả trong thời tiết nắng nóng hay trời mưa. Bất cứ ai không đạt được tiêu chuẩn thì sẽ bị trừng phạt thể xác bằng cách ép đứng úp mặt vào tường hoặc phải đứng dưới ánh nắng chói chang trong thời gian dài.
  4. Bị bất ngờ tập hợp vào ban đêm để tập luyện.

Tẩy não

Trại có nhiều phòng giám sát. Các học viên Pháp Luân Công bị giam trong các phòng đó, bị giám sát chặt chẽ. Các tù nhân được cử đến theo dõi ngay cả khi học viên vào nhà tắm.

Hai tù nhân được gán cho mỗi học viên trong các phiên tẩy não. Họ giám sát học viên 24 giờ một ngày và ép học viên phải đọc các tài liệu nói xấu Pháp Luân Công.

Dưới sự chỉ đạo của Vương Thiên Tỷ ở Phòng 610 tỉnh Vân Nam, các viên chức tỉnh Vân Nam đã chi hàng trăm nghìn nhân dân tệ vào tháng 09 và tháng 11 năm 2000 để thuê “chuyên gia” ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đến tỉnh Vân Nam. Họ giam học viên trong phòng biệt giam và thay phiên nhau ngược đãi học viên.

Trong khi đó Vương Thiên Tỷ đã dẫn theo nhiều người, gồm có Tô Thăng Càng, Thái Triều Đông đến để phỉ báng Pháp Luân Công. Họ cũng ra lệnh cho những người đồng sự, vợ hoặc chồng của học viên đến nói chuyện với họ, âm mưu gây sức ép khiến họ từ bỏ tập luyện.

Các viên chức ép học viên làm việc 15 giờ, thậm chí đến 20 giờ một ngày. Họ còn áp dụng các phương pháp khác: vợ/chồng đe dọa ly dị; những người thân lớn tuổi đe dọa tự sát, và các hình thức khác nhằm gây áp lực về tâm lý. Tất cả những cách thức đó để ép học viên từ bỏ niềm tin của họ. Khoảng 1,000 học viên ở nhiều nơi khác nhau ở tỉnh Vân Nam bị đưa đến trại tẩy não và bị ngược đãi theo cách này.

Tra tấn và ngược đãi thể xác

Học viên Vương Ngọc Lan là một học viên ở Vân Nam bị bắt vào tháng 06 năm 2002, bà bị đưa đến Trại lao động vào ngày 23 tháng 08 năm 2002. Lính canh ở Bộ phận số 1 đã dùng hình thức lao động cường độ lớn để hành hạ bà, như ép bà phải mang chất thải của con người. Vào một ngày, lính canh Trương đã ra lệnh cho bà Vương đào bới xuyên qua một lò đựng rác có đủ loại côn trùng và giòi bọ. Một số côn trùng còn bò lên chân bà Vương, khiến cho hai chân của bà bị sưng tấy và ửng đỏ làm bà không thể đi làm được. Tuy nhiên lính canh vẫn ép bà phải may vá ở trong xưởng.

Sau khi phải ngồi làm việc trong thời gian dài, chân của bà Vương càng bị sưng nặng hơn, hai chân bà bị sưng nặng đến mức chảy máu. Bà phải dùng dây giầy để buộc chân bà vào giầy và tiếp tục lao động như thường lệ.

Khi tù nhân Lý Hiểu Đông nhìn thấy bà Vương đang tập các bài công của Pháp Luân Công, bà ta đã đẩy bà Vương xuống sàn, ngồi lên người và đánh bà. Sau đó một lúc, bà ta còn bóp cổ bà Vương. Sau đó bà Vương bị giam tại trại lao động trong hai năm và 70 ngày.

Lao động cưỡng bức

Các học viên phải trải qua những điều dưới đây trong lúc lao động cưỡng bức:

Giờ làm việc bắt đầu từ 7 giờ 30 sáng đến 11 giờ tối hoặc nửa đêm; đôi khi đến tận 1 giờ sáng hoặc 2 giờ sáng. Bữa trưa là một tiếng; bữa tối là một tiếng rưỡi.

Mài, rửa sạch, và dính khắc đá quý: nước vôi được dùng để mài và rửa đá quý; khiến cho hai bàn tay của người làm trở nên sưng tấy, nứt nẻ, mưng mủ. Do phải làm việc dưới ánh đèn sáng chói, nhiều người đã bị choáng và suy giảm thị lực.

Lao động nặng nhọc: mang vác chất thải, đào bới ở trong ruộng…

May vá: may khoá phecmơtuya, thêu, làm vòng đeo tay…

Làm đồ chơi: thường phải tiếp xúc với vật liệu độc hại có mùi khó chịu

Tẩy não

Có từ hai đến sáu tù nhân được cử đến giám sát mỗi học viên Pháp Luân Công. Họ thường kiểm tra xem học viên có tài liệu về Pháp Luân Công hay tiền không. Buổi tối họ ép học viên phải học thuộc các quy định của trại và không cho họ ngủ nếu học viên không học thuộc. Thêm nữa, tù nhân còn ép học viên phải xem các băng hình phỉ báng Pháp Luân Công và cố ép họ viết ba tuyên bố.

Lính canh đã hành hạ và tra tấn các học viên kiên định theo những cách sau:

  1. Kéo dài thời hạn giam
  2. Biệt giam. Bà Liêu Tú Quỳnh, một học viên khoảng 60 tuổi ở huyện Kiến Thủy, đã bị giam trong phòng biệt giam hơn sáu tháng và đôi khi còn không được cung cấp thức ăn.
  3. Cưỡng ép học viên ngồi trên một cái ghế nhỏ hơn 10 tiếng một ngày, đôi khi là vài ngày liên tục. Lính canh sẽ không dừng tra tấn, ngay cả khi học viên bị lở loét ở phần mông do phải ngồi trong thời gian dài.
  4. Lôi kéo: Trừng phạt toàn bộ các tù nhân ở cùng phòng với học viên, để gây thù oán giữa tù nhân với học viên.
  5. Đánh đập và bịt miệng của học viên, những người tập công hoặc hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Do bà Dương Loan Anh đã hét lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Trả lại thanh danh cho Sư Phụ tôi”, tù nhân đã đẩy bà xuống sàn, nhét miếng giẻ lau bẩn vào miệng bà và đánh bà Dương.

    2004-10-20-heizuizi-15--ss.jpg

    Miêu tả tra tấn: nhét miếng giẻ lau bẩn vào miệng

  6. Bức thực những học viên đang tuyệt thực: Khi học viên Diêu tuyệt thực trong 90 ngày, lính canh đã nhét một ống và bức thực bà hàng ngày. Điều đó khiến cho lỗ mũi và thực quản của bà bị thương tổn. Bà bị chảy máu sau mỗi lần bức thực.

    2004-6-6-force_feeding--ss.jpg

    Miêu tả tra tấn: Bức thực

Cưỡng ép phá thai

Cô Lưu Chi Bình, 32 tuổi, là nhân viên Tập đoàn vận tải Sở Hùng Châu. Mật vụ ở Phòng 610 khu vực Hùng Châu và công an địa phương đã kết án cô Lưu hai năm lao động cưỡng bức và giam cô tại Trại lao động cưỡng bức tỉnh Vân Nam.

Cô Lưu lúc đó đã mang thai ba tháng khi cô bị đưa đến trại lao động. Vào ngày hôm sau khi cô đến đó, cô bị ép lao động nặng nhọc vào ban ngày vì cô bị phát hiện đang tập các bài công của Pháp Luân Công. Cô bị ép phải chạy trong cánh đồng vào ban đêm đến tận sáng. Viêc đó kéo dài trong một tuần. Vào một ngày, sau khi chạy đến 2 giờ sáng, cô Lưu đã phản đối bằng việc tập công. Hai lính canh đã đánh cô dã man, giam cô trong phòng và còng tay cô vào hai chiếc giường riêng biệt.

Khi các viên chức ở trại phát hiện cô Lưu đang mang thai, họ ép cô phải phá thai. Lần đầu tiên họ đã thất bại. Sau đó, trong tháng mang thai thứ 5, lính canh đã đưa cô đến bệnh viện một lần nữa vào tháng 8 năm 2000 và ép cô phải phá thai.

(Thông tin liên quan: Nhiều bà mẹ có con nhỏ bị đối xử tàn bạo trên khắp Trung Quốc: Một báo cáo toàn diện, tôi bị ép phải bỏ bào thai năm tháng tuổi trong khi bị giam tại trại lao động)

III. Những cá nhân phải chịu trách nhiệm về cuộc bức hại

Dư Hiểu Nam, trưởng trại lao động: +86-871-7337289, +86-13099416601
Đàm Niệm Bình, bí thư: +86-871-7337382, +86-13099415617

2011-8-8-yunnan-02--ss.jpg
Thái Triều Đông, viên chức phòng tuyên truyền ở tỉnh Vân Nam: +86-871-4113986 (văn phòng), +86-871-3197627

(nhà), +86-13708768625

2011-8-8-yunnan-07--ss.jpg

Hướng Tường, nhân viên nghiên cứu Học viện khoa học xã hội: +86-871-4154724 (văn phòng), +86-871-4161051(nhà), +86-13708796315

2011-8-8-yunnan-10--ss.jpg

Vương Thiên Tỷ, Trưởng Phòng 610 Vân Nam

2011-8-8-yunnan-11--ss.jpg

Thịnh Vân Phù, cựu Trưởng Phòng 610 Vân Nam (đến tháng 04 năm 2004)


 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/11/云南省女子劳教所十二年的累累恶行-245214.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/10/128632.html
Đăng ngày 29-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share