Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-09-2011] Kể từ khi chính quyền cộng sản bắt đầu mở cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999, nhiều tòa án ở tỉnh Quảng Đông đã kết án phi pháp hàng trăm học viên Pháp Luân Công. Riêng năm 2011 đã có ít nhất năm học viên trở thành nạn nhân của sự bất công này chỉ đơn giản là họ tập Pháp Luân Công. Cả năm học viên này đều là những người tài giỏi của xã hội, bao gồm một doanh nhân, một luật sư, một giáo viên dạy piano, và Phó Chủ tịch của một công ty.

Một doanh nhân và gia đình ba người của bà vẫn bị giam giữ

Lúc 9 giờ sáng ngày 15 tháng 7 năm 2011, Tòa án quận Thiên Hà ở thành phố Quảng Châu đã xét xử bà Vương Hải Hồng, người đã bị giam trong gần một năm. Chỉ có mẹ và chồng bà Vương được dự thính phiên xử. Bà đi lại rất khó khăn vì bị ngược đãi ở Trại giam quận Thiên Hà.

2011-1-5-wanghaihong.jpg

Bà Vương Hải Hồng

Bà Vương, 44 tuổi, là một doanh nhân sống tại Vườn Ký Nam, quận Thiên Hà ở thành phố Quảng Châu. Công an địa phương đã xông vào nơi ở của anh trai bà, ông Vương Chí Hoành, tối ngày 21 tháng 08 năm 2010, và bắt ông, mẹ bà Vương, và em trai bà, ông Vương Chí Cương. Vợ chồng ông Vương Chí Cường cùng bị bắt tại thời điểm đó, và họ không phải học viên Pháp Luân Công. Công an đã lấy đi các sách về Đại Pháp, bốn máy tính xách tay, một thiết bị cầm tay, và nhiều tài sản cá nhân khác. Cách đó hơn 1,126 km (700 dặm), em gái bà Vương, bà Vương Hải Anh, cũng bị bắt tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, cùng ngày hôm đó.

Ông Vương Chí Cường và vợ ông đã được thả vào ngày hôm sau.

Vài ngày sau, ngày 27 tháng 08, một người không rõ tên đã gọi cho bà Vương, là một Đại biểu nhân dân ở Quảng Châu, đã thông báo cho bà đến tham dự Hội nghị Đại biểu nhân dân ở quận Hoàng Bộ. Tin vào những thông tin đó, bà Vương đã đến đó. Bà đã không về nhà vào đêm đó. Gia đình bà sau đó được biết rằng bà đã bị giam tại Phòng 610 quận Thiên Hà. Công an đã lục soát nơi làm việc của bà Vương. 13 lá thư bà gửi cho các viên chức thành phố để giảng chân tướng, máy tính, và nhiều tài sản khác đã bị tịch thu.

Em trai bà Vương, ông Vương Chí Cương, và mẹ bà Vương đã bị kết án lần lượt là một năm và 09 tháng lao động cưỡng bức. Cả ba anh em ruột – bà Vương Hải Hồng, ông Vương Chí Hoành và bà Vương Hải Anh – sau đó mới được gửi lệnh bắt (sau khi họ bị bắt phi pháp). Mẹ bà Vương được thả ngay sau đó.

Một nữ doanh nhân và gia đình ba người của bà bị bắt giữ.

Một luật sư tiếp tục bị kết án; mẹ ông chỉ trích tòa án mang lại sự hổ thẹn cho hệ thống luật pháp

Chiều ngày 13 tháng 07 năm 2010, viên chức ở Tòa án quận Hải Châu ở thành phố Quảng Châu đã mở phiên xử thứ hai  ông Chu Vũ Tiêu và kết án ông hai năm tù [giam giữ]. Mẹ ông, khoảng 70 tuổi, đã chỉ trích tòa án vì chịu thua các mệnh lệnh của Phòng 610, và mang lại sự hổ thẹn cho hệ thống luật pháp. Thẩm phán đã không nói được gì.

2011-9-11-minghui-pohai-zhuyubiao-lawyer--ss.jpg

Ông Chu Vũ Tiêu

Phiên xử là bất thường bởi bốn lý do sau: Thứ nhất, phiên xử bị hoãn lại đến ba tháng. Thứ hai, tòa án không thông báo gì cho gia đình về phiên xử mãi đến 11 giờ 30 trưa, chỉ ba giờ trước khi tiến hành phiên xử, (phiên xử được lên lịch diễn ra vào lúc 2 giờ 30 chiều). Thứ ba, tòa án liên tục từ chối các yêu cầu của luật sư biện hộ về việc thay đổi ngày xét xử và đã mở phiên xử vào ngày luật sư không có mặt. Thứ tư, chỉ có mẹ ông Chu được tham gia phiên xử; những người còn lại ở trong phòng xử thì đều là công an.

Khi tòa án đưa ông Chu ra xét xử lần thứ nhất vào ngày 05 tháng 05 năm 2011, chính quyền địa phương đã làm đủ mọi cách để ngăn không cho mẹ ông xuất hiện. Có hơn một tá viên chức ở Ủy ban dân cư phố Trung Đại và Phòng 610 đã dùng vũ lực “mời” bà mẹ già đến một nơi cách xa tòa án để “uống trà” với họ. Họ đã không thả bà đến khi phiên tòa kết thúc.

Mẹ ông Chu đã thuê hai luật sư để biện hộ cho ông. Cơ quan quản lý luật sư thuộc Cục tư pháp thành phố Quảng Châu đã can thiệp công việc của vị luật sư đầu tiên. Lo ngại cho sự an toàn tính mạng của luật sư, mẹ ông Chu đã để vị luật sư này đi. Vị luật sư thứ hai đã bị bắt giữ phi pháp và bị từ chối mọi liên hệ với gia đình ông Chu. Khi bà Chu yêu cầu rằng ông ấy chính là người đại diện hợp pháp của con trai bà, tuy nhiên tòa án đã từ chối, trích dẫn rằng bà là một học viên. Chỉ với yêu cầu quyết liệt và kiên trì của gia đình, thì gần đây luật sư mới được thả và có thể liên lạc với gia đình và khôi phục mọi hoạt động hợp pháp cho gia đình ông Chu.

Ông Chu có bằng Thạc sĩ luật tại Đại học Tôn Dật Tiên. Ông là một luật sư ngay thẳng và thường bảo vệ những người yếu thế, chỉ nhận ít thù lao hoặc bào chữa miễn phí. Ông được nhiều báo chí đưa tin về những hành động nghĩa hiệp của mình. Từ năm 2005 – 2006, ông Chu đã bảo vệ ba học viên Pháp Luân Công, những người bị xét xử phi pháp. Phần bào chữa của ông hoàn hảo đến mức các viên chức ở tòa phải choáng váng. Để gây áp lực cho ông, viên chức ở Phòng Tư pháp đã buộc tội ông “ phản cách mạng .” Ông Chu bị bắt vào ngày 11 tháng 02 năm 2007, tại nhà học viên Lâm Trí Dụng (林致用) ở Phiên Ngu, Quảng Châu, sau đó ông bị giam tại trại lao động cưỡng bức trong 18 tháng.

Sáng ngày 18 tháng 08 năm 2010, ông Chu đã bị bắt tại nhà. Dưới áp lực của Phòng 610, tòa án địa phương đã kết án ông hai năm tù; hiện giờ ông bị giam tại Nhà tù Bắc Giang ở tỉnh Quảng Đông.

Ông Chu đã nộp đơn kháng cáo.

Thông tin liên quan:
Luật sư Chu Vũ Tiêu bị kết án phi pháp, toàn bộ viên chức Phòng 610 ngồi trong phòng xử.

Luật sư Chu Vũ Tiêu sẽ bị đưa ra xét xử ở Quảng Châu
Luật sư Chu Vũ Tiêu bị giam giữ phi pháp trong năm tháng

Một giáo viên dạy piano lâu năm bị bắt lần thứ chín

Bà Từ Minh sinh năm 1956 trong một gia đình yêu âm nhạc. Cha mẹ bà đều là những giáo sư piano ở Nhạc viện Vũ Hán. Trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công xảy ra vào tháng 07 năm 1999, bà là một giáo viên dạy piano có thâm niên tại Trường sư phạm cao đẳng nghệ thuật và ngôn ngữ Quảng Đông. Trong hơn mười năm bức hại, bà nhiều lần bị bắt, giam giữ, và bị cưỡng ép tẩy não. Trường của bà cũng cho bà nghỉ việc và loại bà ra khỏi lớp học.

2011-9-11-minghui-pohai-xuming-guangzhou--ss.jpg

Bà Từ Minh

Khi bà Từ đang phát tài liệu giảng chân tướng vào sáng ngày 10 tháng 04 năm 2011 trên phố Đa Bảo, quận Lệ Loan thì bà bị bắt giữ. Tối hôm đó, hơn mười công an ở Đồn công an phố Long Tân và phố Đa Bảo đã còng tay rồi đưa bà về nhà. Họ lục soát nhà bà và lấy tài sản cá nhân của bà, bao gồm máy tính và máy in.

Tòa án quận Lệ Loan đã đưa bà Từ ra xét xử vào ngày 04 tháng 08 năm 2011.

Một cựu Phó Chủ tịch bị kết án phi pháp 05 năm tù

Tháng 06 năm 2011, không cần lấy ý kiến của gia đình và luật sư, viên chức ở Tòa án quận Thiên Hà đã kết án ông Từ Trí Ngân 05 năm tù. Ông đã kháng cáo tại phiên xử, yêu cầu được tha bổng và trả tự do vô điều kiện.

2011-8-24-minghui-xuzhiyin--ss.jpg
Ông Từ Trí Ngân

Ông Từ Trí Ngân, 44 tuổi, sống tại Khu dân cư liên hợp của Viện Thiết bị tỉnh Quảng Đông, 663 Bắc Thiên Hà, Quảng Châu. Trước kia ông từng bị nhiều bệnh nhưng đã hoàn toàn khỏe mạnh sau khi tập Pháp Luân Công vào năm 1999. Được mọi người biết đến là một người công bằng và có tính cách tốt, ông Từ nhanh chóng được đề bạt vào vị trí Phó Chủ tịch một công ty vận tải nổi tiếng, nơi ông làm việc.

Đội an ninh nội địa quận Thiên Hà và viên chức Phòng 610 đã bắt ông Từ vào đêm ngày 22 tháng 05 năm 2010; lục soát nhà ông, và lấy đi tài sản cá nhân có giá trị của ông, như một nhẫn kim cương, một mặt dây chuyền ngọc bích, và tiền mặt. Trong lúc bị giam tại Trại giam quận Thiên Hà, từ ngày 01 tháng 04 năm 2011, ông từ chối mặc đồng phục trại giam. Lính canh đã cùm chân ông Từ. Họ đã không bỏ cùm đến tận ngày 05 tháng 05. Người ông chỉ còn da bọc xương sau một thời gian dài bị hành hạ.

Mười năm trước, trong năm 2011, khi ông Từ giảng chân tướng về chính quyền cộng sản đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công, ông đã bị kết án lao động cưỡng bức trong một năm. Vào năm 2005, ông đã bị giam trong ba tháng. Ở trại lao động cưỡng bức Tứ Xuyên, những kẻ bức hại ông đã đe dọa sẽ nướng sống ông trong lò gạch.

Thông tin liên quan:

Ông Từ Trí Ngân, ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, bị kết án bí mật năm năm tù (ảnh)

Một nhân viên văn phòng đã tuyệt thực để phản đối bức hại

Bà Lý Quan Bình, 33 tuổi, ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà tìm được một việc tại Chi nhánh Điện thoại di động Trung Quốc Châu Hải.

Khi chị gái của bà Lý bị giam tại Trung tâm giáo dục luật pháp tỉnh Quảng Đông từ năm 2006 đến năm 2007, bà Lý đã đến thăm chị gái nhiều lần, nhưng luôn cự tuyệt hợp tác với chính quyền gây áp lực buộc chị gái phải từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Kết quả là Phòng 610 rất tức giận và chỉ đạo cấp trên của bà Lý từ chối gia hạn hợp đồng lao động của bà. Mất việc đã khiến bà có thể thấy rõ sự tàn bạo của cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Xúc động vì đức tính thiện của học viên Pháp Luân Công và sự kỳ diệu của Pháp Luân Công, bà cũng bắt đầu tu luyện Đại Pháp không lâu sau.

Ngay trước sự kiện Asian Games ở Quảng Châu, sáng ngày 23 tháng 07 năm 2010, một nhóm công an đã xông vào nhà bà và lấy đi các sách Pháp Luân Công của bà, nhiều đĩa DVD Thần Vận, máy tính, và nhiều tài sản cá nhân khác. Họ đưa bà đến Trại giam quận Thiên Hà vào chiều cùng ngày.

Lúc 2 giờ 30 chiều ngày 19 tháng 04 năm 2011, viên chức Tòa án quận Thiên Hà đã kết án bà Lý. Bà đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Có thông tin rằng viên chức ở trại giam đã chuyển bà đi bằng xe lăn tới Bệnh viện Nam Phương Tam để bức thực.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/13/英才蒙冤-广州法院又添五桩罪(图)-246656.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/8/128594.html
Đăng ngày 24-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share