Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-09-2011] Lính canh Vu Giang ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở thành phố Thẩm Dương (cảnh hiệu: 2108213, khoảng 37 tuổi), hiện là đội trưởng đội số 3 thuộc Nhà ngục số 1. Anh ta làm việc với Cao Hồng Xương, trưởng Nhà ngục số 1, từ tháng 9 năm 2008. Anh ta chỉ đạo những người khác và trực tiếp tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công. Vu Giang là nhân tố chính chịu trách nhiệm bức hại các học viên Pháp Luân Công ở nhà ngục. Vu Giang cũng là một trong những kẻ “tàn ác nhất , tàn bạo nhất” ở Mã Tam Gia.

Để ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của họ, Vu Giang đã trực tiếp áp dụng nhiều cách tra tấn, như treo các học viên lên theo tư thế “máy bay”, trói họ vào giường chết, tra tấn “kéo căng”, sốc điện bằng dùi cui điện với hiệu điện thế 800,000 volt, xông mũi các học viên bằng tờ báo đang cháy, không cho họ ngủ trong nhiều ngày… Anh ta cũng vô liêm sỉ tông tiền những người bị giam và người nhà của họ với số tiền từ vài nghìn đến hàng nghìn nhân dân tệ, và sau đó tuyên bố rằng tiền là của anh ta.

Các học viên liên tục phản đối bức hại

Các học viên Pháp Luân Công đều kiên quyết phản đối việc Vu Giang ngược đãi và tra tấn tàn bạo học viên. Học viên Tôn Nghị ở Tây An đã bị đánh công khai và Vu Giang còn khiến cho màng nhĩ tai trái của ông Tôn bị thủng. Vì ông Tôn phản đối bằng một cuộc tuyệt thực, Vu Giang cùng nhiều người khác đã dùng dụng cụ y tế để cạy miệng ông trong bảy hay tám tiếng. Ông Tôn không thể ngậm miệng trong thời gian dài sau khi dụng cụ đó được tháo ra. Vu Giang đã tra tấn ông Tôn trong năm ngày liên tiếp, treo ông lên theo tư thế “máy bay” và “kéo căng” ông. Từ ngày 18 tháng 01 đến ngày 26 tháng 04 năm 2010, ông Tôn đã bị còng tay vào giường chết hơn ba tháng. Nhiều lần ông bị tra tấn đến mức nguy kịch, nhưng ông vẫn không từ bỏ và tiếp tục phản kháng bức hại.

2005-1-19-chen2--ss.jpg

Miêu tả tra tấn: Kéo căng

Điều thật sự gây phiền toái cho lính canh và các tù nhân khác ở Mã Tam Gia rằng người vô tội này có thể chứng minh sự kiên định trong đức tin của ông ta, cũng như các học viên khác, những người có ý thức về công lý và lòng can đảm để phản đối bức hại. Trong lúc ấy, gia đình ông Tôn và luật sư của ông không ngừng kháng cáo lên hệ thống tư pháp Trung Quốc. Họ liên tục đến trại lao động gặp lính canh, giải thích về luật pháp cho họ. Họ buộc văn phòng công tố địa phương phải chấp nhận hồ sơ của gia đình ông Tôn. Sau khi nộp hồ sơ, trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã bị áp lực “bên trên” và phải cho phép gia đình ông Tôn được gặp ông.

Khi văn phòng công tố địa phương cử người đến trại lao động cưỡng bức để điều tra, Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã có nhiều biện pháp đối phó, chẳng hạn như rửa sạch sân bãi, tiêu hủy chứng cứ, và sắp đặt một số tù nhân khai man… Nhưng Vu Giang đã bị điều tra, ông Tôn Nghị đã được đưa xuống, và trước khi ông được thả, lính canh không dám tra tấn ông tàn bạo nữa. Tất cả những việc này đã nhen nhóm lòng cam đảm và hy vọng cho những người đang cố gắng bảo vệ những quyền cơ bản của họ.

Những học viên đang bị tra tấn vẫn tiếp tục phơi bày những gì đang xảy ra thông qua quá trình khiếu nại, giảng chân tướng, và thức tỉnh thiện tâm con người. Thêm nữa, những tù nhân (không phải học viên) bị tra tấn tàn bạo cũng bước ra phản đối những lính canh không tôn trọng luật pháp và đứng ra làm chứng thay mặt cho những người bị tra tấn. Lấy ví dụ, tháng 10 năm 2010, Tào Thừa Nguyên, một tù nhân bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, đã nộp đơn khiếu nại về những bức hại gây ra bởi trưởng đội quản giáo Vu Giang, và Lý Mãnh. Không lâu sau đó, một tù nhân khác, Vu Tác Cương, cũng nộp đơn khiếu nại quản giáo tàn ác Vu Giang, người đã ngược đãi ông Vu. Họ cũng cung cấp chứng cứ về việc bức hại ông Tôn Nghị, học viên Pháp Luân Công ở Mã Tam Gia và viết lời khai để hỗ trợ trường hợp của ông Tôn.

Công an tra tấn ông Lâm Vĩnh Húc bằng dùi cui điện và giường kéo căng

Đầu tháng 11 năm 2010, ứng phó với đợt kiểm tra cuối năm của Cục Lao động cưỡng bức tỉnh Liêu Ninh, Vu Giang và các lính canh tù khác đã ra lệnh cho toàn bộ học viên Pháp Luân Công viết các “phát biểu cảm tưởng” và bắt đầu kiểm tra “chuyển hóa”. Ông Lâm Vĩnh Húc, một học viên ở Doanh Khẩu, Liêu Ninh, đã nói một cách rõ ràng với Vu Giang rằng ông không thể trả lời các câu hỏi của họ theo cách mà họ yêu cầu. Tối hôm đó, Vu Giang (và sau đó là Cao Hồng Xương, trưởng khu số 1 Mã Tam Gia) đã dẫn Vương Hạn Vũ, Vương Phi cùng các công an khác, đến tra tấn tàn bạo ông Lâm hơn bảy tiếng đồng hồ.

Ông Lâm Vĩnh Húc, khoảng 40 tuổi, từng là kỹ sư thiết kế ở Công ty thiết bị Hàng không Thẩm Dương. Hiện giờ ông là kỹ sư tại Điều hòa không khí Gree ở Chu Hải. Tháng 02 năm 2009, ông và vợ ông trở về quê ở Liêu Ninh nhân dịp nghỉ Tết. Sau kỳ nghỉ, họ đã bị công an ĐCSTQ bắt giữ khi họ đang ở Ga tàu Bắc Kinh đợi chuyển tàu đi Quảng Đông. Ông Lâm bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia trong hai năm rưỡi. Vợ ông, bà Lý Tố Quyên, bị đưa đến Trại tẩy não Tam Thủy ở tỉnh Quảng Đông. Vào một ngày trong tháng 11 năm 2010, Vu Giang và Vương Hạn Vũ mỗi người đều cầm dùi cui điện (Vu Giang cầm dùi cui điện có hiệu điện thế 800,000 volt) để tra tấn ông Lâm. Ngay cả khi mặc áo dày, ông Lâm vẫn bị nhiều vết bỏng điện. Họ tiếp tục sốc điện ông hơn hai tiếng nữa. Vu Giang đề nghị, “Hãy làm một cú sốc điện để cho ông ta chết

2009-7-8-gongzhulingjail-01.jpg

Miêu tả tra tấn: Nhiều dùi cui điện được dùng một lúc để sốc điện học viên

Sau 12 giờ, nhận thấy không biện pháp gì mà họ đã làm có hiệu quả, Vu Giang và bốn lính canh khác, cùng với hai tù nhân, đã trói ông Lâm vào một giường kéo căng. Vu Giang và các lính canh khác ở Mã Tam Gia thường sử dụng giường kéo căng cho các học viên được xác định trước. Chân của nạn nhân bị trói chặt lại, và hai cổ tay thì bị còng vào phần trên của thành giường. Dây thừng hoặc dây thắt lưng bằng vải sau đó được dùng để buộc xung quanh phần hông của nạn nhân và kéo chặt xuống phía sau lưng. Kéo và thả thế này gây đau đớn ở các khớp vai, cổ tay, đầu gối và cơ đùi. Dù đau đớn có giảm đi, nhưng học viên vẫn không thể cử động được, điều này khiến học viên chịu nhiều đau đớn. Để không để lại bất cứ dấu vết nào, đầu tiên họ đặt một lớp vải cotton dày lên cổ tay nạn nhân và sau đó còng lại. Dù không có bất cứ dấu vết nào, nhưng tra tấn này có thể khiến một người bị tàn tật ở hai tay và chân. Sau một vài phút, nạn nhân bắt đầu chảy mồ hôi đầm đìa và la hét.

Ở trên giường chết, Vương Hạn Vũ liên tục kéo còng tay của ông Lâm về phía trước để gia tăng đau đớn. Vương Phi đã dùng phần kim loại của một chiếc còng tay khác và ấn mạnh vào lưng bàn tay của ông Lâm, gây ra một lỗ sâu ở lưng bàn tay của ông. Điều này kéo dài hơn hai tiếng. Thời tiết tương đối lạnh ở vùng đông bắc trong tháng 12, đặc biệt là lúc nửa đêm, nhưng đau nhức đã khiến ông ướt đẫm mồ hôi. Mồ hôi và nước mắt chảy xuống mặt ông. Sau nhiều lần bị bất tỉnh, cuối cùng họ đã đưa ông xuống. Ông Lâm không còn có thể tỉnh táo hoặc cử động được.

Lính canh Vu Giang bị ”điều tra”

Các học viên Pháp Luân Công ở bên trong và bên ngoài Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, và người nhà học viên, thường xuyên nộp đơn khiếu nại theo luật pháp, kháng cáo, và tố giác những gì đang xảy ra. Các viên chức độc ác ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia cuối cùng cũng bị điều tra. Đầu tháng 01 năm 2011, dưới áp lực, chính quyền trại đã chỉ định lính canh Vương Hãn Vu là phó trại có cùng trách nhiệm cũng như quyền hạn như Vu Giang. Vu Giang nhận ra rằng ông ta đang ở trong một tình huống xấu.

Vào khoảng tháng 04, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật tỉnh Liêu Ninh và Viện kiểm sát địa phương đã đến trại lao động cưỡng bức để điều tra về những lời buộc tội tống tiền và bạo lực. Không lâu sau đó, một tù nhân thường xuyên bị các lính canh và tù nhân đánh đập đã bị chuyển đến một nơi khác. Rõ ràng là việc đó giúp tránh bị điều tra và ngăn chặn việc phát hiện chứng cứ có thể gây bất lợi cho lính canh. Sau đó, Vu Giang bắt đầu hạn chế sự chú ý của người khác. Sau tháng 6, ông ta ít khi xuất hiện trước mặt các học viên Pháp Luân Công. Những vấn đề đặc biệt liên quan đến các học viên đều được xử lý bởi Vương Hãn Vu. Cả lính canh và tù nhân đều trở nên rất cẩn thận khi đối xử với học viên, lăng mạ và đánh đập cũng giảm đi. Đồng thời, các học viên cũng tận dụng cơ hội để giảng chân tượng cho lính canh và tội phạm một cách hợp lý và có sách lược để vạch trần sự bức hại của ĐCSTQ.

Tháng 5 năm 2011, một học viên đã viết một bài báo tuyên bố mọi điều anh đã viết đi ngược lại niềm tin của mình bởi tra tấn tàn bạo đều vô hiệu, và công khai thể hiện niềm tin kiên định vào Pháp Luân Đại Pháp. Bài báo cũng chỉ ra những hậu quả của việc bức hại Đại Pháp và phần thưởng cho việc đối xử tốt với Đại Pháp. Dương Vân, một học viên ở Hải Thành, đã giảng chân tướng một cách bí mật cho các tù nhân. Một lần ông bị ai đó tố giác sau khi ông thuyết phục ba người thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới. Lính canh đã không dùng dùi cui điện hay tra tấn ông tàn bạo, cũng không gia hạn thời hạn giam của ông hoặc bắt ông chịu những hình phạt khác. Điều đó chứng minh sự kết hợp hiệu quả giữa các học viên ở trong và ngoài trại lao động cưỡng bức và những nỗ lực giảng chân tướng bền bỉ và vạch trần bức hại, sử dụng tất cả các kênh để điều tra và nộp đơn kiện và đơn khiếu nại. Những lính canh phải chịu trách nhiệm cho những việc làm tà ác của họ đã nhận được thông điệp và bắt đầu kháng lại việc đẩy mạnh những hành vi phạm pháp của ĐCSTQ.

ĐCSTQ là nguồn gốc của cuộc bức hại tàn ác này, phản đối bức hại vẫn tiếp diễn

Vào tháng 02 và tháng 03 năm 2011, hai học viên Trình Tú Xương ở Thanh Nguyên, Phủ Thuận và Lý Lập Tân ở đảo Hồ Lô bị giam tại Đội số 3. Khi ông Trình đến đây lần đầu, ông đã từ chối ký vào ba tuyên bố, cự tuyệt mặc đồng phục của trại lao động cưỡng bức, và cũng không ăn. Ông bị đánh đập dã man bởi nhiều lính canh và tù nhân, những người được các viên chức nhà tù chỉ đạo hành động như là những tên côn đồ. Ngày hôm sau họ phải đưa ông Trình đến bệnh viện để chữa trị. Lính canh sau đó đã cử hai tù nhân đến giám sát ông. Ban ngày ông bị ép phải lao động nặng nhọc. Vào ban đêm, ông bị buộc phải đứng ở hành lang đến tận 11 giờ đêm. Ông Trình đã tuyệt thực để phản đối. Vào ban đêm sau khi những người khác đã đi ngủ, lính canh Vương Trác Lâm ở Đội số 1 đã ra lệnh cho ông Trình liên tục đi lại một chỗ trong nhiều giờ. Chung Huy, một trong hai người giám sát ông, đã tát vào mặt ông Trình, đá ông, và giữ đầu ông úp vào tường đá lạnh trong mùa đông. Lính canh không bao giờ thèm ngăn hắn lại.

Một học viên khác là ông Lý Lập Tân, phải đứng ở hành lang và bị tát vào mặt vì ông không bao giờ ký vào ba tuyên bố và không chịu hợp tác. Vào một lần khác, ông Lý bị tát vào mặt vì ông kiên quyết từ chối hát các bài hát được sáng tác bởi ĐCSTQ với mục đích tẩy não.

Ông Vương Hải Huy, một học viên ở Hắc Sơn, đã một lần bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào ngày 28 tháng 04 năm 2011. Ông được thả vào cuối tháng 07 năm 2010. Lần này ông bị đưa đến trại lao động cưỡng bức vì ông bị phát hiện đang phát tài liệu giảng chân tướng. Trước khi ông đến trại, ông đã tuyệt thực ở trại giam. Khi ông bị chuyển đến Mã Tam Gia, ông tiếp tục tuyệt thực. Hàng ngày viên chức ở trại đều bức thực ông. Chừng nào cuộc bức hại còn tiếp tục, thì học viên Pháp Luân Công sẽ vẫn phản đối bức hại một cách hòa bình và lý trí.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/20/马三家劳教所恶警行凶-法轮功学员反迫害-246969.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/5/128537.html
Đăng ngày 20-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share