Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-09-2011] Bà Ân Tiến Mỹ, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây đã bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Giang Tây một cách phi pháp vào tháng 03 năm 2009. Trại lao động còn liên tục tiêm vào người bà nhiều loại thuốc lạ.

Một lính canh đã nhìn thấy và nói “Bà ấy vẫn còn trẻ, không nên tiêm thuốc này cho bà ấy”. Nhưng việc tiêm thuốc vẫn tiếp diễn.

2011-9-25-yinjinmei--ss.jpg

Bà Ân Tiến Mỹ

Sau khi bà Ân đươc trả tự do khỏi trại lao động, người bà rất yếu, thở rất khó khăn, chán ăn và không ngủ được. Gần đây, bà còn phải  chống chọi với những triệu chứng nghiêm trọng của ngộ độc và đã ở trong cơn nguy kịch.

Bà Ân sống ở khu phía Đông thị trấn Liên Hoa, quận Lư Sơn, thành phố Cửu Giang. Bà đã nói chuyện với nhiều người về Pháp Luân Công, bà bị công an bắt giữ phi pháp vào ngày 16 tháng 02 năm 2009. Bà bị tra tấn và buộc phải ngồi trên một ghế sắt trong thời gian dài, khiến cho hai tay của bà bị sưng to như bắp chân của bà. Hai chân của bà cũng bị đánh đến thâm tím. Ngày 24 tháng 03 năm 2009, Điền Nhữ Hoành và nhiều người khác ở Đội an ninh quốc gia thuộc Đồn công an Lữ Sơn, thành phố Cửu Giang đã đưa bà Ân đến Trại lao động cưỡng bức nữ Nam Xương ở tỉnh Giang Tây và giam bà ở đó trong một năm rưỡi.

Khi bị giam ở trại lao động, bà Ân kiên định tập luyện Pháp Luân Công và cự tuyệt từ bỏ niềm tin của mình. Lính canh đã nhốt bà trong phòng giam và cử hai người nghiện đến canh chừng bà cả ngày đêm. Phòng giam rất nhỏ và không có thông gió. Bà Ân từng có một sức khỏe tốt. Sau khi bà ở đó trong thời gian dài, bà thường bị khó thở, cao huyết áp, bị bệnh tim và nhiều bệnh khác.

Vài lính canh đã bí mật bỏ nhiều loại thuốc lạ vào thức ăn của bà. Một lần họ bỏ quá nhiều vào trong cơm của bà, nên bà đã phát hiện ra. Sau đó có hai lần 6-7 lính canh kéo bà xuống và cưỡng ép đút thuốc vào miệng bà. Một lính canh đã cố ngăn những người khác lại, nhưng việc đó vẫn tiếp diễn.

Một buổi sáng sau khi bà thức dậy, bà Ân phát hiện có một vết thâm tím to bằng đồng xu ở đằng sau bàn tay của bà. Ở giữa vết thâm đó là vết kim tiêm được dùng để tiêm thuốc cho bà.

Sau khi bà Ân được tự do, bà luôn cảm thấy không bình thường. Sức khỏe của bà rất yếu, khó thở, chán ăn và không ngủ được.

Năm 2004, bà Lương Hồng Anh, một học viên Pháp Luân Công ở Nam Xương, khoảng 60 tuổi, đã bị bức hại ở trại lao động đến mức huyết áp của bà lên tới 280. Tuy nhiên trại lao động vẫn không thả bà. Thay vào đó, họ sử dụng những người nghiện bỏ các loại thuốc lạ vào thức ăn của bà. Bà đã phát hiện ra sau đó và ngăn họ lại.

Từ năm 2002 đến 2005, một giáo viên dạy tiếng Anh ở trường trung học đã bị bắt đến trại lao động này. Bà bị bức hại đến mức tinh thần trở nên thất thường. Ngoại trừ các lính canh, không một ai biết được tên thật của bà, và bà đến từ đâu. Trong lúc bà bị giam ở trại, bà bị lính canh và tù nhân đánh đập. Bà cũng bị dội nước sôi vào người.

Đội trưởng Trại lao động cưỡng bức nữ số 1 Giang Tây là Lữ Tú Anh và Hồng Sang Hoa, đã chỉ đạo bức hại các học viên Pháp Luân Công. Họ áp dụng các phương pháp tra tấn như sử dụng thuốc độc, bức thực tàn bạo, và khuyến khích tù nhân đánh đập học viên Pháp Luân Công. Một lính canh tên là Hoàng Hà đã trực tiếp tham gia bức hại học viên Pháp Luân Công bằng việc ép ăn đồ ăn một cách tàn bạo cùng các phương thức khác.

2005-5-17-zhuxzh-01--ss.jpg
Ông Chu Thế Chân

Những cách thức trên cũng được áp dụng tại Trại lao động cưỡng bức nam Nam Xương. Ông Chu Thế Chân, một học viên Pháp Luân Công ở thôn Hoàng Mã, thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây đã bị công an ở thôn Hoàng Mã bắt giữ vào ngày 23 tháng 09 năm 2004 trong lúc ông đi thăm bạn bè và họ hàng. Công an cũng lục soát nhà ông. Sau đó ông Chu bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Nam Xương. Do bị bức thực thức ăn tàn bạo và bị tra tấn bằng nhiều phương thức, điều này đã khiến tinh thần và thể chất của ông bị thương tổn trầm trọng. Một người có cùng hoàn cảnh với ông tiết lộ rằng khi ông Chu được thả, công an đã đưa ông về nhà và nói với gia đình rằng ông khỏe mạnh. Nhưng chỉ hai ngày sau, ông Chu đã bị hôn mê và không thể tư duy bình thường.

Ngày 07 tháng 12 năm 2004, ông qua đời, với những dấu hiệu bị đầu độc rõ ràng.


 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/25/殷进美遭江西女子劳教所施用药物迫害 (图)-247142.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/22/128926.html
Đăng ngày 29-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share