Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-12-2022] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn lừa dối người dân, nói một đàng làm một nẻo, thông tin chính thức hầu như không có tính chân thực, lại còn đằng trước vừa đăng tin, đằng sau đã quay ngoắt đi rồi, khiến người dân rất khó nhận biết được đâu là sự thật. Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc cũng là xã hội có cái tình của con người, quan chức ĐCSTQ dù sao cũng có vợ con, cha mẹ, anh chị em, còn có họ hàng, bạn bè, bạn học, chiến hữu. Bởi vậy, khi gặp những việc dính đến đến hết thảy lợi ích thiết thân, họ lại tiết lộ cho người thân, bè bạn.

Những thông tin truyền đi nội bộ như vậy thường là thật. Để tránh bị sập bẫy, mắc lừa, người dân Trung Quốc có thói quen nghe ngóng “thông tin nội bộ” hay cái gọi là “tin đồn” khi chính quyền dán nhãn để bác bỏ thông tin. Do vậy, “tin đồn” đã trở thành một dạng tài nguyên, ai thạo “tin đồn” thì là người tài giỏi, là đối tượng theo đuổi của mọi người. Đồng thời, “tin đồn” cũng trở thành một thủ đoạn xã giao, nếu tôi có thông tin này mà lập tức nói cho anh thì chứng tỏ tôi coi anh như người nhà, anh có việc gì tốt thì chớ có quên tôi. Bởi vậy, hễ xuất hiện “tin đồn”, ai ai cũng nóng lòng truyền bá.

Ví như tin đồn trong đại dịch vừa qua. Trước khi chính quyền các cấp phong tỏa người dân, “thông tin nội bộ” rò rỉ đã khiến người dân đi tích trữ lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác. Mặc dù cơ quan chức năng liên tục bác bỏ “tin đồn”, nhưng không mấy ai để ý đến sự bác bỏ đó, và thực tế, lệnh phong tỏa cuối cùng vẫn bị áp đặt. Ai tin tà đảng, người đó phải chịu đói.

Dưới sự cai trị biến thái của ĐCSTQ, và khi người dân trải qua sau bao năm bị lừa, cái gọi là “tin đồn” này đã trở thành nguồn tin tức dự báo hết sức kiên cố. Ở xã hội Trung Cộng, từ quan chức chính phủ, giáo sư, chuyên gia cho đến người dân phổ thông, hầu như ai ai cũng thích thăm dò nguồn tin nội bộ để tự bảo vệ bản thân khỏi các chính sách tai hại của chính quyền. Mọi người thường cho rằng dù thông tin không liên quan trực tiếp đến mình, thì biết để “đề phòng” cũng không có hại gì.

“Truyền bá tin đồn” đã trở thành một hiện tượng đặc thù trong xã hội mang văn hóa tà Đảng. Là học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta cần trừ bỏ chấp trước lưu truyền tin đồn.

Sư phụ giảng:

“Còn có người lưu truyền những tin đồn như vậy, người nọ truyền người kia, ở đó giảng nói mà lấy làm thích thú lắm, như thể là họ linh thông những tin đồn ấy lắm. [Như thể là] chúng ta có rất nhiều học viên không hiểu rõ như họ, người khác không biết nhiều như họ; họ đã thành ‘tự nhiên’ rồi, có thể không tự nhận ra được nữa. Trong tiềm ý thức, họ đã có tâm lý hiển thị ấy; nếu không thì truyền những tin đồn kia để làm gì?” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Do chịu ảnh hưởng của văn hóa đảng, đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục đã quen lan truyền tin đồn mà không nhận thức được tác hại của nó. Chẳng hạn, một số học viên hay hỏi đồng tu nào đang hỗ trợ kỹ thuật, đồng tu nào đang sản xuất tài liệu giảng chân tướng tại nhà, đồng tu nào đang duy hộ nhóm học Pháp nhóm tại nhà. Sau khi biết, họ có thể tùy tiện chia sẻ lại những thông tin đó. Kết quả là, một số học viên đã bị bắt và một số điểm sản xuất tài liệu đã bị cảnh sát đột kích.

Bên cạnh đó, một số học viên vượt qua được sự phong tỏa internet và đọc được tin tức không bị kiểm duyệt. Những thông tin này được công khai ở nước ngoài, nhưng lại không thể xem được ở Trung Quốc do sự kiểm duyệt của ĐCSTQ. Những học viên tiếp cận được thông tin đã chia sẻ khắp nơi để hiển thị họ giỏi như thế nào khi tiếp cận những thông tin mà người khác không biết.

Một số học viên đã rời khỏi Trung Quốc vẫn nghiên truyền tin đồn thất thiệt, phao tin, khiến nhiều học viên khác và người thường trong xã hội phương Tây bị lẫn lộn.

Nếu một đệ tử Đại Pháp vẫn sốt sắng nghe ngóng nguồn tin nội bộ và lan truyền tin đồn, thì có thể vẫn chưa thực sự tin vào bài giảng Pháp đã công bố, vẫn còn chấp trước vào việc hiển thị các mối quan hệ hoặc muốn tìm đường tắt trong tu luyện. Cho dù là tình huống nào, đó cũng không phải là hành vi của đệ tử Đại Pháp.

Kỳ thực, những học viên từ Trung Quốc đại lục ra nước ngoài sống có một ưu thế, đó là được trải nghiệm hai chế độ xã hội khác nhau, sẽ tương đối dễ nhận ra nhân tố văn hóa đảng ở bản thân, nhưng tiền đề là phải chân chính tu bản thân, chân chính muốn cải biến.

Trong cuốn sách Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc) có đoạn: “Văn hóa đảng là một môi trường cần thiết cho sự tồn tại của tà giáo đảng cộng sản. Thanh trừ văn hóa đảng và dấu ấn của tà giáo đảng cộng sản trong tư tưởng cũng là thanh trừ phụ thể đảng trong tư tưởng, so với thanh trừ phụ thể đảng trong cơ cấu hành chính, khả năng còn khó hơn nhiều, nhưng đó lại là phương pháp căn bản để thực sự thanh trừ tà giáo cộng sản.“

Văn hóa đảng can nhiễu nghiêm trọng đến tu luyện của đệ tử Đại Pháp, nhận rõ ra biểu hiện của văn hóa đảng, triệt để thanh trừ độc tố của văn hóa đảng trong tư tưởng đã là việc vô cùng cấp bách.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/21/453370.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/22/205305.html

Đăng ngày 28-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share