Bài viết của Lý Minh

[MINH HUỆ 04-12-2022] Ngày 30 tháng 11, chính quyền Trung Quốc công bố cái chết của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân.

Bản cáo phó tuyên bố Giang là nhà lãnh đạo xuất sắc của ĐCSTQ, nhưng lại không đề cập một số thông tin cơ bản về ông ta. Chẳng hạn, ông ta đã leo lên vị trí tối cao nhờ tích cực đàn áp phong trào dân chủ sinh viên năm 1989; phản bội Trung Quốc khi nhượng đất cho Nga; biến Trung Quốc thành một quốc gia thối nát; và phá hoại nền tảng đạo đức của Trung Quốc bằng cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Thân là Hán gian, sau tự xưng là con liệt sỹ

Giang Thế Tuấn (江 世 俊), cha của Giang Trạch Dân, là thành viên của hai tổ chức phản quốc, “Hội Cứu quốc Hòa bình” và “Ban Lâm thời Nam Kinh”. Cuối tháng 11 năm 1940, ông ta gia nhập chính phủ Uông Tinh Vệ (汪精卫) tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô—một chính phủ bù nhìn phản Trung của Nhật Bản. Theo cuốn “Bất chấp mọi thứ Quyền lực: Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân của Trung Quốc” xuất bản năm 2005, Giang Thế Tuấn được bổ nhiệm làm thứ trưởng kiêm trưởng ban biên tập Bộ Tuyên truyền của chính phủ Uông. Cùng với những kẻ phản bội khác như nhà văn đầy tai tiếng Lục Lan Thành (陆 兰 成), Giang Thế Tuấn đã được quân xâm lược Nhật Bản trao tặng nhiều huân chương vì thành tích “xuất sắc” của mình.

Theo truyện này, Giang Thế Tuấn đặt nhiều kỳ vọng vào con trai là Giang Trạch Dân, vì vậy ông ta đã đưa Giang Trạch Dân tham gia “Khóa đào tạo cán bộ trẻ của Đại học Nam Kinh”, một cơ sở đào tạo đặc vụ của chính quyền bù nhìn. Khóa đào tạo này được tổ chức dưới danh nghĩa Đại học Trung ương Nam Kinh, nên Giang Trạch Dân và các đặc vụ được đào tạo khác thực ra đã được nhận vào Đại học Trung ương.

Sau đó, quân Nhật xâm lược Trung Quốc đã triển khai chính sách đầu độc, lũng đoạn hoạt động kinh doanh thuốc phiện của chính quyền bù nhìn, nên Giang Thế Tuấn và các quan chức khác của Bộ Tuyên truyền đã tìm sinh viên của Đại học Trung ương làm nòng cốt (trong đó có hai người là thành viên của tổ chức bí mật của Trung Cộng), rồi phát động các cuộc biểu tình sinh viên năm 1943 nhắm vào các quán hút thuốc phiện do quân đội Nhật Bản kiểm soát. Con trai ông ta, Giang Trạch Dân, bỗng nhiên có biểu hiện tích cực trong chiến dịch này.

ĐCSTQ chưa từng công khai thừa nhận Giang Trạch Dân được sinh ra trong một gia đình phản quốc và từng tham gia khóa huấn luyện đặc vụ. Năm 2005, Giang đã thuê Robert Lawrence Kuhn, một chủ ngân hàng đầu tư và tác giả người Mỹ viết tiểu sử cho ông ta, Giang đã sửa đoạn lịch sử đó khi tuyên bố rằng ông ta đã tham gia các phong trào sinh viên do ĐCSTQ ngầm lãnh đạo năm 1943.

Giang cũng bịa đặt một thông tin nữa, nói rằng ông ta được chú của mình là Giang Thượng Thanh (江上青), một đảng viên ĐCSTQ, nhận nuôi năm 13 tuổi. Rất ít người biết rằng tại thời điểm đó, Giang Thượng Thanh đã chết, nhưng việc bịa đặt về việc “được nhận nuôi” dù sao cũng che đậy tội phản quốc của Giang.

Phản bội Trung Quốc khi làm đặc vụ cho KGB

Năm 1949, sau khi ĐCSTQ lên nắm chính quyền, Giang Trạch Dân là một kỹ sư. Bằng cách nói dối là con nuôi của liệt sỹ Giang Thượng Thanh, ông ta đã tiếp cận được cấp dưới của Giang Thượng Thanh là Uông Đạo Hàm (汪道涵), người đã giúp ông ta leo lên thành công trong hệ thống quyền lực của ĐCSTQ.

Nhưng luôn có những bí mật kinh hoàng. Năm 1955, khi Giang Trạch Dân và 12 người khác được cử sang Moscow đào tạo, ông ta ca hát nhảy múa và kể chuyện cười để thu hút sự chú ý. Cơ quan tình báo Liên Xô KGB đã để mắt đến ông ta. Sự thật là, năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô tiến vào Trung Quốc để đánh bại quân Nhật, họ đã tìm thấy toàn bộ hồ sơ về hoạt động của các đặc vụ cho Nhật, trong đó có cả những hoạt động liên quan đến “Khóa đào tạo cán bộ trẻ của Đại học Nam Kinh”. Sau khi phát hiện ra Giang Trạch Dân là con trai của kẻ phản quốc khét tiếng Giang Thế Tuấn và ông ta từng làm đặc vụ cho Nhật Bản tại thời điểm đó, KGB sau đó đã dùng một đặc vụ tình nhân tên là Klava, để dụ dỗ Giang Trạch Dân.

Đúng như dự đoán, Giang đã sập bẫy, khi ông ta đang chìm đắm trong mối quan hệ đó, các đặc vụ KGB xuất hiện. Họ hứa với Giang sẽ giữ bí mật về quá khứ phản quốc của ông ta và mối quan hệ với Klava “với một điều kiện, đó là: Giang gia nhập Cục Viễn Đông của KGB và thu thập thông tin tình báo về các sinh viên Trung Quốc sống ở Liên Xô cũng như cung cấp một số thông tin liên quan đến Trung Quốc”, theo Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân của Trung Quốc. “Và sự thực là, Giang tiếp tục làm việc cho KGB sau khi trở về Trung Quốc từ Moscow.”

Cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền ĐCSTQ, Nhân dân Nhật báo, đã đưa tin vắn rằng ngày 11 tháng 12 năm 1999, Giang Trạch Dân và lãnh đạo Nga, khi đó là Boris Yeltsin, đã ký ba hiệp định biên giới Trung-Nga tại Bắc Kinh, trong đó yêu cầu Trung Quốc nhượng lại khu vực phía Đông của biên giới Trung-Xô, tương đương hơn 1 triệu kilômét vuông (390.000 dặm vuông) lãnh thổ Trung Quốc, cho Nga.

Tiểu sử của Giang nêu hầu hết mọi thành tựu của ông ta, nhưng cuộc gặp cấp cao của ông ta với Yeltsin và ba hiệp định biên giới lại hoàn toàn không được nhắc đến. Nói một cách dễ hiểu, vùng đất nhượng lại rộng hơn 30 lần diện tích Đài Loan. Trong số 9,6 triệu km2 đất của Trung Quốc, sa mạc và các khu vực vô thừa nhận chiếm khoảng 33% tổng diện tích đất, trong đó đất bị xói mòn nghiêm trọng chiếm khoảng 38%. Do đó, chỉ có ít hơn 1/3 diện tích đất là có thể sinh sống được. Nhưng vùng đất rộng lớn và trù phú mà Giang đã bán đi mới là những nơi bao la, màu mỡ, được để lại từ các thế hệ trước, nhiều rừng giàu khoáng sản và dầu mỏ, là những nguồn tài nguyên quan trọng.

Vì điều này mà nhiều người gọi Giang là kẻ đại phản bội của Trung Quốc. Nhưng ngay cả những người kế nhiệm Giang cũng không dám tiết lộ những vụ bê bối này, vì làm vậy sẽ nguy hiểm nghiêm trọng đến lịch sử và tính hợp pháp “vẻ vang” của ĐCSTQ.

Tham nhũng và chiếm đoạt tài sản

Giang leo lên vị trí tối cao của ĐCSTQ bằng cách đàn áp phong trào dân chủ của sinh viên năm 1989. Mặc dù bất tài trong việc quản lý đất nước, nhưng ông ta đã được người cha phản quốc đào tạo bài bản để lấy lòng người khác bằng những tài lẻ như chơi đàn, ca hát, v.v.

Ông ta có khá nhiều màn kịch làm mất thể diện quốc gia trên sân khấu quốc tế. Cuối tháng 6 năm 1996, khi Giang đến thăm Tây Ban Nha, Vua Juan Carlos của Tây Ban Nha đã mời ông ta duyệt đội danh dự. Trước sự ngạc nhiên của Vua Carlos, lúc đó, Giang đã lấy ra một chiếc lược và thản nhiên chải chuốt. Trong yến tiệc chào mừng tối hôm đó, Giang ngồi bên phải Hoàng hậu. Một lần nữa, ông ta lại chải tóc ngay trước ống kính. Ngày 25 tháng 6 năm 1996, tờ báo lớn nhất của Tây Ban Nha, El Pais, cũng như nhiều tờ báo khác, đăng một bức ảnh thời sự và câu chuyện trên trang nhất về việc chải chuốt của ông ta.

Còn có vô số sự cố xảy ra khi Giang phô trương tài âm nhạc, hát và nhảy múa của ông ta. Một ví dụ ngày 30 tháng 3 năm 1999, khi Giang đến thăm quê hương Salzburg của Mozart cùng với Tổng thống Áo, Ngài Thomas Klestil. Cổ vật có giá trị nhất trong dinh thự cũ của Mozart là một cây đàn piano kiểu Vienna do chính nhạc trưởng mua năm 1785. Sau khi tổng thống giới thiệu về cổ vật 200 năm tuổi, Giang đã lao đến chiếc đàn piano, ngồi phịch xuống ghế và mở đàn ra để thể hiện. Nhưng thay vì trình diễn các tác phẩm tiêu biểu của Mozart, ông ta lại chơi một bài hát Trung Quốc—“Sóng nước hồ Hồng Hồ.” [1] Tổng thống Klestil, rõ là không thoải mái và không muốn Giang chạm vào món cổ vật quý giá của nhạc trưởng nhưng vì ràng buộc bởi nghi thức ngoại giao lại đành phải đứng sang một bên. Trong lúc chơi piano, Giang lại lơ đãng nhìn chằm chằm một cách thèm thuồng vào một phụ nữ trẻ Trung Quốc bên cạnh, với hy vọng giành được sự ngưỡng mộ của cô ta.

Vụ bê bối giữa Giang và ca sỹ Tống Tổ Anh (宋祖英) cũng tai tiếng khắp Trung Quốc. Năm 1991, khi Tống xuất hiện lần đầu tại Dạ tiệc Tết Nguyên Đán của CCTV, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, Giang đã chú ý đến cô ta. Rất nhanh sau đó, cô Tống đã được thăng chức, và sau một buổi biểu diễn, Giang đã bí mật đưa cho cô ta một mảnh giấy nhỏ với nội dung: “Hãy đến gặp anh khi cần. Anh có thể giúp em giải quyết bất cứ việc gì.“ Sau đó, Tống ly dị chồng để cô ta và Giang có thể gặp nhau thường xuyên hơn, đồng thời Giang cũng đưa cho Tống một Thẻ đỏ để cô ta có thể ra vào Trung Nam Hải (khu phức hợp chính quyền trung ương của ĐCSTQ) bất cứ lúc nào. Khỏi phải nói, những người dám tiết lộ thông tin hoặc tìm cách điều tra về những vấn đề này đều bị trả thù.

Sự lăng nhăng của Giang đi đôi với sự tham nhũng của ông ta. Giang thường nói “Âm thầm làm giàu.” Năm 1992, con trai ông ta là Giang Miên Hằng (江绵恒 ), sau khi trở về từ Hoa Kỳ, đã thành lập một đế chế viễn thông khổng lồ với sự hậu thuẫn của Giang Trạch Dân, biến Giang Miên Hằng trở thành kẻ tham nhũng số 1 ở Trung Quốc. Không chỉ vậy, mặc dù không có chút thành tích gì và chưa từng có một ngày làm giáo sư, Giang Miên Hằng vẫn được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc năm 1999.

Thông tin cho thấy gia tộc Giang sở hữu ít nhất 1.000 tỷ USD tài sản tại nước ngoài và ít nhất một nửa trong đó đã được rửa sạch. Các phương tiện truyền thông Hồng Kông từng đưa tin Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đã phát hiện ra một khoản tiền hơn 2 tỷ USD vô thừa nhận đến từ Trung Quốc. Sau đó, Lưu Kim Bảo (刘金宝), phó chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc lúc bấy giờ, đã tiết lộ tin tức về nguồn gốc của số tiền này khi ông ta bị bắt. Lưu cho biết số tiền này là của Giang Trạch Dân, ông ta chuyển tiền ra nước ngoài để chuẩn bị kế hoạch dự phòng trước Đại hội Toàn quốc lần thứ 16 của ĐCSTQ.

Hành vi tham nhũng của Giang nhanh chóng lan sang các quan chức cấp thấp hơn. Reuters đưa tin Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (PLAC) kiêm Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đã bị tịch thu tài sản trị giá ít nhất 90 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 14,5 tỷ USD). Quách Bá Hùng (郭伯雄) và Từ Tài Hậu (徐才厚), hai phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, đều bị kết tội tham nhũng và tích lũy tài sản khi bán các chức vụ trong quân đội.

Kết quả là, quân đội biến thành đại thị trường cho những vụ giao dịch quyền lực, tiền bạc và tình dục. Cho đến nay, hơn 160 tướng lĩnh đã bị điều tra, và hơn 400 quan chức cấp thứ trưởng đã bị điều tra. Trong số đó, 121 quan chức, mỗi người đã nhận hối lộ ít nhất hơn 100 triệu Nhân dân tệ. Các quan chức cấp dưới cũng bị phát hiện tham nhũng. Thạch Phượng Cương (石凤刚), một bí thư Đảng ủy thôn tại Bắc Kinh, bị phát hiện có 31 kg vàng, hơn 7,2 triệu Nhân dân tệ tiền mặt, hơn 20 ô tô hạng sang và mấy tủ rượu cao cấp.

Nếu số tiền này được chia cho người dân thì nạn đói nghèo tại Trung Quốc đã được giải quyết.

Song những sự thật và thống kê kể trên lại không được nhắc đến trong bản cáo phó của Giang. Nếu người Trung Quốc biết sự thật, có lẽ họ đã có kiểu “ngưỡng mộ” khác đối với nghệ thuật lãnh đạo “xuất chúng” của Giang.

Tiền bạc và mua bán tình dục trong quân đội

Từ những việc kể trên, chúng ta có thể thấy bản chất thối nát của ĐCSTQ. Sự thật là, Giang không có tư cách gì để trở thành nguyên thủ quốc gia ngoài việc đàn áp phong trào dân chủ. Để đảm bảo vị trí Bí thư Đảng và Chủ tịch Quân đội Trung ương, ông ta đã ban phát nhiều danh hiệu để mua chuộc lòng dân, dung túng cho nạn buôn lậu và tham nhũng, đồng thời cho phép hoạt động mại dâm phát triển.

Chỉ riêng từ năm 1993 đến 2004, Giang đã thăng cấp cho 79 tướng lĩnh quân đội và hàng trăm thiếu tướng và trung tướng. Ngày 23 tháng 1 năm 1996, Giang đã nói với thuộc hạ của ông ta: “Hôm nay đẹp trời. Hay là thăng mấy vị lên chức tướng cho vui?” Bốn quan chức đã được thăng tướng ngày hôm đó.

Giữa những năm 1980, quân đội bắt đầu kinh doanh để chu cấp chi phí quân sự và “lấy quân đội nuôi quân đội”. Năm 1989, sau khi Giang lên nắm quyền, ông ta đã cho phép hoạt động kinh doanh bừa bãi và tham nhũng của quân đội nắm quyền kiểm soát. Điều này dẫn đến tình trạng tham nhũng chưa từng có trong quân đội và nạn buôn lậu quân đội còn ghê gớm hơn cả cướp biển.

Tháng 9 năm 1998, tại một hội nghị quốc gia về buôn lậu, thủ tướng lúc đó là Chu Dung Cơ đã công bố một số con số. Chỉ trong sáu tháng đầu năm đó, quân đội đã bắn chết 450 sỹ quan hải quan chống buôn lậu, cảnh sát và cán bộ hành pháp khác, và hơn 2.200 người bị thương. Trong số 800 tỷ Nhân dân tệ buôn lậu mỗi năm, ít nhất 500 triệu là của quân đội. Giả sử tỷ lệ trốn thuế là 1/3 chi phí hàng hóa, nghĩa là quân đội đã chiếm dụng được 160 nghìn tỷ Nhân dân tệ trong khoảng thời gian đó. Số tiền này không được dùng để trang trải chi phí quân sự mà vào túi riêng của các quan chức.

Tham nhũng nhanh chóng dẫn đến nạn buôn bán tình dục. Năm 1995, chỉ riêng Chi nhánh 3 của Bộ Tổng Tham mưu đã có 15 cơ sở “giải trí” thuê 476 phụ nữ trẻ cung cấp dịch vụ “toàn diện”. Ngoài ra, quân đội còn có nhiều câu lạc bộ, nhà khách, viện điều dưỡng, và khu nghỉ dưỡng, nơi các quan chức cấp cao tận hưởng “thú vui” đó bằng tiền công quỹ. Tình trạng này đã lên đến đỉnh điểm vào năm 1997.

Những cơ sở này được phân thành siêu cấp, cao cấp và thấp cấp. Có tám cơ sở siêu cấp trên toàn Trung Quốc cung cấp dịch vụ 24/24 quanh năm. Ngoài ra, còn có hơn 30 cơ sở cao cấp trên toàn quốc đều kín chỗ mỗi ngày. Các cơ sở siêu cấp tinh mỹ và sang trọng, có trực thăng quân sự Z-9 tại chỗ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Các nữ nhân viên phục vụ, trợ lý, y tá và các nhân viên khác đều là phụ nữ trẻ chưa lập gia đình. Sau khi qua xét duyệt chính trị và được tuyển chọn từ các đoàn nghệ thuật quân đội, công an, trường quân y, các cơ quan chính quyền, họ còn được đào tạo về văn hóa, văn học, nghi thức, xã hội và các phương diện khác trước khi làm việc tại các cơ sở đó.

Bản cáo phó tuyên bố Giang quản lý quân đội nghiêm ngặt theo pháp luật, vì thế đã mang lại những thành tựu to lớn. Song, như đã nói trên, sự thực lại hoàn toàn ngược lại. Có một câu nói đùa ở Trung Quốc rằng chỉ có dự báo thời tiết là đúng còn mọi tin tức khác về ĐCSTQ đều sai.

Hủy hoại các giá trị đạo đức

Trong bối cảnh Giang và phe cánh của ông ta đang hủy hoại Trung Quốc bằng những thứ loạn bậy này, nơi chân trời lại loé lên một tia hy vọng mới. Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, đã được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng vào năm 1992. Các nguyên lý sâu sắc và sức mạnh kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp trong việc cải thiện sức khỏe và tâm tính đã nhanh chóng thu hút hàng chục triệu học viên.

Giang coi Pháp Luân Công là mối đe dọa và thề sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công, bất chấp sự phản đối của tất cả các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị Trung ương. Cho rằng Pháp Luân Công sẽ gây nguy hiểm cho Đảng, ông ta và phe cánh của ông ta đã chỉ thị cho cảnh sát, cơ quan tình báo và các phương tiện truyền thông đưa tin bịa đặt để bôi nhọ Pháp Luân Công. Ngày 7 tháng 6 năm 1999, trong bài phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, ông ta đã ra lệnh đẩy nhanh nỗ lực tiêu diệt Pháp Luân Công. “Đây là cuộc đấu tranh chính trị giữa Đảng và kẻ thù của Đảng ở cả trong và ngoài nước về quần chúng và địa vị thống trị”, ông ta nói.

Sau khi phát động cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999, Giang thề sẽ xóa sổ Pháp Luân Công trong vòng ba tháng và ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể [các học viên]!” Thực tế là, dưới sự chỉ huy của ông ta, một cơ quan phi pháp được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999, được gọi là Phòng 610. Phòng 610 hoạt động giống như Gestapo, được lập ở tất cả các cấp cơ quan chính quyền và có quyền lực vô song. Tổng chi phí cho cuộc bức hại Pháp Luân Công chiếm khoảng 1/4 GDP của Trung Quốc. Từ năm 2002 đến 2012, chi phí “duy trì sự ổn định” cũng vượt quá chi phí quốc phòng.

Các học viên Pháp Luân Công không có mục đích chính trị—họ chỉ muốn làm người tốt. Tuy nhiên, Giang và ĐCSTQ đã huy động bộ máy nhà nước và mọi nguồn lực để bôi nhọ Pháp Luân Công. Quy mô và mức độ nghiêm trọng đã vượt xa Cách mạng Văn hóa và chưa từng có trong lịch sử. Toàn bộ báo chí, truyền hình, truyền thanh đều sản xuất và tuyên truyền những lời dối trá nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công, chẳng hạn như xuyên tạc cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999; đổ lỗi rằng Pháp Luân Công gây nên cái chết cho bệnh nhân; và dàn dựng vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn. Thực tế là, theo một bài báo đăng trên Minh Huệ ngày 11 tháng 10 năm 2000, Phòng 610 đã lên kế hoạch cho vụ tự thiêu để vu khống Pháp Luân Công. Vụ tự thiêu đã xảy ra vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, đêm trước Tết cổ truyền của Trung Quốc.

Vì tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, giam giữ, cầm tù và tra tấn suốt hơn 23 năm qua. Một số đã trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng—một hình thức tà ác mới trên hành tinh này. Một thông tin mà báo Minh Huệ nhận được xác nhận rằng hơn 4.700 học viên đã mất mạng trong cuộc bức hại, trong khi số người chết thực tế có thể cao hơn nhiều do việc kiểm duyệt và phong tỏa thông tin. Tháng 6 năm 2019, China Tribunal, một tòa án độc lập tại London, đã đưa ra phán quyết rằng nạn thu hoạch nội tạng vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc và các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chính.

Để duy trì và tăng cường cuộc bức hại, Giang và phe cánh của ông ta đã gắn thành tích và sự thăng quan tiến chức với mức độ tích cực trong việc thực thi chính sách bức hại. Các đặc vụ của Phòng 610, cơ quan hành pháp, trại lao động cưỡng bức và nhà tù cũng được hỗ trợ tài chính để ép buộc các học viên phải từ bỏ tu luyện. Tất cả các tổ chức ở Trung Quốc, dù là cơ quan chính phủ, tổ chức kinh doanh hay trường học, đều được lệnh phải tổ chức cho nhân viên của họ xem các video vu khống và tuyên bố rằng họ chống lại Pháp Luân Công. Tuyên truyền gây thù hận được đưa vào cả sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ và bài thi của học sinh. Có nơi còn bắt hành khách phải giẫm lên ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp trước khi lên xe buýt hoặc tàu hỏa.

Thật trớ trêu thay bản cáo phó lại ca ngợi Giang là một lãnh đạo xuất sắc, trong khi thành tích của ông ta đầy rẫy dối trá, phản bội, tàn bạo, tham nhũng và suy đồi đạo đức. Ông ta đã nhấn chìm Trung Quốc trong vực thẳm của các vấn đề xã hội và đạo đức, để lại một tương lai u ám cho chúng ta, các thế hệ tương lai và thế giới. Có thể rút ra nhiều bài học ở đây, khiến chúng ta phải nhìn nhận những tội lỗi mà Giang và ĐCSTQ đã gây ra trước khi quay về đúng quỹ đạo.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này đại diện cho ý kiến ​​hoặc sự hiểu biết của riêng tác giả. Tất cả nội dung xuất bản trên trang web này đều thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ sản xuất các phần tổng hợp nội dung trực tuyến của mình thường xuyên và vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/4/452700.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/5/205050.html

Đăng ngày 27-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share