Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-10-2022] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996 và bây giờ tôi đã ngoài 70 tuổi. Hầu hết các học viên trong khu vực của chúng tôi đều ở độ tuổi 60 trở lên, ngoại trừ một số người trẻ hơn.

Vài ngày trước, hai học viên lớn tuổi trong khu vực của chúng tôi xuất hiện các triệu chứng của “nghiệp bệnh”. Một người ở độ tuổi 80 và được người nhà đưa đến bệnh viện. Tôi đã đến gặp học viên này ngay sau khi bà ấy xuất viện. Người nhà của bà bảo tôi đừng nói chuyện với bà ấy lâu vì “bà ấy không nhớ gì cả.” Tôi đã trò chuyện với bà một lúc, khuyến khích bà ấy tiếp tục phát chính niệm và đi trên con đường mà Sư phụ Lý (người sáng lập Đại Pháp) đã an bài cho bà.

Sau đó, tôi đến gặp một học viên khác khoảng 70 tuổi. Bà ấy có vẻ có tinh thần rất tốt và các thành viên trong gia đình bà cũng rất ủng hộ bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vì vậy, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện khá dài.

Từ việc chia sẻ với hai học viên này, tôi nhận thấy một số vấn đề phổ biến ở các học viên lớn tuổi. Thứ nhất là họ bối rối không hiểu tại sao họ lại biểu hiện các triệu chứng bệnh tật sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm. Vấn đề khác là khi họ gặp phải những khổ nạn như vậy, thay vì nghĩ đến những gì Sư phụ đã dạy chúng ta, họ lại quay sang dựa dẫm vào những chia sẻ của các đồng tu về cách vượt qua những khổ nạn tương tự như thế nào. Tôi xin được chia sẻ một số thể ngộ của tôi về những vấn đề này.

Tại sao học viên xuất hiện “nghiệp bệnh”?

Đối với vấn đề đầu tiên, chúng tôi biết đã có trường hợp những người không phải học viên bị bệnh nan y khỏi bệnh sau khi chân thành niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Lý do là những bệnh nhân đó hiểu rằng Đại Pháp là tốt, vì vậy Sư phụ và Đại Pháp đã loại bỏ nghiệp lực của họ và chữa bệnh cho họ như bệnh ung thư.

Chúng ta là những đệ tử Đại Pháp đã tu luyện hơn 20 năm. Tại sao chúng ta vẫn trải qua “nghiệp bệnh” nặng nề đến như thế? Tôi nghĩ rằng sự nhầm lẫn như vậy là một vấn đề rất nghiêm trọng.

Trong những ngày đầu tu luyện, tất cả chúng ta đều cảm thấy rất nhẹ nhàng và khỏe mạnh; một số học viên đã hoàn toàn khỏi bệnh, và một số học viên khác cũng phát triển một số công năng nhất định. Chúng ta đã trải qua những giai đoạn tuyệt vời này trong quá khứ. Tại sao bây giờ chúng ta dường như không có những trải nghiệm như vậy?

Tôi thể ngộ rằng Sư phụ đã cách khai phần chúng ta đã tu luyện tốt ra khỏi phần vẫn đang tu luyện của chúng ta. Bây giờ chúng ta đang tu luyện hướng về tầng thứ bề mặt, nơi vẫn còn nghiệp lực tích tồn từ những kiếp trước của chúng ta trong hàng vạn năm. Bề ngoài chúng có thể rất lớn và đang can nhiễu chính niệm của chúng ta. Trên thực tế, tất cả những điều này là để đề cao tâm tính của chúng ta trong tu luyện.

Sư phụ giảng,

“Chúng tôi giảng đề cao toàn bộ, thăng hoa toàn bộ.”(Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Tất cả chúng ta đang chờ đợi cho đến khi chúng ta hoàn thành quá trình tu luyện như một chỉnh thể và trở về thế giới của mỗi người. Đó là đạt Đại Viên Mãn. Thể ngộ của tôi là những ai sớm rời khỏi thế gian con người đã không đạt được Đại Viên Mãn.

Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân, và đường đời của một học viên có thể được kéo dài trong quá trình này, và đường đời của nhiều học viên lớn tuổi cũng được kéo dài để tu luyện. Khi họ xuất hiện một số triệu chứng, người nhà đã đưa họ đến bệnh viện để điều trị. Nhưng nhiều người vẫn qua đời ngay sau đó. Lý do là vì cuộc đời của họ được kéo dài để tu luyện, và nếu họ không sử dụng thời gian kéo dài đó để tu luyện mà thay vào đó lại chấp trước vào những quan niệm của con người, thì họ sẽ rất khó vượt qua những hoàn cảnh khó khăn đó.

Thông thường, chúng ta nhận thức được những chấp trước và quan niệm cố chấp của chúng ta, tất cả đều xuất phát từ danh, lợi và tình, nhưng chúng ta lại khó thừa nhận chúng.

Tôi hiểu rằng mỗi từng người tu luyện đều sẽ phải được khảo nghiệm quan sinh tử hoặc thậm chí là một số khảo nghiệm tương tự. Trong tình huống như vậy, chúng ta nên giữ chính niệm mạnh mẽ và hướng nội. Vận mệnh của một người tu luyện Đại Pháp là do Sư phụ an bài.

Sư phụ giảng,

“Sao lại nói: Triêu văn Đạo, tịch khả tử? Phải chăng là ‘sáng sớm tôi nghe Đạo, thì đến tối sẽ chết’? Không phải ý tứ đó. Đó là nói rằng, ‘sáng sớm tôi đã đắc Đạo rồi, đến tối dẫu tôi chết tôi cũng không sợ’. Ấy là nội hàm chân chính của nó.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Chúng ta đã tu Đại Pháp hơn 20 năm rồi, vậy chúng ta còn sợ điều gì?

Đối đãi với “nghiệp bệnh“ như thế nào?

Có một học viên lớn tuổi ở khu vực địa phương của chúng tôi, bà đã ngoài 80 tuổi và từng giảng dạy tại một trường đại học. Trong một lá thư gửi cho các con của mình, bà viết: “Mẹ là một người tu luyện Đại Pháp. Nếu mẹ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, các con đừng đưa mẹ đến bệnh viện. Mẹ là một đệ tử Đại Pháp, và đường đời của mẹ là do Sư phụ của chúng ta an bài. Mẹ sẽ làm mọi việc theo yêu cầu của Pháp và mẹ sẽ tự giải quyết những vấn đề cá nhân của mình.”

Bà đã đưa một bản sao bức thư của mình cho cả con trai và con gái của mình, để bảo đảm rằng họ hiểu được ý nguyện của bà về các quyết định y tế nếu bà trở nên mất năng lực .

Là những người tu luyện Đại Pháp, chúng ta nên luôn hướng nội trong bất kỳ hoàn cảnh nào và kiểm tra xem chúng ta đã tu luyện đủ tốt chưa. Chúng ta nên buông bỏ những quan niệm của con người để những hắc thủ và lạn quỷ không có lý do gì để can nhiễu chúng ta. Chúng ta nên tín Sư tín Pháp 100% và thực sự tin rằng chính niệm của chúng ta có uy lực. Nếu chúng ta có thể làm tất cả những điều này, thì chúng ta sẽ có thể vượt qua bất kỳ khảo nghiệm nào. Chúng ta không được hủy hoại con đường tu luyện của mình bởi cách suy nghĩ sai lầm của chính mình, dù chỉ trong một khắc.

Đối với vấn đề thứ hai rằng một số học viên chuyển sang dựa vào các bài chia sẻ để được hướng dẫn thay vì tập trung vào việc học Pháp khi đối diện với ma nạn, hiểu biết của cá nhân tôi rằng các bài viết chia sẻ cung cấp cho chúng ta một cơ hội để xem các học viên khác tu luyện như thế nào, họ đã vượt qua các khảo nghiệm như thế nào, và họ làm tốt ba việc cần có của đệ tử Đại Pháp ra sao để chúng ta rút ra bài học giúp chúng ta đề cao nhanh hơn, theo kịp tiến trình Chính Pháp.

Là người tu luyện Đại Pháp, khi chúng ta gặp vấn đề, chúng ta nên luôn luôn nghĩ về các Pháp lý và những gì Sư phụ đã dạy chúng ta, và chúng ta nên đối đãi với tình huống như thế nào bằng tâm thái của một người tu luyện Đại Pháp. Nếu chúng ta luôn sao chép những gì các học viên khác đã làm trong những tình huống tương tự, thì đó không phải là tu luyện và sẽ không có bất kỳ đề cao thực sự nào về phía chúng ta.

Các bài chia sẻ không phải là Pháp, và chúng ta nên giữ cho đầu não thanh tỉnh và luôn kiểm tra xem những suy nghĩ và hành động của mình có trái với Pháp lý hay không và biết cách bước đi cho tốt con đường của chính mình như thế nào. Nếu chúng ta liên tục thất bại trong khảo nghiệm trong tu luyện, chúng ta có thể phá huỷ con đường tu luyện của mình, hoặc thậm chí đi sai đường. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng.

Tín Pháp

Khá nhiều học viên lớn tuổi ở địa phương chúng tôi đã qua đời trong những năm gần đây, và điều này cũng ảnh hưởng đến những học viên lớn tuổi khác chung quanh họ. Điểm mấu chốt là chúng ta phải nhìn mọi việc từ góc độ của một học viên Đại Pháp lâu năm và chúng ta phải thay đổi quan niệm người thường của mình. Đây cũng là vấn đề có hoàn toàn tín Sư tín Pháp hay không.

Lấy một đồng tu trong nhóm học Pháp của chúng tôi làm ví dụ. Bà khoảng 69 tuổi. Vào một buổi tối, bà đột nhiên có triệu chứng nhồi máu cơ tim và cảm thấy như sắp chết. Vào lúc đó, bà nghĩ rằng mình là một học viên Đại Pháp và rằng bà đang trải qua khảo nghiệm sinh tử. Bà quyết tâm đo lường bản thân theo yêu cầu của Pháp và để mọi việc cho Sư phụ quyết định. Bà bắt đầu luyện tĩnh công trong 40 phút. Bà vẫn giữ được trạng thái thanh tĩnh trong khi bộ đồ ngủ của bà ướt sũng mồ hôi lạnh. Sau đó, bà cảm thấy nhẹ nhàng và khỏe khoắn. Ngày hôm sau, bà cảm thấy bình thường và đi làm như bình thường.

Khi những người trong gia đình biết được điều này, họ rất lo lắng cho sức khỏe của bà và đưa bà đến một bệnh viện ở Bắc Kinh để kiểm tra. Các bác sĩ tim mạch ở đó đều rất kinh ngạc khi chứng kiến những gì đã xảy ra với trái tim của bà– một trong những mạch máu chính trong tim của bà đã bị tắc hoàn toàn, nhưng một mao mạch bên cạnh đã mở rộng và thay thế cho mạch máu bị tắc. Các bác sĩ nói rằng nếu bà cảm thấy ổn thì không cần điều trị gì cả. Tất cả các bác sĩ và người nhà đều nghĩ rằng đã có điều kỳ diệu xảy ra với trái tim của bà.

Điều tối quan trọng là phải có chính tín mạnh mẽ vào Sư phụ và Đại Pháp trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng ta nên luôn luôn nghe những gì Sư phụ dạy và luôn luôn đi theo Sư phụ. Đây là kinh nghiệm tôi học được khi tự mình trải qua khảo nghiệm sinh tử của nghiệp bệnh.

Trên đây chỉ là sự hiểu biết của cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/31/451298.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/16/204770.html

Đăng ngày 03-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share