Bài viết của Lục Chấn Nham
[MINH HUỆ 24-09-2011] Vào ngày 29 tháng 06 năm 2011, Đài Truyền hình Thạch Gia Trang phát sóng mục trò chuyện với tựa đề “Tôi đã trở thành đầy tớ của con trai mình” trên chương trình “Mật mã cảm xúc”, chương trình đã được truy cập rộng rãi trên mạng Internet. Những khán giả Internet đã “nghiến răng tức giận” trước đứa con trai hỗn xược đã bất kính, sỉ nhục và lợi dụng cha mình. “Đứa con trai tồi tệ” đó tên là Hứa Phong, do không chịu được áp lực nên đã phơi bày câu chuyện bên trong sự việc. Cái gọi là mục trò chuyện đó chỉ dành cho khán giả. Các diễn viên đã đóng vai người con trai và cha. Sự thật được phơi bày đó đã dấy lên phản ứng mạnh mẽ trên khắp mạng Internet. Làm sao một Đài Truyền hình lại có thể đùa giỡn với cảm xúc của công chúng như vậy?! Dưới sự phẫn nộ của dư luận, Ban quản lý Phim truyện Phát thanh và Truyền hình đã xử phạt đài và hủy chương trình đó 30 ngày, thiết kế chương trình “Hãng truyền thông Cửu Thiên” ở tỉnh Hà bắc đã bị treo giấy phép trong ba năm.
Đoạn video mục trò chuyện từ Đài Truyền hình đặt tại Hà Bắc đã bị buộc tội đùa giỡn với tình cảm của công chúng, nhưng chương trình này chưa quá tệ hại, vì nó không cổ súy cho hành vi bạo ngược của cậu con trai. Trên thực tế, chương trình tồi tệ nhất là chương trình Tiêu điểm của CCTV về “vụ tự thiêu”.
Vào ngày 23 tháng 01 năm 2001, cái gọi là “vụ tự thiêu” ở quảng trường Thiên An Môn chiếu hình ảnh các học viên Pháp Luân Công đã gây chấn động quốc gia và thế giới. Nhiều năm qua, trong số những người hiểu nhầm hoặc cảm thấy thù ghét Pháp Luân Công, phần đông là do đã xem chuỗi chương trình Tiêu điểm của CCTV về “vụ tự thiêu”, một chương trình tuyên truyền nhằm xúi giục thù hận.
Phân tích cảnh quay chậm trong đoạn clip “vụ tự thiêu” của CCTV 1: Một người đang phun bình cứu hỏa, và trong lúc đó một cánh tay được giơ lên, đánh vào đầu của Lưu Xuân Linh với lực đánh rất mạnh.
Phân tích cảnh quay chậm “vụ tự thiêu” của CCTV 2: Một vật nặng đánh vào đầu của Lưu và bật ngược trở lại.
Phân tích cảnh quay chậm “vụ tự thiêu” của CCTV 3: Vật nặng bay ngược lại vào sỹ quan cảnh sát.
Phân tích cảnh quay chậm “vụ tự thiêu” của CCTV 4: Người đàn ông mặc áo khoác đứng tại vị trí thực hiện cú đánh mạnh vẫn còn trong tư thế đánh người một vài giây trước.
Chương trình Tiêu điểm của CCTV về vụ “Tự thiêu” đã gây nhiều thiệt hại hơn so với chương trình gần đây. Nó đã xúi giục và lừa gạt mọi người nuôi dưỡng lòng thù hận với các học viên Pháp Luân Công. Nhiều người không biết rằng không ai trong số những người tham gia vụ tự thiêu đó là học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 4 tháng 02 năm 2001, một bài báo do Washington Post phát hành có tên “Vụ tự thiêu đã thắp sáng bí mật tội ác đen tối tại Trung Quốc.” Người phóng viên đã tới quê nhà của Lưu Xuân Linh (thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam), một nạn nhân của vụ tự thiêu đã tử vong tại hiện trường, và điều tra hoàn cảnh của cô. Theo những người hàng xóm, cô hành nghề mại dâm, và không ai từng thấy cô tập Pháp Luân Công. Trong đoạn video quay chậm, chúng ta có thể thấy Lưu Xuân Linh không tử vong vì lửa, mà tử vong do một cú đánh mạnh vào đỉnh đầu của cô. Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện dạy con người từ bi và trở thành người tốt hơn. Nó không có nghi thức, quy định như các tôn giáo, nhưng có một điểm đã được làm rõ là những người tu luyện tuyệt đối bị cấm sát sinh. Những cuốn sách của Pháp Luân Công viết rõ rằng tự tử cũng là sát sinh, và đó là một tội ác. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lừa gạt mọi người bằng cách khẳng định rằng những người đó tự thiêu để đạt viên mãn. ĐCSTQ đã tiêu hủy các sách của Pháp Luân Công, cũng như phong tỏa các trang web của Pháp Luân Công ở khắp nơi, vì thế mọi người không có cách nào biết được sự thật.
Một người tự thiệu khác là Vương Tiến Đông, người đã cầm chai soda chứa đầy ga giữa hai chân. Trong vụ hỏa hoạn, chiếc chai nhựa được cho là chứa ga vẫn còn nguyên. Tóc là thứ dễ bắt lửa. Nhưng cảnh phim trên TV cho thấy tóc của ông ta vẫn hoàn toàn còn nguyên trong vụ hỏa hoạn.
Có vẻ như các phóng viên đã biết trước điều này sẽ xảy ra và đã được chuẩn bị. Các bức ảnh được chụp từ xa, gần và cận cảnh. Cũng có một bức ảnh chụp toàn cảnh Quảng trường Thiên An Môn, nhưng ĐCSTQ khẳng định rằng bức ảnh đó được chụp bởi camera giám sát. Nhưng những camera giám sát được đặt cố định, và cảnh phim tự thiêu đó được ghi hình bởi các camera di động. Thêm nữa, máy ghi âm ghi lại cảnh la hét, và người quay phim chụp được các bức ảnh từ nhiều góc độ, thậm chí cả cảnh đứa trẻ nhỏ gào thét gọi mẹ. “Vụ tự thiêu” này dường như là một vở kịch dàn dựng được sản xuất bởi ĐCSTQ để gây sự thù ghét.
So với câu chuyện giả tạo của Đài Truyền hình Hà Bắc, CCTV đã không chỉ dối trá tác động tới cảm giác của khán giả, mà còn phá hoại nền tảng đạo đức của xã hội. Một chương trình hiểm ác khơi dậy thù hận, đổi trắng thay đen, hủy hoại xã hội cũng tương ứng với những lời tuyên truyền thù địch của Nazi trong thời kỳ chiến tranh thế giới II. ĐCSTQ đã sử dụng “vụ tự thiêu” để phỉ báng chính tín. Mục đích của họ là để bào chữa cho cuộc bức hại tàn bạo này.
Vào ngày 14 tháng 08 năm 2001, một đại biểu từ Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) phát biểu tại hội thảo lần thứ 53 của Ủy ban Phát triển và Bảo vệ Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Đại biểu này mạnh mẽ lên án cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ là “Hành vi khủng bố quốc gia”. Tuyên bố của IED cho rằng: “Chính phủ, trong việc thi hành quyền phản hồi, đã cố gắng biện hộ cho chiến dịch khủng bố quốc gia chống lại nhóm này bằng cách gọi họ với cái tên “[Những từ phỉ báng bằng tiếng Trung đã bị xóa]”, việc này đã gây ra nhiều tử vong và việc các gia đình bị ly tán. Trong điều tra của chúng tôi, chỉ có những trường hợp dưới bàn tay của chính quyền Trung Quốc;… Chế độ nhắm vào vụ được cho là tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 20 tháng một năm 2001 như một bằng chứng Pháp Luân Công là một “[những từ phỉ báng bằng tiếng Trung đã bị xóa]”. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ đoạn băng video của vụ việc để làm bằng chứng là sự kiện này đã được dàn dựng bởi chính phủ. Chúng tôi có bản sao của băng video để phân phối.” Đối mặt với chứng cứ không thể phủ nhận này, những người đại diện phía Trung Quốc đã không còn gì để nói.
Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/24/比石家庄台假访谈更恶毒的节目-247092.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/30/128419.html
Đăng ngày 13-10-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.