Bài viết của Vân Ngoại

[MINH HUỆ 02–07–2011] Theo như một bài báo trên trang web Minghui (Minh Huệ tiếng Hán) đăng ngày 30 tháng 6, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã dẫn đầu phái đoàn đến thăm Đức vào ngày 27 và 28 tháng 6 năm 2011. Vào ngày 28, các học viên Pháp Luân Công đã trình 57.000 chữ ký lên Thủ tướng Đức Merkel để bày tỏ mối lo ngại của công chúng về cuộc bức hại Pháp Luân Công và để chấm dứt việc mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các chữ ký được thu thập trong một sự kiện chia sẻ thông tin được tổ chức bởi các học viên Pháp Luân Công. Đó là một ngày mưa gió, vì vậy để giữ cho những tấm áp phích thông tin và các mẫu đơn thỉnh nguyện được khô ráo, các học viên đã phủ những tấm nhựa trong lên. Tuy nhiên, các mẫu đơn đã bị thấm nước mưa khi mọi người bỏ những tấm nhựa ra để ký. Vì các học viên duy trì một tâm thái vững chắc dù trời mưa, nhiều người Đức đã ký thỉnh nguyện để bày tỏ thái độ phản đối cuộc bức hại.

Đối với bà Thủ tướng Đức, 57.000 chữ ký này là một thông điệp rõ ràng đại diện cho việc lên án cuộc bức hại của người dân Đức. Mỗi chữ long trọng có được dựa trên việc lắng nghe và thấu hiểu sự thật cuộc đàn áp. Toàn bộ 57.000 chữ ký đại diện cho tấm lòng của 57.000 người dân tốt bụng.

Cùng ngày, một bài báo khác trên trang Minghui báo cáo về tin tức cuộc bức hại ở Trung Quốc. Đoạn đầu tiên của bài báo nói, “Gần đây, ĐCSTQ đang thúc đẩy việc ‘Hát nhạc đỏ’ (những bài hát ca ngợi ĐCSTQ) trái với mong muốn của người dân. Ở huyện Xiong, tỉnh Hà Bắc, Phòng Giáo dục đã lệnh cho các giáo viên và học sinh phải viết ‘thư đảm bảo’ và tuyên bố rằng họ sẽ ký trên khăn đỏ phỉ báng Pháp Luân Công. Để tuân theo nhà cầm quyền, một số lãnh đạo nhà trường ra lệnh cho các học sinh lớp một và lớp hai ký. Các học sinh không được ra khỏi lớp cho đến khi chúng ký”.

Trong một xã hội dân sự, ký thỉnh nguyện ủng hộ chính nghĩa là tự nguyện. Nhưng ở Trung Quốc, chẳng phải là những lãnh đạo nhà trường này giữ các học sinh làm con tin nếu như họ không ký kết hay sao? Tuy nhiên, những điều vô lý như thế này là chuyện thường ở các trường học bị kiểm soát bởi ĐCSTQ. Những học sinh lớp một và lớp hai là những học sinh còn rất nhỏ tuổi và đến trường để học cách phân biệt đúng và sai. Những vị quản lý nhà trường, tuy vậy, chỉ đơn giản là ra lệnh cho các em làm bất cứ điều gì mà ĐCSTQ nói. Khi những vị quản lý trường học yêu cầu các học sinh ký tên phản đối Pháp Luân Công, họ có nói cho các em biết sự thật về Pháp Luân Công trước đó không? Họ rõ ràng là dẫn các em đi sai đường rồi.

Các chữ ký được thu thập ở Đức thật sự đại diện cho tiếng nói của người dân. Tuy nhiên ở Trung Quốc, liệu có chữ ký nào đại diện cho những suy nghĩ chân chính của học sinh? Liệu các chiến dịch thỉnh nguyện cưỡng ép này có thể mang lại điều gì tốt hay không?


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/7/2/风雨中的征签与关着门的逼签-243290.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/7/9/126601.html
Đăng ngày: 20– 07 – 2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share