Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-06-2022] Trước khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp, ở thôn chúng tôi có hơn 200 người đang tu luyện và đến hiện tại còn khoảng 40 người vẫn có thể đứng vững. Nhóm học Pháp của chúng tôi đã đi qua cuộc bức hại mà không bị gián đoạn trong suốt những năm qua. Chúng tôi chia sẻ với nhau về những khó khăn mà chúng tôi đã gặp phải khi giảng chân tướng để cùng nhau giải quyết. Dưới đây tôi muốn chia sẻ một chút về vài tình huống khó khăn mà tôi đã gặp phải khi giảng chân tướng cuộc bức hại Đại Pháp.

Sự chân thành, thản đãng cảm động nhân tâm

Vào mùa thu năm 2019, tôi cùng người chồng học viên của mình lái một chiếc xe ba bánh điện đến nhà của con dâu chúng tôi. Trên đường đi, hai chúng tôi đã gặp nhiều người và tặng cho họ những cuốn lịch để bàn Minh Huệ.

Khi sắp tới nơi, chúng tôi thấy có hai người đàn ông ở bên đường. Tôi dừng lại và bước tới tặng lịch để bàn cho họ. Một người trong số họ chộp lấy quyển lịch và toan xé rách. Thấy vậy tôi vội nói: “Đừng làm thế, nó rất quý giá!”

Anh ấy gào lên: “Cái này tác dụng gì chứ? Cho tôi tiền còn hơn”.

Tôi nói: “Anh muốn trở nên giàu có thì phải tích đức, và nội dung trên cuốn lịch này sẽ nói cho anh biết cách làm điều đó”.

Anh ấy dừng tay lại và từ từ lật xem cuốn lịch và hỏi tôi đến từ đâu. Tuy nhiên, anh ấy vẫn tiếp tục mắng nhiếc tôi: “Chỉ cần tôi gọi một cuộc điện thoại là bà sẽ bị bắt”. Tôi bất động tâm. Chồng tôi đang đợi trên chiếc xe ba bánh và ra hiệu cho tôi rời đi.

Tôi biết người đàn ông này đã bị đầu độc sâu bởi lời tuyên truyền của ĐCSTQ và tự nhủ trong tâm: “Sư phụ an bài cho mình gặp anh ấy là để cứu anh ấy”. Vì vậy, tôi nói: “Anh sẽ không trình báo tôi đâu, bởi anh biết tôi làm điều này vì muốn tốt cho anh. Tôi chỉ mong anh có thể phân biệt được rõ thiện-ác, chính-tà”.

Anh ấy yêu cầu tôi tháo khẩu trang ra (Lúc này chưa xảy ra đại dịch Covid-19, nhưng đường đất có rất nhiều bụi bặm nên tôi đeo khẩu trang theo thói quen) rồi nhìn dò xét tôi một lúc. Sau đó tôi khuyên anh ấy đọc kỹ nội dung cuốn lịch và nói rằng tôi phải lên đường. Khi tôi đang chuẩn bị lên xe ba bánh thì anh ấy đột nhiên nói lớn tên của mình và thôn làng nơi anh ấy ở và cầu xin: “Xin hãy giúp tôi thoái khỏi ĐCSTQ! Nếu chị có tài liệu mới, hãy mang chúng đến cho tôi”.

Một chuyến đi đáng giá

Tôi đi đến một thị trấn lân cận để gặp luật sư biện hộ cho vụ án của một học viên khác. Tôi là người cuối cùng lên chiếc xe van nhỏ, và một số hành khách đã ngủ. Tôi không muốn đánh thức họ, nhưng một hồi sau tôi thấy nếu tôi không giảng chân tướng ngay bây giờ thì có thể không đủ thời gian. Vì vậy, tôi nói với hành khách bên cạnh: “Anh đã nghe nói về việc ‘tam thoái’ bảo bình an chưa?”

Ngay sau khi tôi nói vậy, mọi người đều tỉnh dậy, và họ đều nhao nhao chất vấn tôi về những điều mà họ đã nghe từ tuyên truyền của ĐCSTQ, chẳng hạn như các học viên Đại Pháp không được phép uống thuốc, cách họ bao vây chiếm đóng khu phức hợp của chính quyền trung ương (Trung Nam Hải), họ đã giết vợ con của họ, hoặc họ tự sát bằng cách tự thiêu, v.v. Tôi thầm nghĩ, Sư phụ đã an bài họ ở đây, thì tôi không được lãng phí cơ hội này.

Tôi đã cầu xin Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Đại Pháp) ban cho tôi trí huệ. Trước tiên, tôi giải quyết mối nghi hoặc của họ về việc các học viên không được uống thuốc. Tôi nói: “Sư phụ Đại Pháp đã nói về lý do tại sao một người có bệnh. Ngài yêu cầu các học viên Đại Pháp phải coi trọng đức và hành thiện, và họ cần ‘… đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu …’ (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân), nhưng Ngài không hề nói rằng mọi người không được uống thuốc”.

Lúc này, tài xế dừng lại rồi xuống xe, mở cửa hông xe và bảo tôi ra ngoài. Tôi bình tĩnh trả lời: “Tôi sẽ không xuống xe, chỗ này trước không thôn sau không tiệm, hơn nữa nếu anh không đưa tôi đến nơi tôi cần thì làm sao tôi có thể trả tiền xe cho anh được?” Các hành khách trên xe cũng nói với người tài xế: “Đừng làm thế. Hãy mau lái xe đi thôi“.

Người tài xế lên xe, quay đầu nhìn về phía tôi và quát tháo: “Đừng có mà nói gì thêm nữa! Nếu bà mà nói nữa, tôi sẽ tống cổ bà ra khỏi xe luôn đó!”

Tôi trả lời: “Anh đừng cư xử như thế! Ngay cả luật pháp của Trung Quốc cũng cho phép tự do ngôn luận. Chỉ có những người chuyên chế độc tài của đất nước chúng ta mới không cho phép mọi người nói. Những người nắm quyền sẽ chụp cái mũ lừa giấy lên đầu anh và nói anh là tội phạm. Bất kể anh có thực sự vô tội thì cũng sẽ bị kết tội và tiêu diệt. Lẽ nào những người nắm chính quyền lại có thể loạn sát người một cách vô cớ, và người bị oan uổng lại không được phép kêu oan sao. Không lẽ điều đó là đúng sao?” Người lái xe không đáp lại.

Tôi tiếp tục nói với họ về vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn và giải thích tường tận việc nó đã được dàn dựng như thế nào. Tôi cũng nói với họ rằng Sư phụ của Đại Pháp đã giảng: “[…] đối với người luyện công mà nói, yêu cầu của chúng tôi rất nghiêm khắc: người luyện công không được sát sinh” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân) và “[… ] tự sát là tội lỗi” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney). Họ tiếp tục hỏi nhiều câu hỏi hơn, và tôi đã trả lời tất cả thắc mắc của họ. Chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện rất vui vẻ, thoải mái.

Khi chúng tôi chuẩn bị xuống xe ở điểm đến thì có hai vợ chồng hành khách nói: “Chị khoan hãy đi. Hãy nói cho chúng tôi nghe thêm nữa đi!”.

Tôi trả lời: “Tôi hy vọng sau này sẽ lại có cơ hội nói chuyện với anh chị”. Người tài xế thậm chí còn cho tôi danh thiếp của anh ấy và bảo tôi cứ điện thoại gọi anh ấy bất cứ khi nào tôi cần đi đâu.

“Tôi có hy vọng rồi!”

Khi tôi và một đồng tu đi phát tài liệu giảng chân tướng thì thấy một người đàn ông lớn tuổi đang ở trong nhà kính. Ông ấy có lẽ là cha của chủ nhà kính đó. Tôi tặng cho ông ấy một cuốn sách nhỏ chân tướng Pháp Luân Đại Pháp, ông ấy lập tức ném xuống đất. Tôi nói: “Anh à, có vẻ như anh đang hiểu lầm chúng tôi”.

Ông ấy nói: “Đừng có nói với tôi cái này!”, rồi liền rút điện thoại ra chuẩn bị gọi điện. Tôi ngay lập tức cầu xin Sư phụ giúp giải thể những nhân tố tà ác đang can nhiễu người này. Tôi thầm nói với Sư phụ trong tâm: “Thưa Sư phụ! Hôm nay con ở đây là để giúp thức tỉnh người này”.

Ngay khi chính niệm của tôi phát ra, ông ấy nhảy lên và chạy vài bước, giống như một con lừa đang đá hậu. Tôi biết là Sư phụ đang thanh lý các nhân tố can nhiễu phía sau ông ấy. Ông ấy từ từ trở lại chỗ ngồi của mình và nói: “Cho tôi một cuốn nhé. Có hy vọng!”.

Tôi thắc mắc: “Là ai có hy vọng vậy?” Ông ấy trả lời: “Là tôi. Tôi có hy vọng“. Sau đó ông ấy chăm chú lắng nghe tôi giảng chân tướng.

Qua trải nghiệm này tôi thể hội rằng bất cứ khi nào gặp người nào đó bị đầu độc sâu bởi những tuyên truyền dối trá như vậy, chúng ta không nên nghĩ cho bản thân mà thay vào đó hãy nghĩ cho họ, vì họ đang gặp nguy hiểm to lớn khi họ hiểu sai chân tướng. Hơn nữa, khi chúng ta phù hợp các yêu cầu của Pháp, Sư phụ luôn ở bên để bảo vệ chúng ta.

Không bao giờ bỏ cuộc

Khi tôi đang phân phát tài liệu ở chợ thì một người đàn ông đạp xe đạp tiến đến chỗ tôi. Tôi đưa cho ông ấy một tập tài liệu và muốn giảng chân tướng cho ông ấy, nhưng ông ấy nói: “Tôi không muốn đọc nó. ĐCSTQ tốt như vậy, cho chúng ta tiền này tiền nọ. Làm sao mà chị lại có thể phản Đảng chứ?”

Tôi nhất thời không biết phải bắt đầu nói từ đâu, nên tôi bèn xin Sư phụ cấp cho mình trí huệ. Tôi đáp: “Anh này, anh có thể dừng lại để chúng ta có thể trò chuyện một lát được được không?”

Ông ấy nói: “Chị không cần nói gì hết. Tôi không nghe đâu”. Nhưng tôi không muốn bỏ qua người này, bởi tôi biết có lẽ sẽ không có cơ hội gặp ông ấy lần nữa. Người đàn ông đi chầm chậm quanh chợ và tôi đi theo ông ấy. Một hồi sau ông ấy quay lại nhìn tôi và mỉm cười. Có lẽ phần minh bạch của ông ấy đã biết tôi đang cố gắng cứu ông ấy. Ông ấy quay lại và nói: “Chị đừng đi theo tôi nữa”.

Tôi trả lời: “Tôi không thể từ bỏ anh được”. Ông ấy nói: “Làm ơn hãy mau bỏ qua tôi đi!”

Tôi nói: “Nếu tôi từ bỏ anh thì anh sẽ bị hủy diệt. Anh trai à, anh có thể táp vào lề 1 phút thôi có được không? Tôi sẽ nói cho anh nghe về ĐCSTQ”. Cuối cùng ông ấy cũng dừng lại.

Tôi hỏi ông ấy: “Nhìn tuổi tác của anh thì có vẻ anh đã trải qua thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa phải không? Cha tôi từng đi bộ đội và bị nhiều vết thương do súng đạn, cũng đã suýt chết vài lần. Một số ủy viên của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, cũng như tư lệnh của Nhà tù Thiên Tân là chiến hữu của ông ấy. Sau khi ĐCSTQ thiết lập quyền lực, cha tôi không muốn ở lại và nhất quyết muốn trở về thôn làng của mình. Sau đó ông ấy trở thành bí thư thôn của ĐCSTQ.

“Cả đời cha tôi đã chiến đấu vì ĐCSTQ, thế nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông đã bị chính quyền tra tấn nghiêm trọng. Hồi đó tôi còn rất nhỏ và hầu như không nhớ rõ nữa, nhưng tôi vẫn nhớ hình ảnh cha tôi bị buộc phải đội một cái mũ giấy lớn và phê đấu công khai. Hãy thử nghĩ xem, có cuộc vận động nào của ĐCSTQ không liên quan đến việc tàn sát bách tính Trung Quốc hay không?

Năm 1989, khi các sinh viên phản hủ bại (đấu tranh chống tham nhũng) và yêu cầu dân chủ đã bị chính quyền tấn công trên Quảng trường Thiên An Môn và bị xe tăng nghiền nát. Nhưng ĐCSTQ lại tuyên truyền rằng không một sinh viên nào bị chết. ĐCSTQ luôn dựa vào dối trá để duy trì chính quyền của mình. Hãy xem Pháp Luân Đại Pháp ngày nay, ĐCSTQ đã vu khống và bịa đặt ra đủ loại dối trá về các học viên. Nó thậm chí còn chế tạo vụ tự thiêu giả mạo trên Quảng trường Thiên An Môn để lừa dối những người Trung Quốc thiện lương chúng ta. Pháp Luân Đại Pháp dạy người học tu tâm hướng thiện, nhưng Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo ĐCSTQ) lại vì tật đố mà bức hại Đại Pháp. Anh không được để bản thân bị lừa bởi những lời dối trá đó!”

Ông ấy lắng nghe mà không ngắt lời tôi và hỏi: “Chị là người thôn nào?” Tôi trả lời ông ấy và cũng cho ông ấy biết tên thật của tôi. Ông ấy bày tỏ: “Tôi thực sự không biết điều này! Một ngày nào đó tôi sẽ tìm chị để tìm hiểu thêm nhé”.

Tôi nói: “Được thôi. Tôi giúp anh thoái ĐCSTQ nhé?” Anh ấy đã đồng ý.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/23/445307.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/10/202711.html

Đăng ngày 24-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share