Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-07-2022] Liệt là tình trạng mất khả năng cử động một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Hầu hết những người bị liệt phải phụ thuộc vào xe lăn trong suốt phần đời còn lại. Liệt không chỉ gây ra nỗi thống khổ to lớn cho bản thân bệnh nhân mà còn mang đến gánh nặng hoặc sự khổ tâm cho người thân của họ.

Nhờ có Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa, một số bệnh nhân bị liệt đã có thể đi lại và có một cuộc đời mới.

Dưới đây là một số câu chuyện hồi phục sức khoẻ như vậy.

(Tiếp theo Phần III)

Một phụ nữ bị liệt nửa người đã hồi phục trong ba tháng

Một ngày vào năm 2011, khi đó cô An Nhiên 21 tuổi, người Việt Nam, đang vui đùa cùng các bạn trên vỉa hè thì vô tình bị đẩy xuống lòng đường và bị xe hơi đâm trúng. Mặc dù sống sót nhưng cột sống của cô bị tổn thương và một nửa cơ thể mất khả năng cử động bình thường. Bất cứ cử động nào của cơ thể, chẳng hạn như đi lại, cười, ho và thậm chí là thở cũng khiến cô bị đau.

Cô An Nhiên đến Hàn Quốc để học cao học chuyên ngành ngôn ngữ và văn học Hàn Quốc tại Đại học Kangwon vào năm 2015. Cô nghĩ rằng với phương pháp điều trị tốt hơn ở Hàn Quốc, sự đau đớn của cô có thể thuyên giảm. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, và việc đi lại của cô vẫn rất khó khăn. Bên cạnh cột sống bị tổn thương, cô còn không thể duỗi cánh tay ra hay khiêng nhấc vật nặng.

Một hôm, bạn cùng phòng ký túc xá đã đưa cho cô một cuốn sách có tựa đề là Chuyển Pháp Luân. Ngay khi nhìn thấy trang bìa cuốn sách, cô đã cảm thấy một mối liên kết mạnh mẽ. “Tôi cảm thấy như mình đã tìm được mục tiêu của cuộc sống. Tôi xúc động đến mức bật khóc”.

Khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đau đớn giảm dần. Ba tháng sau, cô không còn đau một chút nào nữa. Ngay cả khớp khuỷu tay bị biến dạng bẩm sinh của cô cũng được chữa khỏi. Cô đã có thể đi lại và sống một cuộc sống bình thường như trước đây.

1997abbc7abcd58fb1135a9a563014bd.jpg

Cô An Nhiên đến từ Việt Nam

Một phụ nữ Đài Loan hồi phục từ căn bệnh ban đỏ

fabd05cb6ebb0781284192448c6ad1af.jpg

Bà Thái Minh (trái) và người chăm sóc sức khỏe, bà Lại

Bà Thái Minh đến từ Đài Loan được chẩn đoán mắc bệnh ban đỏ vào năm 2008. Bà đã uống thuốc nội tiết tố mà bác sĩ kê đơn nhưng chỉ khiến tình trạng của bà trở nên tệ hơn. Bệnh loãng xương nghiêm trọng và gù lưng đã khiến bà thấp đi 12 cm. Bà phải dùng xe lăn để đi lại. Bà bị suy thận và mắc nhiều căn bệnh khác, bao gồm viêm loét dạ dày và phù nề.

Ngày 1 tháng 9 năm 2013, bà Thái Minh tham gia lớp giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp chín ngày và chỉ năm ngày sau khi bắt đầu luyện công, bà đã có thể đi vệ sinh bình thường; một tháng sau, bà ngừng uống thuốc; và trong bảy tháng, bà đã có thể tự đi lại và thậm chí leo cầu thang đến tầng bốn. Lưng của bà dần dần cũng thẳng lại. Lòng biết ơn của bà đối với Sư phụ Lý, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, là không thể diễn tả thành lời. Bà cảm kích nói: “Sư phụ, cảm tạ Ngài đã ban cho con sinh mệnh thứ hai!”

Thời báo Kinh tế Trung Quốc: “Tôi đứng dậy được rồi!”

Ngày 10 tháng 7 năm 1998, Thời báo Kinh tế Trung Quốc đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Tôi đứng dậy được rồi!“. Nhân vật chính của bài báo là bà Tạ Tú Phân, người đã bị liệt suốt 16 năm do bị tổn thương cột sống sau một tai nạn y tế. Điều thần kỳ là, bà đã có thể đứng dậy sau ba tháng tu luyện Pháp Luân Công. Bà vô cùng mừng rỡ và nói: “Tôi giống như một chú chim và lúc nào cũng muốn bay lượn. Phép màu thực sự đã triển hiện!”

aded466163eed8f20b40c70d3bd9e441.jpg

Thời báo Kinh tế Trung Quốc xuất bản bài báo có tiêu đề “Tôi đứng dậy được rồi!” vào ngày 10 tháng 7 năm 1998.

Giáo viên bị liệt đã hồi phục sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Bà Kim Lệ Phượng, sinh ngày 2 tháng 10 năm 1962, là cư dân của thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh. Bà tốt nghiệp đại học và là giáo viên tiếng Anh tại một trường cấp ba, sau đó bà chuyển công tác tại Trường Cao đẳng Nghề Đóng tàu Bột Hải ở thành phố Hồ Lô Đảo. Chồng của bà công tác ở cùng trường và là chủ nhiệm quản lý công tác giảng dạy. Bà có sự nghiệp thành công và một gia đình hạnh phúc.

b5afe30df88f3e983d8548465f48e844.jpg

Bà Kim Lệ Phượng

Nhưng tất cả đều kết thúc vào năm bà 36 tuổi, đó cũng là năm con trai của bà chào đời. Một trong các đốt sống lưng của của bà bị gãy trong lúc bà sinh con, và bà đã bị liệt từ phần eo trở xuống. Bà đã đến nhiều bệnh viện để chữa trị nhưng không khỏi. Bà vô cùng tuyệt vọng và chỉ muốn kết liễu cuộc sống.

Một năm rưỡi sau đó, vào tháng 3 năm 1999, bà biết đến Pháp Luân Đại Pháp thông qua các giáo viên ở trường và cũng muốn thử tập luyện xem như thế nào. Lần đầu tiên bà tới điểm luyện công, bà phải nhờ hai người dìu đi, và trên đường bà phải dừng lại nghỉ ngơi bốn lần. Ngày hôm sau, bà chỉ cần nghỉ hai lần và đến ngày thứ ba, bà đã có thể tự mình đi đến điểm luyện công mà không cần dừng nghỉ.

Bà bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân và nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho bà cuộc đời thứ hai.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/31/446458.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/7/202676.html

Đăng ngày 22-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share