Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 06-08-2022] Tôi tu luyện đến nay đã 23 năm. 23 năm ấy, trong vũ trụ mà nói, chỉ như một cái chớp mắt, nhưng trong cuộc sống nhân loại đó cũng là khoảng thời gian khá dài. Qua 23 năm tu luyện, tôi từ độ tuổi trung niên giờ đã thành lão niên, từ một người con dâu giờ đã là mẹ chồng, từ một người bỡ ngỡ bước vào tu luyện đến nay đã từng bước trở thành một đệ tử Đại Pháp thành thục.

Dưới đây tôi muốn chia sẻ về quá trình tu luyện hai năm qua của bản thân trong hoàn cảnh gia đình, quá trình chuyển biến quan niệm và đề cao tâm tính của bản thân dựa trên Pháp. Nếu có chỗ nào không đúng, xin các đồng tu chỉ chính.

Sắp đặt cho chính mối quan hệ với người nhà dựa trên Pháp

Gia đình là hoàn cảnh tu luyện quan trọng đối với các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, đặc biệt, đối với những đệ tử lão niên đã về hưu như tôi thì hoàn cảnh tu luyện tại gia đình lại càng chủ yếu hơn. Thế nhưng, tôi đã không lợi dụng tốt hoàn cảnh này, mãi cho đến hai năm gần đây, loại trạng thái này mới có cải biến đáng kể.

Thông qua học Pháp, tôi hiểu được rằng, người tu luyện trong quá khứ, nếu muốn trừ bỏ các chấp trước để đạt tới tiêu chuẩn viên mãn thì cần vân du nơi người thường. Bởi trong quá trình vân du sẽ gặp các loại người, các loại sự việc động chạm đến tâm linh người ta, trong quá trình ấy cần sắp đặt cho chính mối quan hệ với mọi người, mới có thể giữa vững và đề cao tâm tính.

Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ngày nay tu luyện trong hoàn cảnh người thường mà không thoát ly thế tục, do vậy toàn bộ xã hội trở thành trường tu luyện lớn của chúng ta, trong đó gia đình là hoàn cảnh tu luyện hàng ngày của chúng ta ở phạm vi nhỏ hơn. Dù trong hoàn cảnh tu luyện lớn hay nhỏ, đều cần sắp đặt cho chính mối quan hệ với những người xung quanh và giữ vững tâm tính, như thế mới có thể tu bỏ được các chủng chấp trước.

Tôi tự hỏi bản thân, mình đã sắp đặt cho chính mối quan hệ với mọi người chưa? Chồng tôi không tu luyện, anh là người thường, nhưng tôi lại thường xuyên tranh cãi với anh, tôi chưa sắp đặt cho chính mối quan hệ với chồng chăng? Nhìn lại cuộc sống vợ chồng của chúng tôi từ khi kết hôn đến nay, tôi phát hiện ra rằng, ngay cả khi tôi tu luyện đã nhiều năm, tôi vẫn luôn coi anh là “của mình”. Một mặt, tôi quan tâm đến anh, cư xử với anh rất tình cảm với hy vọng anh cũng quan tâm tôi, chăm sóc tôi, trở thành chỗ dựa vững chắc cho tôi. Nhưng mặt khác, tôi lại thường áp đặt, muốn cải biến anh theo tiêu chuẩn của tôi, muốn anh trở thành một người chồng kiểu mẫu trong người thường. Mà chồng tôi cũng là người có cá tính, cũng muốn làm theo ý mình, vậy nên, vợ chồng tôi không ngừng xảy ra mâu thuẫn.

Mỗi khi gặp mâu thuẫn, tôi thường nói đạo lý với anh, chỉ ra chỗ sai của anh, trách móc anh bất công với tôi. Tôi phẫn nộ và ủy khuất, cũng không coi bản thân là người tu luyện, và cũng không coi chồng là một trong các chúng sinh mà đối đãi.

Kỳ thực, chồng tôi cũng có nguồn gốc sinh mệnh của anh, có tính cách và số phận của anh, đó không phải là những điều tôi có thể thay đổi được. Anh ấy cũng không thuộc về tôi, chẳng qua là tại kiếp này, trên con đường tu luyện của tôi, anh đóng vai là chồng tôi mà thôi. Về cơ bản mà nói, mối quan hệ của tôi với anh là mối quan hệ giữa người tu luyện và người thường, người cứu độ và người được cứu độ.

Sau khi minh bạch điều này, tôi vô cùng hổ thẹn và cảm thấy rất có lỗi với Sư phụ. Tôi tu luyện đã nhiều năm như thế mà ngộ tính còn kém đến vậy, tôi đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội tu luyện mà Sư phụ đã khổ tâm an bài cho tôi. Tôi nhất định phải sắp đặt cho chính mối quan hệ với chồng, coi anh là một trong những chúng sinh cần cứu. Tôi cố gắng buông bỏ tình và tâm ỷ lại, không áp đặt và kiểm soát chồng nữa. Đối với những thói quen xấu của anh, tôi chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở mà không chấp trước, chỉ chú trọng tu chính mình dựa theo yêu cầu của Pháp và đề cao tâm tính của bản thân.

Sau một thời gian tu luyện, tôi phát hiện thấy quan niệm của mình đã thay đổi. Tôi đã buông bỏ được cái tình vợ chồng, theo đó, dung lượng tâm tôi cũng tăng lên, cuộc sống của tôi nhẹ nhàng hơn, và chồng tôi cũng thay đổi rất nhiều.

Về mối quan hệ với con trai và con dâu, tôi cũng xem chúng như những chúng sinh cần cứu, tận lực không dùng vai trò làm cha làm mẹ mà chỉ bảo và can thiệp vào cuộc sống của con. Tôi cũng không cảm thấy con cái cần phải hiếu kính với mình. Khi các con cần tôi giúp, tôi liền hết sức giúp đỡ. Đối với các việc của mình, tôi cố gắng không phiền hà đến chúng. Tất nhiên, khi thực hiện cần phù hợp với trạng thái của người thường, không phải biểu hiện bề ngoài lạnh nhạt mà là buông tâm xuống, nhìn mọi việc với tinh thần cởi mở.

Thấu tỏ bản chất, bước ra khỏi cái mê và quan niệm của người thường

Con trai và con dâu tôi thường xuyên cãi nhau, thời gian gần đây còn tranh cãi liên miên không dứt. Đối mặt với tình huống này, ban đầu, tôi rất sợ và lo lắng đến ăn không ngon, ngủ không yên, trong lòng rối bời, không lý giải được vì sao lại như vậy. Tôi liên tục xin lỗi con dâu, nói mình đã dạy dỗ con không tốt. Tôi cũng khuyên bảo con trai bỏ thói hư tật xấu, đồng thời không ngừng trợ giúp con về kinh tế. Nhưng tôi càng muốn dàn xếp ổn thỏa, hy vọng con cái sống tốt, thì con dâu lại càng làm om sòm, khiến gia đình hai bên đều không yên. Hơn nữa, cách xử lý của thông gia đối với việc này lại ngược với chúng tôi, họ bênh con gái, chỉ trích con rể, khiến sự việc càng thêm rối ren.

Trước biểu hiện của người thường, tôi tĩnh tâm lại để nhìn nhận phiền toái này từ góc độ của người tu luyện. Tôi nhớ lại Pháp mà Sư phụ giảng, dùng Pháp lý để phân tích sự việc. Tôi nhận ra, biểu hiện nóng giận vô cớ của con dâu tôi, thực ra chỉ là duyên nợ giữa con trai và con dâu, giữa tôi và thông gia, giữa vợ chồng con trai và chúng tôi, và giữa con trai và gia đình nhà vợ. Vào lúc cuối của thời mạt kiếp, thiện duyên và ác duyên, việc đòi nợ và trả nợ, duyên nợ giữa người với người cần được giải quyết hết. Đó mới chính là nguyên nhân thực sự của việc xuất hiện phiền toái. Sau khi nhìn rõ vấn đề này, tâm tôi trở nên thông tỏ. Tôi đứng trước Pháp tượng của Sư phụ, nói: Sư phụ, con đã minh bạch, con nhất định có thể vượt quan được tốt, xin Sư phụ gia trì cho con.

Sau đó, một mặt tôi phát chính niệm thanh lý hết thảy các sinh mệnh và nhân tố tà ác lợi dụng chuyện lục đục của vợ chồng con trai can nhiễu đến tu luyện của tôi, mặt khác, tôi suy xét xem cần hành xử như thế nào trong tình huống rối ren này.

Rồi tôi chợt nhớ tới đoạn Pháp của Sư phụ:

“Chính Pháp thực thi đến thế gian, Thần Phật đại hiển, những oan [và] duyên loạn thế gian đều được giải quyết một cách thiện.” (Dự liệu cho Pháp Chính nhân gian, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Đúng vậy, cần thiện giải. Tôi cần trân quý nhân duyên với mọi người, tôi phải thiện giải những oán duyên với họ. Vậy là, tôi buông bỏ tự tư, buông bỏ tình, trước sau như một đối xử tốt với con dâu, thậm chí đối xử còn tốt hơn trước kia. Tôi chủ động gọi điện thoại cho thông gia. Trong quá trình đó, tôi không oán trách, không tức giận, không có gián cách gì với họ, chỉ bằng thiện tâm quan tâm họ. Còn về chuyện của vợ chồng con trai, mọi việc là tùy duyên. Bởi vì mỗi người đều có số mệnh, nếu không thể chi phối vận mệnh của người khác, không thể can thiệp được cuộc sống của người khác, chi bằng hãy buông bỏ chúng.

Trong quá trình này, tôi phát hiện tâm mình cũng biến đổi, trở nên rộng lượng, thản đãng và tường hòa hơn. Đồng thời, tôi cũng ngộ được rằng việc nghe theo lời Sư phụ, làm theo lời Sư phụ dạy bảo, chính bước trên con đường tu luyện mà Sư phụ an bài, chính là toàn diện phủ định an bài của cựu thế lực. Sau khi tôi buông bỏ tâm mình đối với chuyện của vợ chồng con trai, cuộc sống của vợ chồng cháu lại trở lại bình thường.

Học cách hướng nội tìm trong mẫu thuẫn gia đình

Trong hai năm qua, tôi đặc biệt chú ý hướng nội, tu bản thân khi gia đình xảy ra mâu thuẫn. Trên bề mặt, thường chỉ là chút chuyện vặt vãnh không đáng kể gì nhưng những gì phản ứng ra lại là chấp trước của người tu luyện. Vì vậy, cần phải nắm chắc từng tư từng niệm để tu bản thân.

Ví dụ như, đối với vấn đề chồng tôi nhiều lần nhuộm tóc, tôi khuyên anh không nên nhuộm bởi làm thế không tốt cho sức khỏe. Chồng tôi khó chịu nói: “Tôi cứ nhuộm.” Sau khi nghe câu nói của anh, tôi hướng nội liền phát hiện tâm lợi ích của bản thân, chấp trước vào tiền bạc và quan niệm về việc nhuộm tóc không tốt cho sức khỏe.

Một vấn đề khác là việc bảo các cháu đến nhà ăn cơm. Bởi vì bản thân tôi không muốn lãng phí thời gian cho các việc người thường và cũng sợ ảnh hưởng tôi làm tốt ba việc, nên đôi khi tôi không muốn gọi các cháu đến nhà ăn cơm, nhưng tôi lại băn khoăn sợ con dâu không bằng lòng nên đành miễn cưỡng gọi các cháu về ăn. Khi tôi truy xét kỹ cái tâm này, liền phát hiện một giả ngã bất chân ẩn nấp trong đó, điều này cũng không phù hợp với tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi liền lập tức phát chính niệm tiêu diệt nó, đồng thời mỗi khi gọi con cháu về ăn cơm thì đều xuất phát từ thực tâm của tôi.

Khi bọn trẻ huyên náo, ầm ĩ cả nhà, ý niệm bất mãn đối với con dâu và người nhà không ngừng nổi lên, tư duy phụ diện cũng không ngừng xuất hiện, tôi cố gắng phân rõ những thứ đó đều không phải là tôi, rồi ức chế chúng, thanh lý chúng. Tôi biết đều là nghiệp lực của bản thân tạo thành, không phải lỗi của chúng sinh, nợ thì phải trả. Tôi không oán người khác, ngược lại còn cảm ơn họ đã giúp tôi tiêu nghiệp, giúp tôi đề cao, giúp tôi đặt những viên gạch lên những nấc thang cao hơn. Ngoài ra, khi thấy họ thống khổ vì mê tại danh lợi của người thường, tôi còn sinh tâm xót thương, cảm thấy chúng sinh quá đáng thương, sống vậy quá khổ. Trong quá trình này, tôi còn tìm được tâm tật đố, tâm lo sợ, và tâm cầu báo đáp.

Sư phụ giảng:

“Như mọi người đã biết, [khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái. [Nếu] thật sự có thể làm được vậy, thì chư vị đã đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Trải qua hơn hai năm tu luyện trong môi trường gia đình, tuy rằng tôi vẫn chưa hoàn toàn đạt tới trạng thái đó nhưng tôi đã buông bỏ được rất nhiều, coi nhẹ được rất nhiều, thản đãng hơn rất nhiều và cũng bình hòa hơn rất nhiều. Tôi hiểu rõ, chính Sư phụ từ bi vĩ đại đã giúp tôi gỡ bỏ rất nhiều vật chất bất hảo.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Đệ tử chỉ có thể tận tâm làm tốt ba việc, mới có thể không cô phụ ân từ bi khổ độ của Sư tôn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/6/447269.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/8/204208.html

Đăng ngày 28-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share