Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-07-2022] Trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động hết chiến dịch này đến chiến dịch khác nhằm sách nhiễu các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn Trung Quốc, bao gồm đợt sách nhiễu những người gửi đơn kiện Giang Trạch Dân, chiến dịch “Gõ cửa từng nhà” và chiến dịch “Xóa sổ”.

Một số học viên rối bời không hiểu tại sao họ lại tiếp tục bị sách nhiễu. Tôi xin chia sẻ một số thể ngộ của mình.

Thái độ đối với cảnh sát và cuộc bức hại

Năm 2009, tôi bị bắt vì có vài nghìn tệ tiền giấy có in thông tin giảng chân tướng trên đó. Trong trại tạm giam, tôi tự nhủ: “Nếu thông điệp trên các tờ tiền là ‘Niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo sẽ giúp bạn bình an’ thì tốt quá”. Tôi cảm thấy mình đang làm điều chân chính nhất và hoàn toàn tự tin về điều này.

Tuy nhiên, khi tôi lật mấy tờ tiền phía trên tập tiền lên xem thì thấy chúng đều có chung một nội dung là “Trời diệt Trung Cộng”.

Tôi nghĩ: “Ôi trời ơi. Đúng là một ngày không may. Mình có thể phải ngồi tù lâu đây”.

Tôi đã sống qua thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa nên tôi biết ĐCSTQ tà ác như thế nào, và bất kỳ ai chống lại nó sẽ gặp muôn vàn rắc rối. Tôi nghĩ: “Giờ đằng nào cũng không được thả nên mình sẽ tập trung vào việc giảng chân tướng cho cảnh sát”.

Nhưng ngày hôm sau, tôi đã được thả vì khám sức khỏe không đạt.

Điều đó khiến tôi hoàn toàn bất ngờ, làm sao tôi lại được thả khi bị phát hiện mang quá nhiều tờ tiền có in thông điệp giảng chân tướng? Tôi không thể ngộ ra nguyên nhân thực sự phía sau việc này bởi tôi đã thừa nhận cuộc bức hại trong tâm mình. Tôi không ngờ mình lại được phóng thích.

Bởi những quan niệm người thường nên tôi thấy việc mình nhanh chóng được thả như thế thật khó tin và thậm chí tôi còn có đôi chút hoan hỷ. Lúc đó, tôi đã không tìm căn nguyên của những quan niệm đó để chính lại bản thân. Tôi cứ tiếp tục hồ đồ như thế suốt một thời gian dài, rồi cuối cùng tôi mới nhận ra cần phải thay đổi quan niệm và quy chính lại những ý niệm bất chính của mình.

Thực ra, Sư phụ đã nhiều lần điểm hóa nhưng lúc đó tôi chỉ chú trọng làm các việc mà không thực sự nhận ra thế nào là tu luyện chân chính. Khi một số sự việc xảy ra, tôi đã phân tích [tình hình] trên cơ điểm suy nghĩ của người thường.

Nhận thấy nhiều cảnh sát thay đổi thái độ sau khi nghe chân tướng về Pháp Luân Công, tôi đã tự nhủ: “[Dù sao] thì vẫn có nhiều người tốt trong lực lượng cảnh sát. Mình đã quá tiêu cực với họ rồi”. Trên thực tế, tôi không nhận ra mình đang được Sư phụ bảo hộ và nhiều sự việc siêu thường đã xảy ra. Tôi đã nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người thường, cố gắng nghĩ tốt về cảnh sát và đặt họ ở vị trí quá cao.

Nếu tôi có chính niệm mạnh hơn, tôi đã có thể hoàn toàn phủ nhận sự bức hại mà tôi đã nếm trải sau này. Song, tôi đã bị mắc kẹt trong “Hội chứng Stockholm”, cựu thế lực đã lợi dụng sơ hở này và những chấp trước khác của tôi. Tôi không những đã không phủ nhận cuộc bức hại mà còn thừa nhận nó. Do vậy, tôi đã bị bức hại.

Sau khi được thả, tôi vẫn không thể thoát khỏi “Hội chứng Stockholm” này, nghĩ rằng hoàn cảnh giờ đã nới lỏng hơn và cảnh sát đã cố gắng giúp tôi nhưng không được bởi vụ việc của tôi đã có trên hệ thống và cấp trên của họ mới là người ra quyết định, v.v. Tôi vẫn nghĩ về việc những nhân viên cảnh sát địa phương này tốt như thế nào, như thể là thái độ của cảnh sát có thể quyết định môi trường tu luyện của tôi.

Thậm chí khi được một số cảnh sát đối xử tốt, tôi liền cảm thấy như thể không còn bức hại nữa, nhưng rồi trong suốt một thời gian dài tôi vẫn liên tục bị sách nhiễu và những cảnh sát mà tôi gặp phải khá khó chịu.

Tôi bối rối và thất vọng, nghĩ rằng mình thật không may mắn khi luôn gặp phải hai cảnh sát đó trong khu vực của mình. Một trong hai người này thậm chí còn nói với tôi: “Bà là một phần tử phản cách mạng (vì có những tờ tiền mang thông điệp giảng chân tướng). Như ngày xưa thì bà đã bị xử bắn rồi”.

Lúc đó, tôi nghĩ hai viên cảnh sát này thật tà ác và tôi đã thực sự thừa nhận những gì mà anh ta nói. Sâu thẳm trong tâm, tôi vẫn còn những điều chưa chiểu theo Pháp và bị cựu thế lực lợi dụng.

Sau đó, tôi đã biết tu luyện như thế nào và hướng nội ra sao. Tôi nhận ra rằng không phải ngẫu nhiên khi tôi luôn gặp phải hai cảnh sát kia. Từ quan điểm tu luyện, tôi luôn gặp họ bởi những niệm đầu bất chính của tôi, nhưng tôi không nhận ra vấn đề của mình, bởi vậy tôi liên tục bị sách nhiễu.

Nhờ học Pháp và hướng nội, tâm tính tôi được đề cao và cảnh sát đã dừng sách nhiễu tôi.

Không được vô thức thừa nhận bức hại

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

” Điều tôi vừa giảng là việc những người luyện công chúng ta vì bản thân không thể đối đãi với bản thân mình một cách đúng đắn, [nên] tạo thành những chuyện phiền phức ấy, cũng chính là phiền phức do tâm bất chính chiêu mời đến.”

Có thể chúng ta đã từng nghĩ mình đang làm khá tốt khi bị cảnh sát sách nhiễu và không có lý do gì để chúng ta cần phải hướng nội. Trên thực tế, chúng ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Chúng ta có thể vẫn còn những quan niệm chệch khỏi Pháp ẩn sâu và những sơ hở này đang bị tà ác lợi dụng.

Mặc dù chúng ta không thừa nhận bức hại nhưng chúng ta vẫn cần phải thật sự hướng nội và tìm xem liệu chúng ta có đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Pháp hay không. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần phải hướng nội thay vì hướng ngoại.

Một số học viên nói: “Cảnh sát đang đến. Cũng tốt. Chúng ta có thể giảng chân tướng cho họ”. Tôi không nói rằng chúng ta không nên giảng chân tướng cho cảnh sát, nhưng có thể trong tâm chúng ta vẫn chưa triệt để phủ định bức hại. Do vậy, chúng ta nghĩ cảnh sát chắc chắn sẽ đến và chúng ta không thể làm gì được.

Theo một cách nào đó, chúng ta đang cầu cảnh sát tới và chúng ta phản bức hại trong khi đang thừa nhận nó.

Chúng ta cần phải phủ định bức hại từ căn bản và không được nơi lỏng phòng bị ở tuyến đầu. Chẳng hạn như, khi chúng ta nghĩ rằng thẻ căn cước của mình đã bị đánh dấu để theo dõi, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng “Mình sẽ phát chính niệm nhiều hơn khi sử dụng thẻ căn cước”.

Một niệm kiểu như vậy một lần nữa lại dựa trên việc thừa nhận cuộc bức hại. Chúng ta phải phủ định hoàn toàn cuộc bức hại này trong suy nghĩ, cho dù tà ác có thể làm gì đi nữa. Chỉ với những ý niệm kiên định dựa trên Pháp, chúng ta mới có thể phủ định hoàn toàn loại can nhiễu này.

Tôi cũng cảm nhận rằng can nhiễu không phải là không thể tránh được. Ví dụ, khi tôi gửi đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân, bưu điện cho biết rằng vì có quá nhiều thư nên họ đã để bức thư của tôi dưới một chồng thư khác.

Sau đó, cảnh sát đã thẩm vấn và sách nhiễu tất cả các học viên gửi đơn khởi kiện Giang ở địa khu chúng tôi, ngoại trừ tôi.

Sư phụ giảng:

” Nếu như sự việc này tuyệt đối không có quan hệ gì với chư vị, không có tâm mà chư vị nên bỏ, vậy thì sự việc này cũng sẽ rất hiếm phát sinh trên thân chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

Sự việc này còn giúp tôi có được thể ngộ sâu hơn về những Pháp lý mà Sư phụ giảng trong bài “Nói về Pháp” (Tinh Tấn Yếu Chỉ). Không có việc gì xảy ra ngẫu nhiên. Nếu chúng ta thực ngộ được Pháp lý này và để mặt minh bạch của chúng ta làm chủ thì cuộc bức hại thực sự không thể động đến chúng ta.

Chúng ta đặt tâm như thế nào?

Lấy phong trào khởi kiện Giang Trạch Dân làm ví dụ. Nhìn bề ngoài, hành động của chúng ta có thể như nhau nhưng trạng thái tư tưởng của chúng ta là khác nhau. Chúng ta được nhìn nhận không phải bởi liệu chúng ta có gửi đơn khởi kiện hay không mà là tâm thái của chúng ta khi làm việc đó.

Khi không có bất kỳ mục đích vị tư nào mà làm các việc hoàn toàn vì chính Pháp, và khi ý niệm của chúng ta phù hợp với yêu cầu của Pháp tại các tầng thứ khác nhau thì hoàn cảnh xung quanh cũng theo đó mà thay đổi. Nói cách khác, xã hội nhân loại chỉ là huyễn tượng mà Sư phụ dùng để đề cao tâm tính của chúng ta.

Khi trong ma nạn, chúng ta thường có xu hướng tập trung vào những biểu hiện bề mặt thay vì tận dụng cơ hội này để đề cao tâm tính. Thể ngộ của tôi là, bất kỳ hình thức khổ nạn nào mà chúng ta gặp phải cũng đều là để chúng ta ngộ Pháp. Nhiều sự việc có thể là không tốt theo quan điểm của người thường, nhưng sau khi chúng ta đề cao tâm tính, quay đầu nhìn lại, từ cơ điểm tu luyện thấy đều là hảo sự.

Tôi thể ngộ rằng cái được coi là “không thể tránh khỏi” ở người thường, thì theo quan điểm của Pháp lại không hẳn như vậy. Những thứ được nhìn nhận là cố định, không thể thay đổi, hay vô vọng trong con mắt người thường thực ra là luôn vận động và liên tục thay đổi.

Trong các chiến dịch sách nhiễu, cảnh sát thường được chỉ đạo để sách nhiễu các học viên có tên trong danh sách, bao gồm cả những người đã từ bỏ tu luyện sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Nhiều người có thể cảm thấy khó tin khi cảnh sát chưa bao giờ sách nhiễu tôi trong những chiến dịch đó, tôi nghĩ bởi vì suy nghĩ của tôi phù hợp với yêu cầu của Pháp đối với tôi nên cuộc bức hại này không tồn tại trong trường không gian của tôi.

Trên đây là trải nghiệm tu luyện và thể ngộ của bản thân tôi. Xin từ bi chỉ rõ những gì chưa phù hợp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả.Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/5/445524.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/28/203005.html

Đăng ngày 27-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share