Bài viết của Lý Mai, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 15-07-2022] Trình Hạo (1032 – 1085), một danh nho thời Bắc Tống, có câu châm ngôn: “Thị dân như thương” (xem dân như người bị thương mà đối đãi). Nghĩa là, với tư cách một quan viên, thì cần phải biết chăm lo cho bách tính một cách chu đáo và tránh làm tổn hại họ dưới bất kỳ hình thức nào.
Ở huyện Tấn Thành (thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay) có một số nhóm đạo tặc hoành hành, cướp bóc thuyền bè đi ngang qua, và thậm chí việc ăn cướp này còn là nghề mưu sinh của họ. Trình Hạo sai quân lính bắt sống thủ lĩnh của các băng nhóm này và họ khai rằng vì quá đói khổ nên mới đành phải làm như vậy. Trình Hạo thay vì trừng phạt, đã giao cho họ phục trách công việc tuần tra thuyền bè qua lại trong khu vực đó. Ông cũng chú trọng công tác giáo dục cho người dân từ người già đến trẻ nhỏ. Kết quả là, chỉ sau vài năm, ở trong vùng không còn xảy ra bất kỳ vụ cướp bóc hay ẩu đả nào nữa.
Hoàng đế Tống Thần Tông khi đó có ý muốn thăng chức cho Trình Hạo làm giám sát ngự sử và hỏi xem ông sẽ thực hiện chức trách của mình như thế nào? Trình Hạo trả lời: “Hạ thần đương nhiên vui lòng nhậm chức nếu trách nhiệm của thần là kiểm tra xem Bệ hạ có bất kỳ sai sót nào hay không. Còn nếu chức trách của thần chỉ là chăm chăm vào việc tìm ra lỗi sai của các viên quan khác để đổi lấy sự thăng tiến cho bản thân, thì xin thứ lỗi cho hạ thần không thể tuân mệnh.” Hoàng đế rất hài lòng và chuẩn theo lời tâu của ông.
Sau này Trình Hạo trở về quê nhà, rất nhiều học giả tìm đến bái kiến và thỉnh giáo ông. Trong số họ có Chu Quang Đình đã theo học Trình Hạo ba tháng. Khi được hỏi về quãng thời gian học tập đó, Chu nói rằng đó là đoạn thời gian tuyệt vời nhất mà ông từng có. “Trình phu tử rất thiện lương và kiên nhẫn. Ngài ấy chỉ dạy chúng tôi để chúng tôi không ngừng tiến bộ”. Chu giải thích thêm: “Tôi đã học được rất nhiều điều và tôi rất thích điều đó – tôi thư thái và dễ chịu như được tắm gió xuân”.
Truyền thống dạy con người hướng thiện trở thành những người chính trực và có ích như vậy đã được lưu truyền và tiếp nối suốt mấy nghìn năm lịch sử Trung Hoa. Thế nhưng kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm chính quyền vào năm 1949, thì truyền thống này đã bị công kích và hủy hoại.
May mắn thay, việc giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng vào năm 1992 đã giúp mọi người thấy được tầm quan trọng của các giá trị truyền thống. Hàng triệu học viên đã cố gắng trở thành người tốt bằng cách sống chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.
Thế nhưng, trước sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Đại Pháp, ĐCSTQ lại sợ hãi một cách hoang tưởng và xem pháp môn này như một mối đe dọa đối với chính quyền cộng sản. Do đó, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch bức hại pháp môn tu luyện này trên toàn quốc vào năm 1999. Từ đó đến nay, các học viên Pháp Luân Đại Pháp vẫn luôn kiên trì không mệt mỏi để giảng chân tướng cuộc bức hại với người dân. Bất chấp cuộc bức hại vô cùng điên cuồng và tà ác của ĐCSTQ, các học viên vẫn ôn hòa và từ bi đối đãi với mọi người.
Sự chân thành và kiên trì của các học viên đã dần dần thay đổi những người xung quanh họ, kể cả những thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại: Khi đối mặt với thiện-ác, rất nhiều nhân viên công tác trong hệ thống công an, kiểm sát, tòa án đã minh bạch và tự mình suy xét, không tiếp tục nghe theo mệnh lệch bức hại của ĐCSTQ nữa, và từ đó đã lựa chọn cho mình một tương lai tươi sáng. Dưới đây là một số ví dụ.
“Trời đang nhìn”
Kiến Minh, ngoài 50 tuổi, là phó trưởng công an của một thành phố nọ. Nhiệm vụ chính của ông ấy là “truy trì ổn định trị an”, do đó, kể từ sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, ông ấy đã chỉ đạo công an bắt giữ và sách nhiễu rất nhiều học viên địa phương.
Một số học viên giải thích với ông ấy rằng cuộc bức hại này là phi pháp và rằng Pháp Luân Đại Pháp chỉ đơn giản là dạy người ta làm người tốt. Họ thúc giục ông ấy ngừng tham gia vào cuộc bức hại và đối xử tốt với các học viên, nhưng ông ấy không nghe. Sau đó, các học viên đã công khai số điện thoại của ông ấy trên Minh Huệ Net. Sau khi nhận được nhiều cuộc điện thoại khuyến thiện từ các học viên ở nước ngoài, ông ấy đã bớt hung hăng hơn.
Một hôm, khi tham dự đám cưới của cháu gái mình, Kiến Minh đã gặp một học viên và người này đã hối thúc ông ấy ngừng làm những việc xấu và khuyên ông ấy thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Mặc dù ông ấy tiếp thu những gì học viên nói, nhưng từ chối thoái Đảng và nói: “Tôi cần công việc nên tôi không thể thoái được”.
Năm 2018, Kiến Minh đã tham dự phiên tòa xét xử một học viên bị giam giữ. Sau nghe phần bào chữa có lý có cứ của luật sư và bản thân học viên, ông ấy mới nhận ra ĐCSTQ đã chà đạp luật pháp mà bức hại các học viên một cách sai trái. “Nhưng đây là Trung Quốc và người dân chúng ta đang sống dưới sự cai trị của ĐCSTQ độc tài. Một công dân bình thường liệu có thể tạo ra được sự khác biệt gì chứ?“
Thật không may, không lâu sau đó Kiến Minh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Khi chứng kiến một số cảnh sát, già có trẻ có, lần lượt qua đời, ông ấy nhớ đến lời nói của một học viên: “Người đang làm, Trời đang nhìn”.
Bản thân có bệnh, nhưng Kiến Minh không dám để lộ ra ngoài, vì sợ người khác biết sẽ nói ông ta gặp “ác báo”, nên chỉ có thể cố gắng kiên trì đi làm.
Lúc này, khi vợ của bạn của ông ấy (là một học viên) hối thúc ông ấy dùng hóa danh để thoái xuất khỏi ĐCSTQ, ông ấy đã lập tức đồng ý mà không chút do dự.
Một ngày nọ, khi thấy cảnh sát bắt một học viên và đưa đến trại tạm giam, Kiến Minh nói với họ rằng chỉ cần làm lấy lệ là được. Người cảnh sát kia liền hiểu ý nên sau khi làm một số giấy tờ thủ tục, anh ta đã liên lạc với người nhà của học viên và bảo họ đến đón bà về.
Vào cuối năm 2019, cấp dưới của Kiến Minh đã hỏi ông ấy làm thế nào để thi hành chiến dịch “Xóa sổ” vì cảnh sát ở các khu vực khác đã có hành động “viếng thăm” nhà của các học viên Pháp Luân Công. (Chiến dịch “Xóa sổ” của ĐCSTQ nhằm mục đích cưỡng chế các học viên Pháp Luân Đại Pháp có tên trong danh sách đen của chính phủ phải từ bỏ đức tin của họ).
Một cảnh sát hỏi: “Nếu những học viên đó từ chối ký vào cam kết từ bỏ tu luyện, thì chúng ta có thể bắt họ không?”
Kiến Minh trả lời: “Chúng ta có thể làm điều đó không ư?!”, “Cuộc bức hại này dường như không có hồi kết, chúng ta cũng cần phải nghỉ ngơi chứ”.
Cảnh sát dưới trướng của Kiến Minh hiểu ý và chỉ đến lục soát nhà nhưng không bắt giữ bất kỳ học viên nào.
Sau khi đại dịch bùng phát, Kiến Minh đã chứng kiến nhiều điều kỳ diệu và ông càng tin những lời các học viên Pháp Luân Đại Pháp nói là sự thật: “Trời muốn diệt ĐCSTQ, hãy rời xa nó, đừng để bị bồi táng theo nó.”
Câu chuyện của một cảnh sát trưởng khác
Cảnh sát Cương (hóa danh) nói chuyện với một học viên về những gì đã xảy ra tại trụ sở công an của mình. Cảnh sát trưởng này hiểu rằng không có cảnh sát nào dưới trướng mình nguyện ý bắt các học viên Pháp Luân Đại Pháp, vì họ đều nhận thức được học viên là những người tốt. Vì vậy, vị cảnh sát trưởng này đành thuê ba người ở bên ngoài để thực hiện các vụ bắt giữ.
Cương cho biết ba người đó làm việc rất nhiệt tình và cứ vài ngày họ lại bắt được một học viên. Nếu các học viên giữ im lặng trong lúc thẩm vấn, những người này sẽ đánh đập họ.
Cương nói thêm: “Cảnh sát ở chỗ chúng tôi thường khuyên họ không nên làm vậy, nhất là đối với một số học viên đã cao tuổi. Chúng tôi nói rằng việc đó không chỉ là không tốt với các học viên, mà còn không có gì tốt đối với chính những người ra tay đánh người”.
Nhưng những người này không tiếp thu mà vẫn cứ tiếp tục bắt giữ, tra tấn các học viên. Sau một thời gian, tất cả bọn họ đều tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Cương và các cảnh sát khác tin rằng bọn họ chết do bị báo ứng nên không ai muốn đến dự đám tang của những người này.
Sau đó, cảnh sát thậm chí còn không muốn thụ lý các vụ việc liên quan tới Pháp Luân Đại Pháp. Cảnh sát trưởng nói: “Được rồi! Sau này dù cấp trên có nói gì thì chúng ta cũng không bắt người nữa, và cũng sẽ không thuê người ngoài tới làm nữa.”
Kể từ đó, nhiều người trong cục công an đã sử dụng phần mềm vượt tường lửa để đọc trang web Minh Huệ. Đặc biệt là cảnh sát trưởng, ông ấy mỗi ngày đều đọc Minh Huệ.
Một danh sách những người muốn “tam thoái”
Chồng tôi là một cán bộ nhà nước, nên tôi thường xuyên tiếp xúc với những nhân viên chính quyền khác.
Có lần, tôi và chồng cùng đồng nghiệp của anh ấy đi leo núi. Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) nhận xét rằng tôi leo rất nhanh, dẻo dai và hỏi tôi có bí quyết gì.
Tôi trả lời: “Đó là vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi trước kia bị bệnh nặng và phải nằm liệt giường gần sáu tháng. Pháp Luân Đại Pháp đã mang những điều kỳ diệu đến cho tôi và chữa khỏi bệnh cho tôi. Tôi từ một người xấu tính xấu nết đã trở thành một người tốt hơn”.
Anh ấy thốt lên: “Thế à? Hóa ra Pháp Luân Đại Pháp tốt như vậy!”
Sau một hồi trò chuyện, tôi tặng anh ấy cuốn sách Cửu Bình và một số tài liệu chân tướng khác. Anh ấy hứa sẽ đưa lại chúng cho những người khác sau khi đọc xong. Bản thân anh ấy cũng sẵn sàng thoái xuất khỏi ĐCSTQ và người tài xế riêng của anh ấy cũng vậy.
Sau này, vị bí thư này này còn mang đến cho tôi một tờ giấy mà trên đó có viết hơn 10 cái tên. Anh ấy nói: “Tất cả họ cũng đều đồng ý thoái Đảng”, và các thành viên trong gia đình cùng bạn bè của anh ấy cũng rất thích đọc những tài liệu mà tôi đã đưa.Tôi thực sự lấy làm vui mừng cho những người này, bởi phước lành sẽ đến với những người lựa chọn lương tri thay vì theo ĐCSTQ. “Thiện” chính là giấy thông hành cho sự hạnh phúc và bình an của bạn. Một niệm thiện đãi Đại Pháp, Trời ban hạnh phúc bình an!
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/15/445510.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/17/202283.html
Đăng ngày 17-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.