Bài viết của Liên Tâm

[MINH HUỆ 14-06-2022] Cổ ngữ nói: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh” (tạm dịch: Nhà nào làm việc thiện tích đức, ắt sẽ được ban giàu có và hạnh phúc)”, và “Mạc đạo nhân quả vô nhân kiến, viễn tại nhân tôn cận tại thân” (tạm dịch: Chớ bảo nhân quả không ai thấy, xa trả con cháu, gần trả mình). Thiên Đạo bảo hộ Thiện, và người hành thiện hướng thiện sẽ được Trời xanh chiếu cố và bảo hộ.

Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, một cuốn sách của Đạo gia từ thời nhà Tống, có ghi chép một câu chuyện như sau:

Thời Bắc Tống có Chúc Nhiễm, một người quê gốc ở huyện Diên Bình Sa, sống rất cần kiệm và hay làm việc thiện. Mỗi khi xảy ra nạn đói, ông luôn nấu cháo cứu đói cho bách tính nghèo đói bốn phương. Qua nhiều năm, hơn một vạn người đã nhờ vào sự cứu tế của ông mà thoát khỏi bị chết đói.

Sau này, ông sinh được một người con trai thông minh hiếu học. Con trai ông cũng vào kinh thành ứng thí. Trước khi bảng yết tên những người thi đậu được công bố vào mùa xuân, rất nhiều bà con ở quê đã mơ thấy một sứ giả mặc áo vàng cầm bảng trạng nguyên đến và dựng ở bên ngoài nhà Chúc Nhiễm, trên đó có đề bốn chữ lớn “Thí Chúc Chi Báo” (Báo ơn cho việc bố thí cháo).

Khi bảng vàng được công bố, con của Chúc Nhiễm quả nhiên đỗ trạng nguyên.

Trong xã hội ngày nay, cũng có những ví dụ thực tế về những người hành thiện, hướng thiện được phúc báo. Dưới đây là ba câu chuyện của ba học viên Pháp Luân Đại Pháp kể về những trường hợp như vậy.

Một lời công đạo cất lên, bệnh mãn tính liền mất

Bà Trương, khoảng 60 tuổi, sống tại một ngôi làng ở huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông. Lưng của bà đã đau dai dẳng nhiều năm, hơn nữa còn nổi đầy những nốt mụn nhỏ gây đau đớn và ngứa ngáy, vô cùng khó chịu.

Hàng xóm của bà Trương là một cặp vợ chồng trung niên. Họ đã bị chính quyền phạt một số tiền lớn vì người vợ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên người chồng thường nổi giận và đánh chửi vợ. Giọng ông ấy oang oang đến nỗi bà Trương luôn nghe rõ mồn một, bà muốn giúp đỡ người vợ nhưng không biết phải làm gì cho phải.

Một ngày nọ, người chồng lại bắt đầu lớn tiếng chửi mắng vợ. Bà Trương không thể chịu nổi nữa và bèn đi sang nhà họ. Lúc đó, người vợ đã đi ra đồng làm việc.

Bà Trương ân cần nói với người chồng: “Xin anh hãy bình tĩnh và nghe tôi nói. Việc ngược đãi vợ trước mặt các con đã lớn là điều không hay. Hãy nghĩ về chuyện sức khỏe của bà ấy đã từng kém như thế nào, bà ấy thậm chí còn không thể làm những công việc nhà đơn giản. Nhưng bây giờ hãy nhìn bà ấy xem, sau khi bắt đầu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà ấy đã lấy lại sức khỏe và có thể làm tất cả việc nhà và còn gánh vác thêm việc đồng áng“.

Người chồng vẫn càu nhàu: “Làm sao mà tôi không nổi giận cho được. Cả một năm làm việc chăm chỉ tích cóp, cũng không đủ để đóng tiền phạt cho bà ấy”.

Bà Trương tiếp tục nói: “Nhưng đó không phải là lỗi của vợ anh. Đó là nhà nước muốn moi tiền của những người vô tội. Hãy nghĩ mà xem, kể từ khi vợ anh tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà ấy luôn ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’ phải không? Và khi bà ấy hết bệnh, anh có nghĩ xem bà ấy đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho anh chưa? Hãy nhìn tôi đây này, tôi đã tiêu không biết bao nhiêu tiền vào các phương pháp điều trị trong rất nhiều năm, nhưng bệnh tình vẫn không cải thiện chút nào. Tôi đây cũng chẳng phải đã ném tiền qua cửa sổ đó sao”.

Những lời nói chân thành của bà Trương đã khiến người chồng không phản bác được gì. Ông ấy bỗng thấy không còn giận vợ nữa. Khi bà Trương đang nói chuyện, bà ấy đã đứng thẳng lưng lên mà không nhận ra. Sau khi trở về nhà, tất cả các vết sưng ngứa và đau ở lưng của bà ấy cũng đã biến mất.

Vừa vui mừng vừa kinh ngạc, bà Trương mang theo thắc mắc qua hỏi người vợ bên nhà hàng xóm kia thì mới hiểu chuyển gì đã xảy ra. Người vợ cười nói: “Em còn đang thắc mắc tại sao chồng em lại đột nhiên thay đổi thái độ với em như vậy. Hóa ra là chị đã nói lời công đạo cho em. Cảm ơn chị rất nhiều! Chị không cần phải cảm thấy ngạc nhiên đâu, chị nghĩ mà xem, chị đã không màng đến cuộc bức hại tàn khốc mà can đảm lên tiếng đòi công bằng cho một học viên Pháp Luân Đại Pháp, và trong tình huống này, Đại Pháp ắt sẽ ban phúc cho chị“.

Nghe vậy bà Trương thốt lên: “Hóa ra Pháp Luân Đại Pháp thần kỳ đến như vậy! Thảo nào các cô bị bắt, bị đánh, bị phạt, hay là bị lao động, kết án, cũng là vẫn kiên trì học luyện”.

Tin tức về việc bà Trương khỏi bệnh sau khi lên tiếng nói lời công đạo cho học viên Pháp Luân Đại Pháp nhanh chóng truyền khắp làng như một giai thoại.

Người láng giềng được ban phúc vì ủng hộ Đại Pháp

Ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, một nhóm cảnh sát đã cố gắng bắt giữ tôi. Bởi không thể tìm thấy tôi, họ đã hỏi dò những người hàng xóm tung tích của tôi.

Một trong những người hàng xóm của tôi là một người phụ nữ lớn tuổi, bà ấy bước tới chỗ cảnh sát và nói: “Tại sao các anh lại bắt các học viên Pháp Luân Đại Pháp? Họ đều là người tốt, ai cũng tốt cả”. Cảnh sát đành rời đi.

Năm 2009, một học viên đã bị tra tấn đến chết trong nhà tù địa phương, nhưng các nhà chức trách lại tuyên bố cái chết của anh ấy là hoàn toàn tự nhiên. Học viên địa phương của chúng tôi đã bắt đầu một cuộc thỉnh nguyện để tìm kiếm công lý cho anh ấy. Sau khi hàng xóm của tôi nghe tin về cuộc thỉnh nguyện, bà ấy và toàn bộ gia đình đã ký tên.

Năm 2017, lúc chồng tôi bị bắt sau khi bị trình báo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Đại Pháp, người hàng xóm của tôi lại ký vào đơn thỉnh nguyện yêu cầu thả anh ấy. Bà ấy cũng đề nghị đi cùng tôi đến đồn công an để đòi công lý.

Vì được sự ủng hộ chính nghĩa của bà ấy và gia đình, cả hai người con trai của bà đều kết hôn mà không phải tốn nhiều tiền (ở Trung Quốc, theo phong tục, nhà trai phải trả một khoản tiền thách cưới lớn cho gia đình cô dâu). Sau này mỗi người đều có một cậu con trai để nối dõi tông đường.

Vài năm trước, người hàng xóm của tôi, chồng bà ấy và con trai thứ hai của bà đang dỡ bỏ ngôi nhà cũ của họ, thì một bức tường bất ngờ đổ sập xuống và đè lên người chồng bà ấy. Vì bức tường quá lớn, nên họ không thể xác định được vị trí của ông ấy hoặc nghe thấy bất kỳ phản hồi nào từ ông khi họ gọi tên ông.

Bà ấy bỗng nhớ ra tôi đã bảo bà ấy niệm câu chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” trong lúc nguy cấp. Vậy là bà liền ngồi xuống và bắt đầu niệm. Ngay giây tiếp theo, họ đã nghe thấy tiếng chồng bà ấy kêu cứu. Không cần bất kỳ dụng cụ nào, con trai bà ấy chỉ dùng tay không đã có thể dễ dàng xé toạc tấm nhựa ba lớp dày cộp để giải cứu cha mình. Ông ấy không không hề bị thương. Toàn thể gia đình họ vô cùng biết ơn Sư phụ của Đại Pháp vì đã cứu mạng ông ấy.

Đắc phúc báo có được cháu trai vì bảo vệ hai học viên Pháp Luân Đại Pháp

Con dâu của bà Tú Cẩn ở trong thôn đã có một bé gái, nhưng vài năm trôi qua cô ấy không mang thai trở lại. Họ đã đi thăm khám nhiều bác sỹ nhưng không có kết quả.

Cuối năm 2016, khi Tú Cẩn đang làm áo bông cho cháu gái thì một số cán bộ thôn đến và hỏi bà ấy có nhìn thấy hai học viên Pháp Luân Đại Pháp không. Bà ấy trả lời là mình không thấy.

Sau khi các cán bộ kia rời đi, người con dâu nói với bà rằng có hai học viên đang trốn ở trong nhà của họ. Các học viên nói với Tú Cẩn rằng họ đang phân phát một số tài liệu chân tướng trong thôn thì các cán bộ đó nhìn thấy họ. Họ đã hỏi bà cho họ ở lại thêm một chút nữa, cho đến khi “trời yên bể lặng” thì họ sẽ rời đi.

Sau đó, hai học viên đã giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp cho Tú Cẩn và con dâu của bà. Họ nói rằng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn là do người của Giang Trạch Dân dàn dựng để lừa người, nhằm mục đích tiêu diệt các học viên Pháp Luân Đại Pháp, và tội ác khủng khiếp của việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các học viên còn sống của ĐCSTQ. Từ đó, bà Tú Cẩn hiểu được lý do tại sao các học viên Pháp Luân Đại Pháp luôn kêu gọi mọi người thoái đảng, vì điều đó thực sự đã cứu mạng họ và ngăn họ bị bồi táng theo đảng.

Tú Cẩn đề nghị lái xe chở hai học viên ra khỏi làng đến đường lớn.

Một tháng sau, hai học viên quay lại và tặng bà ấy một số bức tranh Tết với chủ đề “em bé may mắn” (cát tường oa oa). Tú Cẩn rất thích nó và treo một bức ở trong phòng của con dâu.

Sau Tết, con dâu bà có thai và sau đó hạ sinh một bé trai kháu khỉnh.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/14/行善济人-积德改命-444922.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/5/202111.html

Đăng ngày 21-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share