Bài viết của Vương Thiện Chân, một người dân ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-06-2022] Tôi năm nay đã ngoài 60 tuổi, tuy vẫn chưa tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng tôi tin vào Đại Pháp. Tôi biết rằng Đại Pháp có thể giúp tôi khỏi bệnh và cải thiện sức khỏe. Tôi còn biết rằng Đại Pháp là chính Pháp đại Đạo, dạy người ta làm người tốt. Vì thế, tôi thích đọc các tài liệu giảng chân tướng mà các đệ tử Đại Pháp phát tặng, trong đó kể rất nhiều câu chuyện về những người tốt đã được ban phúc lành như thế nào.

Đọc nhiều tài liệu giảng chân tướng, tôi bất tri bất giác cũng phát sinh nhiều biến hóa: tâm tôi rộng mở hơn, càng thiện lương hơn, và biết nghĩ cho người khác trước. Tôi giữ mối quan hệ hòa hảo với người thân và hàng xóm láng giềng. Đặc biệt là trong việc phụng dưỡng mẹ chồng, tôi không hề phàn nàn một câu nào với anh chị em, mà ở bên tận tâm chăm sóc cho người mẹ chồng già cả bị mắc hội chứng suy giảm trí nhớ. Bởi vậy, người nhà và bà con lối xóm đều kính trọng và khen ngợi tôi.

Gia đình chồng tôi có sáu anh chị em, anh ấy là con cả, dưới anh ấy có một em trai và bốn cô em gái. Mẹ chồng tôi rất thiên vị cô út Văn Văn và để lại cho cô út tất cả tài sản của gia đình, bao gồm một ngôi nhà, khoản trợ cấp tiền nhà trị giá 140.000 nhân dân tệ và tất cả tiền tiết kiệm mà mẹ chồng tôi tích cóp được. Vì thế, ngoại trừ vợ chồng tôi, tất cả những người con khác của bà đều từ chối chăm sóc bà.

Lúc mẹ chồng tôi được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ, Văn Văn cùng vợ chồng tôi thay nhau chăm sóc cho bà. Văn Văn đứng ra nhận tất cả tiền viện trợ cùng với thực phẩm mà chính quyền địa phương phát cho mẹ chồng tôi hàng tháng. Khi đến phiên chúng tôi chăm sóc, vợ chồng tôi phải tự lo liệu tất cả chi phí sinh hoạt, bao gồm cả cả hóa đơn y tế nếu mẹ chồng tôi ốm đau.

Em trai chồng tôi tỏ ra bất mãn vì thấy mẹ mình chỉ ưu ái mỗi Văn Văn. Chú ấy quyết định không nhìn mặt bà và không thăm hỏi gì mẹ của mình trong suốt hơn mười năm. Mẹ chồng tôi rất nhớ chú ấy, bà liên tục gọi tên con mình. Tôi cảm thấy tội nghiệp và đưa bà ấy đến gặp chú ấy, nhưng chú ấy chẳng đoái hoài và tỏ thái độ như thể bà ấy là một người xa lạ. Tôi càng thấy xót xa hơn cho bà ấy.

Chồng tôi thì đố kỵ với Văn Văn. Tôi khuyên nhủ anh ấy rằng sẽ không tốt nếu cứ mãi để tâm đến chuyện này. Tôi bảo: “Người đang làm trời đang nhìn, và trong cái rủi có cái may. Phận làm con thì mỗi người đều phải làm trọn đạo hiếu. Người khác không chăm sóc cho ông bà cha mẹ, chúng ta cũng không thể so đo và theo đó mà bắt chước. Chăm sóc cha mẹ là bổn phận của con cái. Em làm dâu còn không phàn nàn gì, thì cớ chi anh cứ phải cằn nhằn mãi chuyện này?”

Chồng tôi thấy tôi nói có lý nên nguôi giận và không còn phàn nàn nữa, nguyện ý phụng dưỡng mẹ mình.

Trong suốt bốn năm qua, mẹ chồng tôi mặc dù bị sa sút trí tuệ nên thỉnh thoảng gây ra không ít phiền toái cho chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn luôn chăm sóc bà chu đáo. Kể ra cũng có chút kỳ quái, mẹ chồng tôi ngoài việc tinh thần thất thường ra thì không mắc bất kỳ bệnh gì. Gần đây bà luôn khỏe mạnh và không phải đi viện. Khi chúng tôi bận ra ngoài làm việc, bà ở yên trong nhà một mình và không xảy ra bất cứ chuyện gì.

Trong khi đó, việc kinh doanh vải của chúng tôi rất phát đạt, mặc dù năm nay các cửa hàng khác kinh doanh cùng mặt hàng với chúng tôi làm ăn sa sút. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ thuận lợi. Hàng xóm của chúng tôi đều ngưỡng mộ chúng tôi và nói: “Đúng là làm điều tốt thì luôn đắc được thứ tốt”.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/13/444844.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/10/202187.html

Đăng ngày 24-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share