[MINH HUỆ 25-2-2007] Arhus, thành phố Đan Mạch lớn hàng thứ nhì, gần đây định chấm dứt thân hữu với Cáp Nhĩ Tân, thủ đô tỉnh Hắc Long Giang tại Trung Quốc. Lý do là Arhus đã khám phá ra rằng hồ sơ bức hại nhân quyền tại Cáp Nhĩ Tân là tệ nhất. Đó là nơi mà các tội ác đối với các học viên Pháp Luân Công là nghiêm trọng nhất, kể cả việc mổ cắp nội tạng của các học viên còn sống Pháp Luân Công. Điều này đã tạo ra những ảnh hưởng tối đa. Tương lai của hai thành phố đã trở nên một đề tài chú ý của mọi người.

Tại Arhus, tất cả các kênh truyền thông đều báo cáo một cách rộng rãi và đầy đủ sự bức hại nhân quyền xảy ra tại Trung Quốc. “Jutland Post”, tờ báo lớn nhất tại Đan Mạch mà văn phòng chính đặt tại Arhus, và các đài truyền hình, truyền thanh và báo chí địa phương đã đăng tải nhiều bản tin và bình luận dài nói về các tội ác phạm phải, về sự bức hại nghiêm trọng các nhân quyền và sự gặt hái nội tạng người còn sống đang xảy ra tại Trung Quốc và Cáp Nhĩ Tân. Sau đây là bản tóm lược:

Lạnh nhạt quan hệ với Cáp Nhĩ Tân

Ngày 9 tháng hai, ”Jutland Post” đăng một bài tựa đề “Mối quan hệ bất ổn định giữa hai thành phố hữu hảo”. Nó bắt đầu như sau:
Chỉ vì sự thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989 mà Arhus đã lạnh nhạt quan hệ của nó với thành phố hữu hảo của nó tại Trung Quốc. Nicolai Wammen, thị trưởng của Arhus nói: “Ngày nay, nếu sự đàm phán về nhân quyền tại Trung Quốc bị vi phạm đưa đến kết quả là kết thúc quan hệ giữa Arhus và Cáp Nhĩ Tân, thì điều này chỉ là lịch sử tái diễn. Ngay khi sự thảm sát Thiên An Môn xảy ra, Arhus đã ngưng quan hệ với Cáp Nhĩ Tân. Chỉ đến 1993 và 1994 mà dưới đề nghị của Bộ Ngoại Giao Đan Mạch hai thành phố đã tái lập mối quan hệ.”

Đến 1983, thể theo lời đề nghị của Uffe Ellemann Jensen, lúc bấy giờ là Bộ trưởng bộ ngoại giao, Arhus thành lập thân hữu với Cáp Nhĩ Tân tại Trung Quốc ngày 2 tháng 5 năm 1984. Từ đó, hai thành phố có nhiều thăm viếng qua lại. Cuộc thăm viếng sau cùng là vào tháng giêng năm nay. Cùng với nhiều thành viên khác, Flemming Knudsen, một uỷ viên hội đồng thành phố phụ trách về văn hoá, đã tham gia “Hội chợ Điêu khắc trên nước đá” được tổ chức tại Cáp Nhĩ Tân ngày 23 tháng giêng.

Nhưng cũng cùng ngày đó, 23 tháng giêng, “Mạng lưới Nhân quyền Trung Quốc”, một tổ chức phi chính phủ, đã viết một lá thư cho Thị trưởng Arhus yêu cầu ông ta để ý đến vấn đề vị phạm nhân quyền tại Cáp Nhĩ Tân thể theo tin tức mà tổ chức có được. Bức thư được ký tên bởi Christoffer Brekne, cũng là liên lạc viên Pháp Luân Công.

Bức thư chỉ ra số lượng học viên Pháp Luân Công bị giam cầm trong các trại lao động cưỡng bách tại Cáp Nhĩ Tân, cách mà họ bị tra tấn và sự kiện nội tạng bị gặt hái từ những người còn sống tại nơi đó.

Cuộc bức hại không thể chấp nhận được

Thể theo những nhân chứng cung cấp bởi “Mạng lưới Nhân quyền Trung Quốc”, nhiều tội ác phạm phải tại Cáp Nhĩ Tân là đặc biệt tàn ác. Các nhân chứng này chỉ ra rằng các học viên Pháp Luân Công đang bị tra tấn và giết chết bằng nhiều phương cách, như là giết họ bằng tra tấn, hãm hiếp, và châm điện. Điều này được ghi trong lá thư gửi ông Thị trưởng. Đồng thời, “Mạng lưới Nhân Quyền Trung Quốc” cũng viết nhiều lá thư cho chính khách trong nhiều hội đồng chương trình thành phố. Điều này đã khơi lên sự chú ý của các chính khách cánh tả của Chính quyền Thành phố, là đảng đang nắm quyền tại Đan Mạch và đảng Tự do. Họ đã yêu cầu Thị trưởng điều tra sâu đậm các tố giác này xem chúng có thật không.

Bunyamin Simsek, một phát ngôn viên của cánh tả, nói rằng, “Chúng tôi phải liên lạc với chính quyền và các tổ chức mà biết nhiều hơn về vấn đề này. Nếu họ có thể, đến một mức độ nào, xác nhận các điều độc ác ghi trong thư, thì chúng tôi sẽ phải có phản ứng.” Bunyamin Simsek hy vọng rằng Thị trưởng Arhus sẽ nói lên vị thế của chính quyền Arhus đối với điều kiện nhân quyền tại Trung Quốc. Ông nhấn mạnh là đảng cánh tả không thể chấp nhận việc bức hại những người dân hoà bình và tốt lành và tổ chức của họ.

Ngày 10 tháng hai, tờ “Jutland Post” tại Arhus đăng một bài tựa đề là “Hữu hảo thành thị, các chính khách đòi hỏi có sự tố giác thể theo sự tra tấn mà cuộc điều tra đã khám phá ra”.

Các viên chức chính phủ Arhus rất xúc động bởi sự tố giác cho rằng tra tấn và nhất là cuộc gặt hái nội tạng từ các học viên còn sống Pháp Luân Công đã xuất hiện tại Cáp Nhĩ Tân, thành phố hữu hảo của họ. Nếu các tố giác này là có thật, có nhiều quan điểm khác nhau về cách Arhus phải phản ứng.

Một số chính khách nghĩ rằng nếu các tố giác này là có thật dù ở bất cứ cấp độ nào, thì Arhus phải ngay tức thời chấm dứt giao thiệp với Cáp Nhĩ Tân. Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng họ phải tạo áp lực trên chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Rabin Azad Ahmad của Đảng (Radical) nói rằng, “Nếu sự trong sạch cá nhân của bạn chư vị không tốt, chư vị không thể chỉ nói, ‘Tôi không nói chuyện với anh nữa.’ Đầu tiên, một người bạn chân thật là phải cố hết sức để ảnh hưởng phía bên kia. Cũng vậy khi chúng ta thành lập thân hữu với một thành phố, chúng ta cũng phải làm như vậy.” Ông ta nói: “Dĩ nhiên, chúng ta cần có phản ứng đối với tố giác như vậy. Chúng ta cần điều tra chúng và chúng ta cần liên lạc với các nhà cầm quyền Trung Quốc. Nếu các tố giác này là có thật, thì chúng ta không thể chấp nhận chúng. Nếu như họ (ĐCSTQ) vẫn còn làm theo ý họ, thì chúng ta phải lạnh nhạt quan hệ với họ. “

Bunyamin Simsek, phát ngôn viên của các chính khách cánh tả nói rõ rằng đảng của ông đòi hỏi một cuộc đối thoại với Cáp Nhĩ Tân. Khi có sự đòi hỏi làm một cuộc điều tra về vấn đề này ngày 8 tháng hai, Thị trưởng nói: “Nếu các tố giác này là có thật, sau khi có cuộc đối thoại với họ, mà nếu họ vẫn còn không muốn sửa đổi, thì chúng ta phải nói với họ rằng chúng ta không thích có một thành phố hữu hảo mà nhân quyền căn bản không được xem như là một tiêu chuẩn. Chúng ta có thể đề ra một số yêu cầu rằng mà chúng ta chờ đợi ở sự hợp tác. Chúng ta sẽ nói rõ ràng hơn các giá trị của chúng ta.”

Thị trưởng đưa ra một yêu cầu điều tra vấn đề

Nicolai Wammen, Thị trưởng, đã đưa ra lời yêu cầu điều tra vấn đề này với Bộ Ngoại Giao. Đồng thời, ông có bàn với Flemming Knudsen, người phụ tá của ông với một viên chức cao cấp, mà phụ trách về văn hoá. Vị này vừa mới thăm viếng Cáp Nhĩ Tân.

Flemming Knudsen nói, “Đây là những lời tố giác rất nghiêm trọng. Nếu chúng là có thật, chắc chắn là tôi sẽ không đi Cáp Nhĩ Tân nữa. Nếu tất cả những điều này được chứng minh là họ đã dẫm lên nhân quyền, thì chúng ta phải chấm dứt quan hệ với họ. Chúng ta không thích có một thành phố mà nhân quyền bị vi phạm làm hữu hảo.”

Marc Perera Christensen của Đảng Bảo thủ nghĩ rằng vấn đề này khiến người ta rất ưu tư:
“Cả nếu các tố giác này chỉ là một hơi khói, nhưng nếu chỉ một phần nhỏ của chúng là có thật, thì nó đáng cho chúng ta bàn đến chúng ta có nên giữ nó là thành phố hữu hảo của chúng ta hay không. Nếu các sự kiện ghê gớm như vậy đã xảy ra tại Cáp Nhĩ Tân, thì chúng ta không thể lấy nó làm thành phố hữu hảo của chúng ta. Nếu không, làm sao chúng ta có thể đối mặt với thị dân của chúng ta và các người Trung Quốc mà đã thoát thân ra khỏi chính quyền độc tài và nhận Arhus làm nhà của họ? Làm sao chúng ta có thể tự biện hộ có lý trí cho mình được?” Bà khuyến khích Chính quyền Thành phố đặt vấn đề lên bàn để có được một số sáng tỏ về sự thật.

Bà ta nói: “Chúng ta phải hợp tác với các tổ chức mà theo dõi Trung Quốc, như là Tổ chức Ân xá Quốc tế, Hồng Thập Tự, và với các Tổ chức Quốc tế Cứu trợ mà đang chú ý đến những vấn đề như là tra tấn và nhân quyền. Nếu vấn đề này là có thật, chúng ta sẽ xét lại mối quan hệ của chúng ta. Ví dụ, chúng ta sẽ không lấy Cáp Nhĩ Tân làm thành phố hữu hảo nữa. Nhưng chúng ta sẽ tiếp tục đặc biệt chú ý đến nó.”

Chuẩn bị lạnh nhạt quan hệ với thành phố hữu hảo

Nói đến vấn đề Trung Quốc, Niels Brammer của Đảng (Demos) nói rằng ông không ngạc nhiên về các tố giác này. Ông đã chuẩn bị một khi Bộ Ngoại Giao có thể xác nhận các tố giác này, thì ông sẽ để qua một bên quan hệ thành phố hữu hảo. “Nếu chúng là có thật, tôi sẽ lấy một kết luận rất mau lẹ. Hai thành phố chúng ta không thể tiếp tục bất cứ mối quan hệ nào. “

Đồng thời, Dorthe Laustsen, một cố vấn mà phụ trách về người già, cũng chuẩn bị chấm dứt thân hữu giữa hai thành phố. Bà ta nói: “Điều thật quan trọng là Arhus không thể kết nối cái tên của nó với một thành phố như vậy. Nếu như cuộc bức hại là có thật, tôi không nghĩ là chúng ta nên ủng hộ một sự việc như vậy. Vì vậy, kết quả sẽ là: Chúng ta sẽ ngưng một mối quan hệ như vậy.”

Báo cáo độc lập của hai người Canada đã khơi lên sự chú ý của dân chúng

Bản báo cáo về tố giác gặt hái nội tạng của học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc bởi một nhà cựu Bộ trưởng Chính phủ Canada và một luật sư nhân quyền đã khơi lên sự chú ý của toàn thế giới.

Bản báo cáo kết luận:
“Dựa trên những gì chúng tôi biết được ở ngày nay, chúng tôi đã đi đến cái kết luận đáng tiếc là sự tố giác là có thật. Chúng tôi tin rằng đã có và còn tiếp tục đến ngày nay những sự cắt lấy với số lượng lớn nội tạng của các học viên Pháp Luân Công không đồng ý. “

“Chúng tôi đã kết luận rằng chính phủ Trung Quốc và các cơ quan của nó tại nhiều nơi trên đất nước, nhất là các bệnh viện nhưng cũng có các trung tâm cầm tù và ‘toà án nhân dân’, từ 1999 đã làm chết một số lượng lớn nhưng không biết bao nhiêu những tù nhân lương tâm Pháp Luân Công. Các nội tạng thiết yếu của họ, kể cả tim, thận, gan và cách mô, là bị đồng thời ép buộc cắt lấy để bán với giá cao, có lúc là cho người ngoại quốc, mà thông thường phải chờ đợi lâu dài các tặng tạng tự nguyện như vậy tại đất nước của họ.”

“Có bao nhiêu nạn nhân mà trước hết đã bị bắt vì một tội phạm nào đó, nghiêm trọng hay không, tại những toà án chính thức, chúng tôi không thể ước độ được vì tin tức như vậy hình như không có tồn tại tại quốc nội Trung Quốc hay ngoại quốc. Chúng tôi nhận thấy hình như nhiều cá nhân thuộc về một tổ chức hoà bình tự nguyện đã bị làm cho trở thành bất hợp pháp cách nay bảy năm bởi Chủ tịch Giang vì ông nghĩ rằng nó có thể đe doạ sự trị vì của Đảng Cộng sản của Trung Quốc đã bị thật sự xử tử bởi những nhà y khoa để lấy nội tạng của họ.”

“Kết luận của chúng tôi là đến không từ một loại chứng cớ mà thôi, mà là từ sự vá víu cùng nhau tất cả các chứng cớ mà chúng ta nghiên cứu. Mỗi mảnh của chứng cớ mà chúng ta nghiên cứu là tự nó có thể chứng minh được và phần đông là không thể chối cãi. Để chung nhau, chúng vẽ ra một bức hình ghê gớm trọn vẹn. Chính là sự kết nối chúng với nhau đã thuyết phục chúng tôi.”

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/2/25/149678.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/3/11/83431.html

Đăng ngày 14-03-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share