Bài viết của phóng viên Minh Huệ Yang Siyuang, Xueli và Wu Jingsi

[MINH HUỆ 9-3-2007] Thể theo một bài viết đăng trên mạng lưới Minh Huệ (bản Hoa ngữ Minghui) ngày 23 tháng hai 2007, Toà án Tân quận Pudong của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Thượng Hải đã kêu án bất hợp pháp học viên Hồng Kông cô Zeng Aihua đến 3 năm tù giam. Toà án cung cấp hồ sơ của cô Zeng cho luật sư bị cáo chỉ ba ngày trước ngày xử án, và không cho phép luật sư cãi cho cô Zeng trước khi kêu án. Công An Thượng Hải và nhân viên Phòng 610 sợ rằng tin tức này sẽ bị phơi bày. Để cản trở mọi người biết đến nó, họ nghe lén và ghi âm điện thoại cầm tay của luật sư ba ngày trước ngày xử án, cho đến ngày mà bài viếtt này đầu tiên được đăng (năm ngày sau). Họ cũng can nhiễu với tiếng reng của điện thoại của ông ta, như vậy khiến cho báo chí không thể phỏng vấn luật sự. Điện thoại tại nhà và điện thoại cầm tay của gia đình cô Zeng tại nhà tại Thượng Hải cũng bị bí mật theo dõi. Sau sự xử án, chính quyền cố tình gây tiếng động trên điện thoại, để nhắc cho gia đình cô biết về sự theo dõi này. Sự theo dõi điện thoại này cả liên can đến gia đình bên chồng của cô Zeng tại tỉnh Phúc Kiến.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công không chỉ bao gồm sự tra tấn cực hình, mà còn cả sự bóp méo luật pháp để luật sư không thể bào chữa cho học viên Pháp Luân Công.

Luật sư không thể nộp đơn vô tội

Ông He Lizhi, một học viên Pháp Luân Công mà đã được cứu thoát vào tháng năm 2004 và đã trốn thoát đến Canada, đã nói: “Khi tôi bị cầm tù, vợ tôi tìm một luật sư cho tôi. Sau này luật sư nói với vợ tôi rằng ông ta không thể bào chữa cho tôi, vì ông đã bị lấy mất giấy phép hành nghề. Ông ta đã nộp một đơn vô tội cho một học viên Pháp Luân Công khác trước trường hợp của tôi, và sau đó, ông ta không được tái cấp giấy phép hằng năm hành nghề luật sư. Vì vậy, ông ta không còn là luật sư nữa.”

Vợ ông He nói chuyện với một luật sư khác. Luật sư này có văn phòng tại Bắc Kinh nhưng gia đình ông ta ở tại thành phố quê nhà của ông ta. Sau khi luật sư chấp nhận bào chữa cho Ô. He, các cảnh sát nơi thành phố quê nhà của ông ta đã đi đến nhà của ông ta và điều tra xem ông ta có liên hệ gì với các học viên Pháp Luân Công hay không. Một lần, luật sư gặp vợ ông He và bà ta yêu cầu ông ta giao một lá thư cho ông He. Sau buổi gặp gỡ, chiếc xe hơi của ông ta bị đánh cắp, và qua ngày sau, chiếc xe được trả lại. Không có gì trong xe bị mất cắp, trừ lá thư của vợ ông He. Luật sư biết rằng cảnh sát đã do thám ông. Vì an ninh của ông và gia đình của ông, ông nói với vợ ông He là ông rất tiếc nhưng không thể bênh vực cho ông He.

Luật sư công lý bị bức hại

Các luật sư mà đã nói lên công lý cho các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại. Ông Cao Trí Thịnh (Gao Zhicheng), một luật sư nhân quyền, đã làm một loạt điều tra về các trường hợp các học viên Pháp Luân Công. Ông viết cho các viên chức cao cấp trong ĐCSTQ ba lần, và đăng lên cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vì điều này, Ông Cao và gia đình đã bị đặt dưới sự theo dõi 24/24 trong 280 ngày. Vào tháng tám 2006, ông Cao đã bị bắt và giam bất hợp pháp. Gia đình của ông ta bị theo dõi và bị đánh bởi cảnh sát sau khi ông bị giam. Hiện nay ông Cao vẫn còn bị theo dõi sát bởi ĐCSTQ.

ĐCSTQ phạm pháp

Chu Wanchi, một luật sư nhân quyền tại Đài Loan và Giám đốc Thừa hành của Hội Luật sư Nhân quyền tại Á châu nói: “Nếu an ninh và nhân quyền của luật sư mà bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công không thể được bảo vệ, thì làm sao họ có thể bảo vệ các nhân quyền của nhóm Pháp Luân Công ? Làm sao họ có thể bảo vệ nhân quyền của người dân cho được?”

Cô Chu chỉ ra rằng ĐCSTQ vi phạm Hiến pháp Trung Quốc. “ĐCSTQ đã làm một quyết định chính trị đầu tiên. Trước ngày 20 tháng bảy 1999, Giang và đồng đảng của y đã quyết định bức hại Pháp Luân Công, sau đó, chúng đã làm một số luật chính trị để ủng hộ cuộc bức hại đó. Các luật chính trị đó vi phạm điều Năm của Hiến Pháp, mà bảo vệ các nhân quyền căn bản của người dân. Vì vậy, chúng tôi không nghĩ rằng các ‘luật lệ’ đó là hợp pháp. Vào tháng mười 1999, Quốc Hội Nhân dân đã thông qua một đạo luật chống tà giáo. Nhưng cả về mặt hình thức của đạo luật đó, Pháp Luân Công cũng không bị định nghĩa như là tà giáo. Sự thật là ĐCSTQ điều khiển toàn guồng máy quốc gia, kể cả hệ thống tuyên truyền, thông tin, hệ thống trại lao động, quân đội, hệ thống giáo dục và v.v. để bức hại bất hợp pháp Pháp Luân Công.”

Có luật không có nghĩa là một đất nước đó là dưới sự điều hành của luật pháp

Cô Chu chỉ điểm ra rằng có luật không có nghĩa là đất nước đó là nằm dưới sự điều hành của luật pháp. Cô nói: “Nếu không có công lý và guồng máy công bằng để thi hành luật pháp, và nếu các luật pháp là bị sử dụng như khí cụ bởi các nhà độc tài, vậy các nhà độc tài có thể điều động luật để bức hại người dân mà có tiếng nói khác.”

Cô Chu chỉ điểm ra rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là mục tiêu của vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Cô nói: “Trong thế kỷ thứ 21, khi nói về nhân quyền tại Trung Quốc, người ta phải chú mục về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lý do rất giản dị. Dù ĐCSTQ đã vi phạm nhân quyền trong nhiều năm, và có rất nhiều tài liệu như vậy về sự bạo tàn của ĐCSTQ, nhưng các tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công là đầy đủ nhất. Các chứng cớ và hiển nhiên của cuộc bức hại đã được cộng đồng nhân quyền quốc tế cho là đầy đủ nhất. Hơn nữa, cuộc bức hại vẫn còn đang hiện hành.”

Trách nhiệm của mỗi người

Cô Chu nói rằng: “Ngày 10 tháng mười hai 2006, Pinochet, cựu độc tài tại Chile, đã chết trước khi bị mang ra toà. Sau này, Saddam Hussein, một nhà độc tài khác, đã bị xử tử. Đó là trách nhiệm của mọi người để chấm dứt sự thống trị độc tài của ĐCSTQ.”

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/3/9/150462.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/3/14/83517.html

Đăng ngày 30-3-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share