[MINH HUỆ 17-3-2007] Từ ngày 20 tháng 5 đến 27 tháng 5, 2007, Đài truyền hình Tân Đường Nhân sẽ tổ chức Cuộc Thi tuyển Vũ Dân tộc Cổ truyền Trung Quốc Toàn cầu, mà sẽ được trình chiếu sống trên đài truyền hình Tân Đường Nhân. An Lôi (Lei Yin), phát ngôn viên cho hội đồng tổ chức cuộc thi tuyển, nói rằng họ hy vọng sự ngưỡng mộ và hiểu biết về vũ múa Trung Quốc cổ truyền sẽ tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới.

An Lôi (Lei Yin) nói: “Chúng tôi hy vọng rằng cuộc thi tuyển này sẽ giúp phổ biến và phát triển múa vũ Dân tộc cổ truyền Trung Quốc trên thế giới, đồng thời làm cho thế giới Phương Tây hiểu rõ về văn hoá thần truyền lại của Trung Quốc, và phát huy nghệ thuật chính thống của Trung Quốc.

“Quan trọng hơn cả, chúng tôi hy vọng rằng cuộc thi tuyển sẽ là một sân khấu cho tất cả các vũ công điêu luyện của Trung Quốc ra mắt trước thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng sau khi tham dự Chương trình Văn nghệ Tết nguyên đán Rực rỡ và cuộc thi tuyển Dân tộc Cổ truyền Trung Quốc sẽ trở thành một hướng đi mới cho văn hoá thế giới”.

Theo Minh Huệ bắt đầu từ năm 2004, đài truyền hình Tân Đường Nhân bắt đầu trình diễn Chương trình Văn nghệ Tết nguyên đán. Mới đây, chương trình văn nghệ năm 2007 trình diễn nhiều màn vũ cổ truyền Trung Quốc mô tả những câu chuyện thần truyền lại được mọi người yêu thích. Cùng với những vũ phục lộng lẫy, âm nhạc tuyệt vời, sân khấu, dựng cảnh tuyệt đẹp, Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán đã thành công mang lại nét đẹp văn hoá cổ truyền Trung Quốc mà không bị nhuốm màu máu của văn hoá đảng Cộng sản Trung Quốc. Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán tạo nên một sự hứng khởi to lớn trong giới dư luận, giới nghệ thuật và công chúng, và đã đón nhận được nhiều lời ca ngợi. Dưới đây là một vài nét đặc thù của các màn vũ trong Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán năm 2007.


Múa “Tiên nữ”


Múa “Tiếng trống vang lừng”


Múa “Sơn Tuyết, Bạch Sen”


Múa “Lòng trung thành của Nhạc Phi (Nhạc Phi)”


Trong màn múa, “Giấc mơ Đôn Hoàng “, một nhà điêu khắc nhận được lòng ngưỡng mộ của thần

Ông Yin nói rằng Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán vòng quanh thế giới tạo nên một sự ngưỡng mộ tại từng thành phố mà có trình diễn và nhiều người rất xúc động bởi sự uyên thâm của văn hoá Trung Quốc. Ví dụ, dư luận Nhật bản khen ngợi sau khi tham gia Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán “Đài truyền hình Tân Đường Nhân phổ biến một văn hoá được thần truyền bằng cách sử dụng kỹ thuật hiện đại và điều này đánh dấu cho sự bắt đầu của kỷ nguyên mới”

Theo ông Yin, sau khi xem Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán, công chúng trên thế giới khen ngời rằng họ chưa bao giờ xem một chương trình rất nghệ thuật và phong phú như thế.

“Từ điều này, chúng tôi thấy nhu cầu và hiểu biết chưa đầy đủ về văn hoá chân truyền Trung Quốc. Vì thế, đài truyền hình Tân Đường Nhân muốn tổ chức một cuộc Thi về Vũ Cổ truyền Trung Quốc để phổ biến thêm nền văn hoá thần truyền của Trung Quốc và để mọi người được thưởng thức các nghệ thuật múa vũ của Trung Quốc”

Dưới đây là cuộc phỏng vấn được tổ chức bởi Minh huệ và ông An Lôi (Lei Yin):

Phóng viên: Ông vừa nói rằng có sự thiếu sót về văn hoá cổ truyền Trung Quốc. Có khó để xác định và tuyển chọn các tài năng này?

Lei Yin: Theo sự hiểu biết của chúng tôi, có rất nhiều vũ công Trung Quốc đang sống nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là đang dạy về biểu diễn nghệ thuật. Ngoài ra, có chừng 80, 000 học sinh tốt nghiệp từ các trường nghệ thuật tại Trung Quốc hằng năm. Một trong những ý nguyện của cuộc thi tài này là để dành cho những nghệ nhân này một sân khấu để cho họ trổ tài trước thế giới.

Phóng viên: Có phải ý của ông là đài truyền hình Tân Đường Nhân có thể cung cấp cho họ cơ hội để họ có dịp trổ hết tài nghệ của họ không?

An Lôi (Lei Yin): Vâng. Vũ cổ truyền Trung Quốc đòi hỏi nhiều hơn là kỹ năng. Rất nhiều vũ công chuyên nghiệp tốt nghiệp tại Trung Quốc rất tài năng và có nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, vì đạo đức suy đồi tại Trung Quốc và giá trị về dàn dựng rất giới hạn trong phương diện đạo đức, cũng như sự can nhiễu của văn hoá Cộng sản, những màn trình diễn tại Trung Quốc thường diễn tả về đấu tranh, đen tối và cứng cỏi, và cho người xem những cảm giác khó chịu.

Ngược lại, sau khi xem Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán của đài truyền hình Tân Đường Nhân, rất nhiều người nói rằng họ cảm thấy rất thoả mái và tinh thần họ được nâng cao. Đây chính là sự khác biệt rất căn bản. Không giống như những nhà đạo diễn khác, các nhà đạo diễn và vũ công tại đài truyền hình Tân Đường Nhân có một đạo đức rất cao và họ hiểu được cái tinh tốt của văn hoá cổ truyền Trung Quốc, như là hài hoà với thiên nhiên và kính trọng các đấng giác ngộ, họ có thể diễn tả rõ ràng những yếu tố quan trọng này mà những yếu tố này bị bãi bỏ trong các chương trình nghệ thuật thông thường.

Phóng viên: Ông có thể cho biết nhiều hơn về mối quan hệ giữa sự lãnh hội đạo đức cá nhân và sự thành đạt của về nghệ thuật của họ?

An Lôi (Lei Yin): Được. Mọi người biết về lịch sử Trung Quốc biết rằng văn hoá cổ truyền Trung Quốc là một nền văn hoá thần truyền mà nó giáo dục con người kính trọng những bậc thần nhân. Ví dụ như, sự phổ biến của việc xem bói toán là vì mọi người hiểu được số mệnh con người là do sự xếp đặt của thần thánh. Cổ xưa, có rất nhiều câu chuyện thần thánh mà nó luôn luôn đề cao rằng chỉ có những người có đạo đức cao mới gọi là người. Sự thật, tổ tiên chúng ta đặt đạo đức rất cao trong đời sống họ.

Các nghệ nhân tại đài truyền hình Tân Đường Nhân hiểu rất sâu sắc về vấn đề này vì họ là những nghệ nhân đại tài và vì sự tu luyện cá nhân của họ. Hai yếu tố này hoà hợp với nhau trong khi họ biểu diễn một cách tự nhiên, là cho sự biểu diễn của họ không những chỉ tài nghệ mà còn có sự hoà nhập tâm hồn họ trong đó.

Phóng viên: Vì thế, có phải là đạo đức cũng là một tiêu chuẩn để tuyển lựa các tài năng trong cuộc thi tuyển này không?

An Lôi (Lei Yin): Mặc dầu điều này không đưa ra trong điều kiện của cuộc thi, một vũ công không thể thiếu sót đạo đức nếu họ muốn trình diễn mô tả một cách chân thật về văn hoá thật sự cho dù tài nghệ họ có cao đến đâu.

Phóng viên: Ông có thể cho biết thêm về cuộc thi tuyển không?

An Lôi (Lei Yin): Hội đồng giám khảo của cuộc thi bao gồm các nhà chuyên nghiệp về nghệ thuật trình diễn, như các nghệ sĩ đã và đang tổ chức các Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán cho đài truyền hình Tân Đường Nhân.

Lịch sử và giá trị của múa vũ cổ điển Trung Quốc.

Theo nhà đạo diễn Pi-Chuan Chen, một nghệ sĩ nổi tiếng về múa vũ cổ điển Trung Quốc, thì múa cổ điển Trung Quốc có một lịch sử lâu dài. Múa cổ điển Trung Quốc rất phong phú về nội dung, diễn tả những câu chuyện thần kỳ trong nhiều triều đại lịch sử, hay trong xã hội và các chủng tộc khác nhau. Những nghệ thuật cổ điển như hoạ, điêu khắc, chạm trổ và sách nghệ thuật là những kho tàng vô giá cho các nghệ sĩ hiện đại tuyệt tác về môn nghệ thuật cổ điển này. Ngoài ra, vào đầu thập niên 1950s, múa vũ cổ truyền Trung Quốc còn sử dụng các kỹ năng từ võ nghệ và múa ba lê nữa.

Tin tức thêm về cuộc thi tuyển


Bích chương về cuộc thi tuyển

Theo trang chính cho cuộc thi tuyển https://dance.ntdtv.com, thì thanh thiếu niên tuổi từ 14 đến 17, và người lớn tuổi từ 18 đến 40. Giải nhất nam, nữ của mỗi nhóm là 10, 000 US$; giải nhì cho mỗi nhóm là 3, 000 US$; giải ba là 1, 000 US$. Muốn biết thêm tin tức về cuộc thi tuyển, xin vào trang internet trên.

Cũng theo ông Lei Yin, vòng đầu, và vòng bán kết và chung kết của cuộc thi tuyển sẽ được tổ chức tại New York từ ngày 20 đến 27 tháng Năm. Ghi danh đã bắt đầu.
Ông Yin nói rằng “Đại diện cho ban tổ chức, tôi chân thành kính mời tất cả các vũ công có tài nghệ về múa cổ điển Trung Quốc tham gia vào đại thi tuyển này. Chúng ta, hãy cùng nhau phô bày trước thế giới những nghệ thuật cổ điển, thật thuần khiết, đẹp đẽ của Trung Quốc. Vì thế, chúng tôi hy vọng rằng tất cả các vũ công đại tài sẽ đến New York vào tháng Năm để biểu diễn.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/3/17/151008.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/3/18/83634.html

Đăng ngày 30-3-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share