Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 15-05-2022] Trước khi nghỉ hưu, tôi là giáo viên trung học. Bởi vì bệnh tật quấn khắp thân, chữa trị bao lâu vẫn không khỏi nên đến năm 1997 tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Trước khi tu luyện, tôi bị trúng độc khí ga nên cơ bên trái bị teo lại; lại còn bị bệnh thấp khớp nghiêm trọng v.v. Sau khi tu luyện, thân thể tôi nhanh chóng phục hồi. Cơ thịt nửa người bên trái bị teo nay đã phát triển bình thường trở lại, các mạch máu bị co rút nay duỗi thẳng trở lại; sự đau đớn do thấp khớp và các bệnh tật khác cũng đều nhanh chóng tiêu mất. Từ đó trở đi, tôi không còn phải đến bệnh viện nữa, cũng không phải tiêm hay uống thuốc.

Sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi minh bạch được mục đích của nhân sinh và đạo lý làm người. Trong cuộc đời phát sinh biến cố to lớn, tôi đối đãi với mọi người, mọi chuyện đều dùng Chân-Thiện-Nhẫn yêu cầu bản thân, tại nơi làm việc thì siêng năng công tác, không tranh danh cũng chẳng đoạt lợi. Đặc biệt là trong công việc của giáo viên chủ nhiệm, tôi dùng Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp chỉ đạo công tác lớp, thường xuyên kể cho các em học sinh nghe những câu chuyện về văn hóa truyền thống, coi các em như con của mình, quan tâm đến sự trưởng thành và việc học tập của từng em học sinh. Sự thiện lương trong phẩm chất của tôi đã tác động đến các em học sinh, khiến cả lớp học hiện rõ một bầu không khí tường hòa.

Bây giờ tôi xin kể một vài câu chuyện nhỏ trong đó

Tháng 9 năm 1999, tôi đảm nhận chức vụ chủ nhiệm lớp sáu. Không lâu sau, mẹ của một cậu bé tên Cao Phong đến trường gặp tôi. Cô ấy nói rằng với con trai cậu bé chỉ ở tạm trường chúng tôi vài ngày rồi sau đó liền chuyển đến trường cấp hai trọng điểm. Con trai cô ấy ở trường chúng tôi học tập chỉ là một bước chuyển tiếp.

Tuy nhiên con trai cô nói thế nào cũng không đồng ý chuyển trường, còn nói với cô rằng: “Mẹ, mẹ không biết cô chủ nhiệm của chúng con tốt như nào đâu, mẹ đến trường học xem xem cô giáo của chúng con thế nào đi, xem cô ấy tốt ra sao. Các bạn học cùng lớp con cũng tốt, con không chuyển trường đâu”. Bởi vì Cao Phong nhiều lần từ chối chuyển trường, chốc thoáng đã hơn một tháng trôi qua mà chuyển trường không thành. Vì vậy, mẹ của cậu bé liền muốn đến trường học tìm gặp tôi, xem xem tôi có năng lực gì mà khiến con cô ấy lưu lại nơi này. Sau khi trò chuyện cùng tôi, cô ấy vô cùng công nhận tôi, cũng đồng tình Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Cuối cùng, cô ấy rời đi với nụ cười mãn nguyện.

Ngày tôi dạy lớp 6 trường trung học cơ sở, mười mấy giáo viên danh tiếng của trường đã đến lớp tôi để dự giờ môn Ngữ văn. Trước khi lên lớp, tôi để các em học sinh đến phòng nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn để giúp giáo viên di chuyển ghế đẩu. Sau khi kê ghế vào lớp, các em học sinh lại chủ động đặt từng tấm đệm nhỏ lên ghế cho các giáo viên đến dự buổi học. Tôi không bảo học sinh làm việc này trước và cán bộ lớp cũng không yêu cầu các em làm vậy mà là các em tự lấy tấm đệm của mình rồi tranh nhau đặt lên ghế giáo viên.

Điều này đã khiến các giáo viên đến dự lớp tôi rất cảm động. Có giáo viên nói với tôi rằng: “Học sinh lớp chị đều giống hệt chị, tâm tính rất tốt”. Từ đó trở đi, miễn là có giáo viên đến dự lớp tôi thì đều có tấm đệm nhỏ để ngồi.

Một ngày nọ, cha mẹ của em nữ sinh tên Vương Tuyết Đình đến tìm tôi. Lúc họ nhìn thấy tôi, trông như giận dữ đùng đùng. Tôi liền biết rằng họ là nghe theo lời nói sai lệch của con gái rồi. Nữ sinh này rất thông minh, là do việc giao tài liệu học tập cho cô bé mà tôi đối với em có chút nghiêm khắc. Em ấy chịu không nổi, nên về nhà mách cha mẹ mình và nói là tôi không coi trọng em.

Tôi nói tình huống chân thực với cha mẹ em: Tôi làm thế nào để có thể giảng dạy cho em học sinh đứng đầu lớp, làm thế nào để thảo luận với giáo viên bộ môn để khiến thành tích của em ấy cải thiện tốt lên,v.v. Đối với thứ hạng của em nữ sinh này thì tôi nắm rõ trong lòng bàn tay. Tôi nói với cha mẹ em rằng: “Tôi phát hiện rằng con gái của anh chị rất có thiên phú, rất có tiềm năng. Nếu như có thể thi đỗ vào trường cấp ba tốt thì có thể thi đỗ đại học. Với tài năng của mình, cháu sẽ có tiền đồ phát triển, chúng ta hãy cũng nhau nỗ lực nhé”.

Bố mẹ cô bé nghe những lời này, vô cùng cảm động và rất hối hận về thái độ khi lúc đầu đến nói chuyện với tôi. Sau này, Vương Tuyết Đình tiến bộ rất nhiều. Có lần mẹ em nhìn thấy tôi vào lễ tốt nghiệp thì lại cảm ơn tôi một lần nữa.

Tôi đồng thời cũng coi trọng việc giảng dạy, cũng vô cùng coi trọng việc bồi dưỡng phẩm hạnh của học sinh. Bởi vì quan niệm đạo đức cả đời của một đứa trẻ thông thường đều là hình thành trong thời gian học trung học. Sự giáo dục về đạo đức ở giai đoạn này đối với các em học sinh là vô cùng trọng yếu. Tôi dẫn dắt các em làm người cần phải chân thành, thiện lương, nhẫn nại, và kể lại các câu chuyện của bậc thánh hiền thời cổ đại. Trong giảng dạy cũng trích dẫn những ví dụ, cũng có thể là những câu chuyện nêu gương về đạo đức.

Mỗi khi gặp các em học sinh làm lớp học bị trừ điểm [thi đua], tôi không bao giờ chất vấn các em hoặc lên phòng chính trị và giáo dục để tìm chuyện. Tôi nói với học sinh rằng: “Gặp vấn đề thì tìm ở bản thân, xem xem có phải là tự chúng ta đã làm không tốt và không đổ lỗi [cho người khác]”. Vì các em học sinh lớp tôi không quan tâm hay tranh chấp việc trừ điểm, nên kỷ luật và vệ sinh của chúng tôi hiếm khi được cờ đỏ (nhà trường sử dụng số lượng cờ đỏ để đánh giá kết quả công việc của giáo viên chủ nhiệm). Tuy nhiên, trong suy nghĩ của các giáo viên, họ vẫn cho rằng học sinh lớp tôi có phẩm chất cao và có kỷ luật tốt.

Theo tôi thấy, việc bồi dưỡng phẩm cách cho học sinh trọng yếu hơn so với danh dự của bản thân. Mặc dù danh dự của bản thân tôi bị tổn thất, những các em học sinh lại được thụ ích. Các em có được tấm lòng khoan dung, rộng mở. Đó là tài phú cả một đời của các em, là tương lai mà các em không thể đánh đổi bằng tiền bạc hay danh vọng và sẽ được thụ ích về sau này.

Tôi cũng thường tận dụng thời gian tự học trên lớp để cho những học sinh đã học tốt giảng bài cho các bạn khác, giải đáp những thắc mắc cho những học sinh không làm được bài. Như vậy, một là có thể bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp là các bạn học giúp đỡ lẫn nhau, đạt được mục đích “dạy đi đôi với học”. Đồng thời cũng rèn luyện thêm năng lực biểu đạt cho các em học sinh có thành tích học tập tốt. Để sau này các em tại nơi làm việc không còn bối rối khi đứng trước đám đông, tạo tâm thái bình tĩnh và bồi dưỡng kỹ năng tổ chức.

Trong lớp có một số em học sinh nam có thành tích học tập kém, trừ môn Ngữ văn ra hầu như thành tích các môn đều thấp như nhau. Tôi chưa từng đối xử lạnh nhạt với các em, thay vào đó còn khuyến khích các em rèn luyện kỹ năng thực hành. Như vậy thì vẫn có thể sống tốt trong tương lai nếu có kỹ năng. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Khi bàn ghế, đèn học trong lớp bị hỏng, tôi đều để các em sửa. Sau đó thì khen ngợi các em trước lớp, các em cũng rất vui vì đã đóng góp một phần công sức cho lớp học.

Mỗi lần họp phụ huynh, tôi đều khuyên các bậc phụ huynh của những em này không nên tạo áp lực quá lớn cho các con trong quá trình học tập, để các em phát triển về thể chất lẫn tinh thần và có thể tự mình trang trải cho cuộc sống sau này. “Cánh cửa này khép lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra”, “Ông Trời không tuyệt đường ai bao giờ”. Những phụ huynh này thấy tôi cũng quan tâm và chăm sóc cho con cái của họ và lắng nghe thêm những lời khuyên gợi mở của tôi thì tâm tình cũng trở nên thoáng đãng và rất cảm kích tôi. Trong số đó, cha mẹ của em Vương Trạng khi nói chuyện với bạn bè họ hàng đều hết lời khen ngợi tôi.

Tôi dẫn dắt các em học sinh theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn để lớp học tốt hơn, giúp các em gắn bó với nhau, không có hiện tượng đánh đập, chửi rủa hay trộm cắp; các em quan tâm lẫn nhau, giản dị và thiện lương. Bọn trẻ không muốn trở về nhà sau giờ học. Thành tích học tập của học sinh dần dần tiến bộ hơn, trong giờ học giữ trật tự, thầy cô khác rất yên tâm và hài lòng về các em. Bất kể là kỳ thi lớn hay nhỏ, hầu như đều không có em nào dùng tài liệu.

Có vài vị giáo viên nói: “Học sinh của X đó đều thiện lương như cô ấy, học sinh của lớp cô ấy mới thật giống là học sinh thật sự”. Một số giáo viên dạy môn phụ thường cảm khái nói: “Cả một niên khóa tám lớp thì có học sinh ở lớp năm(chỉ lớp của tôi) là khiến thầy cô không phải phiền lòng”.

Giáo viên dạy môn đại số lớp tôi có năng lực giảng dạy trung bình, và kỹ năng tổ chức lớp học chưa tốt lắm. Tôi đã hết lòng giúp đỡ cô ấy và nói với học sinh rằng cần tôn trọng tất cả các thầy cô giáo. Cô giáo dạy môn đại số này rất cảm kích tôi, nói rằng nhiều năm như vậy rồi chưa bao giờ hạnh phúc đến thế và thật may mắn khi được dạy chung lớp với tôi. Trong bữa tiệc cuối năm của cả trường, cô ấy đứng trên sân khấu hát một bài rồi nói rằng là vì tôi khiến cô ấy cảm thấy vui vẻ như vậy. Nhờ có sự nỗ lực chung giữa tôi và cô ấy, thành tích điểm trung bình môn đại số lớp tôi nổi bật chưa từng có.

Bao năm qua, một số giáo viên tổ chức lớp học cho học sinh của mình để kiếm tiền, và tôi cũng đã từng làm điều đó. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã ngừng làm như vậy. Tôi nói với các em học sinh rằng: “Sau này cô mãi mãi sẽ không mở lớp dạy thêm. Cô được trả tiền công thì nên dạy dỗ các em thật tốt. Nếu như mỗi tháng cô đều kiếm tiền từ các em thì cô phải tiêu như thế nào đây? Lương tâm của cô không cho phép”.

Bất kể là làm giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn, tôi đều kiên trì không dạy thêm lớp khác để kiếm tiền. Tôi là giáo viên tiếng Anh, là cốt cán trong các giáo viên trẻ và trung niên của thành phố; đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh trong trường nên việc chiêu sinh dạy học để kiếm tiền là điều rất dễ dàng. Một vị giáo viên chủ nhiệm trong lớp tôi dạy nói rằng: “Chị A này, mỗi tháng chị đã mất đi một vạn nhân dân tệ đấy”.

Tôi đối xử với các em học sinh đều như nhau, không nhận quà của phụ huynh học sinh. Đối với những vật phẩm mà phụ huynh cứ muốn gửi cho tôi thì tôi đều sẽ gửi trả lại. Các em học sinh và các bậc phụ huynh cũng đều biết rằng tôi không nhận quà tặng. Các bậc phụ huynh cảm thán nói: “Vị giáo viên như này hiện nay thật khó tìm thấy được”.

Năm 2006, học sinh do tôi dạy đã đạt giải nhất toàn đoàn khối lớp tám trong cuộc thi biên dịch tiếng Anh cấp quốc gia dành cho học sinh THCS. Cô hiệu trưởng đã khen ngợi tôi trong buổi họp giáo viên toàn trường nói rằng: “Cô A dạy học thật là tốt. Có phụ huynh nào cho cô ấy tiền không? Có gửi quà tặng không? Chẳng có ai cả”.

Năm 2009, tôi dạy môn tiếng Anh lớp 7 và không phải là giáo viên chủ nhiệm. Vị giáo viên chủ nhiệm của lớp này có lần xin nghỉ ốm trong nửa tháng nên nhà trường đã cử một giáo viên dạy môn sinh học làm chủ nhiệm tạm thời của lớp cô ấy. Con gái của cô giáo dạy môn sinh học cũng ở lớp này, còn là lớp trưởng trong lớp tiếng Anh tôi dạy.

Một ngày khi đến cuối tiết học, tôi bảo các em học sinh viết một đoạn văn tiếng Anh. Có một số em vẫn chưa viết xong nên tôi nói rằng: “Nếu các em chưa viết xong, thì đến lúc hoàn thành hãy nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm tạm thời”. Lúc này, con gái của giáo viên môn sinh học tên là Hân Hân đột nhiên đứng lên và nói: “Cô ơi, cô làm giáo viên chủ nhiệm tạm thời của lớp chúng em đi ạ”. Lời của cô bé chưa kịp dứt thì cả lớp náo nhiệt hô to kêu tôi làm giáo viên chủ nhiệm.

Có một em học sinh nam tên là Thiền Hội Giai đã chắp cả hai tay và cầu xin tôi: “Cô à, cô làm giáo viên chủ nhiệm của chúng em nhé! Cô làm giáo viên chủ nhiệm của chúng em nhé!” Các em học sinh khác cũng thỉnh cầu tôi làm giáo viên chủ nhiệm. Lúc này, tiếng chuông hết tiết vang lên, một em học sinh ngồi gần cửa lớp nhanh chóng đứng dậy thu dọn bàn học rồi ngăn không cho tôi ra ngoài. Các học sinh khác cũng lần lượt rời khỏi chỗ ngồi và vậy quanh tôi. Có em vỗ bàn, có em gõ cặp để tôi phải đáp ứng làm giáo viên chủ nhiệm của các em.

Tôi buồn một hồi. Lúc đó bởi vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên nhà trường đã cắt chức giáo viên chủ nhiệm của tôi. Tôi hết sức thuyết phục các em: “Các em à, đừng như vậy. Dù cho cô không làm giáo viên chủ nhiệm thì cũng vẫn sẽ có trách nhiệm với các em như thế. Một lát nữa các em còn có tiết học khác, còn có em học sinh cần đi vệ sinh nữa. Các em để cô ra ngoài nhé!”

Tôi không phải là giáo viên chủ nhiệm mà chỉ là giáo viên bộ môn nên không có nhiều thời gian tiếp xúc với các em học sinh nhưng mỗi lời nói cử chỉ tôi đều nghĩ cho người khác. Đặc biệt là những ví dụ minh họa dẫn dắt tẩy tịnh tâm hồn các em và có tính hướng thiện trong khi dạy học đã dần dần tạo thành ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh. Các em học sinh cảm nhận được sự thiện lương và chân thành từ tôi, cũng nhận thấy phẩm hạnh và tin tưởng vào nhân cách của tôi.

Các em học sinh trong lớp học niên khóa 1999 mà tôi chủ nhiệm đã tốt nghiệp nhiều năm. Một số em trúng tuyển vào trường đại học trọng điểm; hiện tại là cán bộ cấp trung trong doanh nghiệp lớn của nhà nước, một số là giáo viên tiểu học và trung học, còn một số khác thì công tác ở các vị trí khác nhau.

Một ngày, có một đồng tu trong thành phố tôi nói rằng lúc bà ấy đang khuyên tam thoái thì gặp được một cô gái trẻ tuổi nói rằng: Cô A chủ nhiệm của chúng cháu năm đó cũng là học viên Pháp Luân Công. Cô gái ấy biết Pháp Luân Công là như thế nào. Đồng tu khuyên cô ấy thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng mà mình từng gia nhập, cô ấy liền đồng ý ngay.

Một ngày khác, có một chàng trai dáng người nhỏ nhắn đến nhà tôi. Vừa nhìn thấy, tôi liền nhận ra đây là học sinh lớp tôi- em Dương. Em nói với tôi rằng: “Cô ơi, hiện tại em chưa tìm được việc làm, khu dân cư nói rằng để em theo dõi Pháp Luân Công, còn nói một ngày cấp cho em bao nhiêu tiền bao nhiều tiền, em không đáp ứng. Cô nói xem, người tốt như cô lại bảo em đi giám sát, theo dõi. Em có thể làm vậy không? Thà không kiếm được tiền còn hơn là làm cái việc thất đức như thế”. Tôi nghe xong vô cùng vui mừng, khen ngợi em đã hành xử đúng, làm người cần có đạo nghĩa và lương tri. Sau đó, em học sinh này đã tìm được công việc.

Kết bài

Bởi bức hại của tà đảng Trung Cộng, tôi không thể hoàn thành được sự nghiệp giảng dạy của mình nên chức vụ giáo viên chủ nhiệm năm 1999 khi đó đảm nhiệm cũng chưa hết nhiệm kỳ. Lúc tôi 50 tuổi, bởi vì kiên trì tín ngưỡng nên đã bị Trung Cộng bắt giam phi pháp bốn năm. Sau bao nhiêu năm trôi qua, phụ huynh của các em học sinh năm đó khi nhìn thấy tôi vẫn đều đau xót thương cảm. Có vị nói: “Cô A à, nếu cô tiếp tục là giáo viên chủ nhiệm thì con tôi khẳng định là sẽ thi đỗ trường XX”. Có người nói: “Cô A à, nếu không cắt chức giáo viên chủ nhiệm của cô thì con trai tôi khẳng định sẽ thi đỗ cấp ba, cũng chắc chắn đỗ đại học”. Còn có người nói: “Cô A à, cô không làm giáo viên chủ nhiệm thì con gái tôi liền không thích học tập nữa rồi”.

Người mẹ của Cao Phong vừa nói ở phần trên lúc gặp mặt tôi, sau khi vừa thấy liền quan tâm hỏi: “Cô A à, cô vẫn khỏe chứ?” Sau đó cô ấy nói với tôi rằng mấy ngày trước, thầy Trương giáo viên dạy thể dục ở trường chúng tôi kết hôn, nói rằng vợ mới cưới là con gái của quản lý đơn vị cô ấy(vì một vài lý do nên tôi không đến tham gia).

Tại hôn lễ, mẹ của Cao Phong tìm thầy giáo hiệu trưởng mới của trường chúng tôi. Cô ấy nói: “Thầy hiệu trưởng này, giáo viên A thật là tốt, làm chủ nhiệm lớp tốt bao nhiêu thì dạy tiếng Anh cũng tốt bấy nhiêu. Vì sao lại thu hồi chức vị giáo viên chủ nhiệm của cô ấy chứ? Từ khi cô A không làm chủ nhiệm nữa, con trai tôi tâm tình chán nản, không còn tâm trạng học tập, thành tích cũng không tốt nữa. Đây là sự đau khổ nhất, nỗi ân hận lớn nhất của tôi”.

Có thể thấy rằng trường bức hại Chân-Thiện-Nhẫn này đã vượt quá khỏi cuộc bức hại các đệ tử Đại Pháp, trực tiếp hủy đi bao nhiêu tiền đồ của các em học sinh, cũng hủy đi biết bao nhiêu con đường hồi thăng đạo đức và cơ duyên hình thành phẩm chất chân thành thiện lương của các cháu.

Thiện ác hữu báo là thiên lý. Trong tương lai không xa, Thần nhất định sẽ kết toán Trung Cộng. Lúc Trung Cộng giải thể, Thương sinh quy chính đạo – Giang sơn phục thanh minh. Người Trung Quốc sẽ quay trở về với truyền thống, quay trở về với thiện lương, nhân dân ổn định, nhất định sẽ tạo nên một trang sử huy hoàng.

(Ghi chú: Hiện nay Trung Cộng vẫn tiếp tục bức hại Pháp Luân Công, vì để bảo đảm an toàn của người viết nên các tên tiếng Trung đều là hóa danh)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/5/15/442180.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/20/201407.html

Đăng ngày 15-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share