Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-08-2011] Trong suốt nhiệm kỳ làm bí thư Đảng tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Bạc Hy Lai thường xuyên bức hại các học viên Pháp Luân Công một cách tàn nhẫn. Sau khi được bổ nhiệm làm bí thư Đảng tại Trùng Khánh, ông ta tiếp tục giữ vai trò làm người chỉ đạo việc bức hại các học viên Pháp Luân Công tại đây. Kết quả sự chỉ đạo phía sau của ông ta, nhiều học viên đã bị bắt, bị giam giữ và tra tấn. Nhiều người bị đưa ra xét xử và bỏ tù cho dù không làm điều gì phạm pháp. Nhiều học viên còn bị chấn thương nghiêm trọng, bị tật nguyền và thậm chí còn bị giết trong cuộc bức hại. Theo một số thông tin từ những người trong cuộc, Bạc Hy Lai muốn lợi dụng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ông ta để đạt được những tham vọng chính trị. Do vậy, ông ta đã thề trước Ban trung ương Đảng cộng sản rằng trong nhiệm kỳ của mình, ông ta sẽ loại bỏ Pháp Luân Công ra khỏi Trùng Khánh. Cuối cùng, ông ta công bố “Kế hoạch ba năm tổng tấn công Pháp Luân Công từ năm 2010 đến năm 2012”. Sau đó ông ta rút ngắn thời gian của kế hoạch từ ba năm xuống còn hai năm và gia tăng sự bức hại của mình với Pháp Luân Công.

1. Hàng trăm học viên Pháp Luân Công bị bức hại

Theo thông tin trên Minh Huệ Net (bản tiếng Hán), trong năm 2009, đã có 188 trường hợp học viên ở Trùng Khánh bị bắt và giam giữ. Họ bị bắt cho dù công an không tìm được bất kỳ chứng cứ phạm tội nào. Trong số đó, có sáu học viên đã bị giết, 18 người bị kết án tù, 76 người bị kết án lao động cưỡng bức và năm người bị đưa đến các bệnh viện tâm thần dù cho tinh thần của họ rất ổn định.

Tuy nhiên, từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến ngày 11 tháng 8 năm 2011, Minh Huệ Net đã đăng tin 295 học viên bị bức hại, trong đó có 224 người bị bắt, 22 người bị kết án lao động cưỡng bức và 49 người bị công an đe dọa.

Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đến năm 2010, có ít nhất 255 học viên ở Trùng Khánh đã bị kết án tù và 20 người trong số đó vẫn bị giam tại Nhà tù Vĩnh Xuyên. Chi tiết về việc giam giữ của họ vẫn đang được điều tra.

Có nhiều phương thức tra tấn về thể xác và tẩy não tinh thần đã được sử dụng, bao gồm ép buộc từ bỏ Pháp Luân Công. Dù vẫn chưa rõ số lượng học viên bị bức hại, nhưng nó được ước tính vượt hơn rất nhiều những báo cáo đã được kiểm chứng.

2. Phòng 610 Trùng Khánh tích cực tham gia tẩy não những người vô tội

Trong vài tuần gần đây, có 13 trại tẩy não mới được chính quyền thành phố Trùng Khánh và vùng phụ cận thành lập. Việc gia tăng này nhằm duy trì nỗ lực đàn áp Pháp Luân Công.

Công an hiện đang dùng nhiều phương thức khác nhau như cắt điện và nước ở nhà học viên. Thợ khóa được thuê khi học viên từ chối mở cửa, và một sự xâm phạm toàn diện vào nhà học viên được thực hiện để bắt giữ học viên khi thấy cần thiết. Ông Trương Ưu Cảo, một học viên ở quận Sa Bình Bá, Trùng Khánh, bị ép phải mở cửa và đã bị bắt khi công an cắt điện và nước ở nhà ông trong thời gian dài.

Ông Cốc Cửu Thọ, một giáo sư cơ khí 73 tuổi đã về hưu ở Đại học Trùng Khánh, bị đánh đập dã man và bị chấn thương ở lưng nghiêm trọng khi công an cố dùng vũ lực để bắt ông. Hậu quả là, ông trở nên suy nhược vì những đau đớn do chấn thương gây ra. Ông hiện bị giam tại một trại tẩy não.

3. Bà Chu Khai Lan bị bức thực đến gần chết

Ngày 24 tháng 7 năm 2011, bị một nhóm lính canh ở trại tẩy não quận Vạn Châu Trùng Khánh đã bức thực bà Chu Khai Lan. Kết quả là bà đã bị bất tỉnh, sủi bọt mép. Một ngày sau khi được cấp cứu, tình trạng của bà vẫn không được cải thiện. Do bác sĩ lo sợ phải chịu trách nhiệm về tình trạng của bà, nên lính canh đã bí mật đưa bà về nhà vào ngày 30 tháng 7 và chuồn mất.

2011-5-25-minghui-persecution-kuxingdemo2--ss.jpg
Miêu tả tra tấn: bức thực

4. Thức ăn của học viên bị nhiễm độc

Bỏ thuốc độc vào thức ăn đang là một cách được dùng để làm cho học viên từ bỏ Pháp Luân Công. Sau khi nhiều học viên bị đưa đến trại tẩy não, vài lính canh đã mời họ uống nước. Có một mùi khó chịu ở trong cốc nước, nhưng các học viên đã bỏ qua những điều không bình thường, vì đôi khi các cốc nhựa đều có mùi rất lạ. Nhưng vào lúc học viên uống nước và sau khi ăn, họ đều bị rối loạn đường ruột và đi vệ sinh nhiều hơn bình thường. Họ cảm thấy bị ốm trong một tiếng sau khi ăn và phát hiện hai bàn tay bị phồng rộp, có phản ứng chậm chạp. Học viên thường bị đánh thức bởi ác mộng vào nửa đêm, cũng như các triệu chứng khác như da bị khô, tim đập bất thường, khô miệng, và huyết áp không ổn định.

Hàng ngày các bác sĩ ở trại tẩy não đều kiểm tra huyết áp của các học viên. Các triệu chứng trở nên xấu đi nhiều ngày sau, và các học viên nhận ra rằng thức ăn của họ đã bị trộn với thuốc. Bà Hoàng Vĩnh Quế, một học viên ở quận Vạn Châu, bị mất trí nhớ sau khi bị bức thực bằng thuốc và đã ở trong cơn nguy hiểm. Công an đưa bà đến Bệnh viện số 3 quận Vạn Châu. Gia đình bà Hoàng đã yêu cầu được đưa bà về nhà, nhưng công an lại yêu cầu con trai bà Hoàng viết một biên bản nói rõ anh phải hứa đưa bà Hoàng trở lại đồn công an sau khi bà hồi phục. Để đưa mẹ anh ra khỏi đó, anh đã ký vào biên bản và đưa bà Hoàng về nhà. Chính quyền đã cử công an đến canh chừng nhà bà, đợi để bắt bà một lần nữa. Ngày 28 tháng 3 năm 2011, công an lục soát nhà và âm mưu đưa bà đi nhưng họ không thành công. Ngày 1 tháng 4 năm 2011, công an lại xông vào nhà bà để ép bà ký vào một biên bản nói về bản án khác thường một năm lao động cưỡng bức mà không cần bà thi hành án tại trại lao động. Bà bị yêu cầu ký vào biên bản mặc dù bà nói năng không mạch lạc và không minh mẫn do mất trí nhớ ở thời điểm đó.

Bà Trần Khánh là một giáo viên ở Trường trung học Thái An ở huyện Đồng An, Trùng Khánh. Bà là một người chăm chỉ và làm việc nổi bật được nhiều đồng nghiệp thừa nhận. Ngày 10 tháng 12 năm 2003, công an đã theo dõi bà Trần và bắt giữ bà khi bà đang làm việc tại trường. Sau đó bà bị đưa đến một trại tẩy não gọi là “trường luật”. Sau khi bà được thả, vì chính quyền âm mưu bắt giữ bà một lần nữa, nên bà đã rời nhà đi lang thang. Trường học đã giữ lương và cắt tiền thưởng của bà. Đau khổ dồn dập, mẹ bà đã qua đời vì bệnh tật.

5. Gia đình học viên cũng bị liên lụy

Bà Trương Đăng Hội, khoảng 40 tuổi, là học viên Pháp Luân Công ở phố Chỉ Xưởng, trấn Hạ Bá, quận Giang Tân, Trùng Khánh. Do bà tập Pháp Luân Công, trưởng thôn trấn Hạ Bá, Hồ Văn Bích và Lưu Tú Cường, công an ở Đồn công an trấn Hạ Bá đã bức hại bà Trương. Bà bị bắt và bị đưa đến Phòng công an quận Giang Tân, và sau đó bị giam tại trại giam quận, nơi công an thẩm vấn bà để bà nhận tội. Bà bị đánh đập tàn bạo, phải đứng dưới ánh nắng thiêu đốt, bị cấm đến quán ăn hay phòng ăn. Hậu quả là người bà có nhiều vết thâm tím và sưng tấy.

Con trai 6 tuổi của bà đã rất sợ khi em nhìn thấy công an lục soát nhà rồi mẹ em bị còng tay và bị đưa đến nhà tù. Những điều này đã để lại ấn tượng sợ hãi về công an sâu đậm trong tâm trí cháu. Sau khi bà Trương được thả, công an nhiều lần đến nhà bà để tìm tài liệu về Pháp Luân Công. Họ thậm chí còn hỏi bà rằng con trai bà có tập Pháp Luân Công không, và đe dọa rằng họ sẽ đến trường của con bà Trương để điều tra cháu.

Chiều ngày 23 tháng 3 năm 2011, Lưu Chân Hoài, trưởng Phòng 610 quận Giang Tân, Trùng Khánh và hai công an đã đến nhà vợ chồng học viên Ngô Tông Vinh và Hoàng Thuận Dung, dọa nạt rằng họ sẽ đưa hai người đến trại tẩy não. Con trai và con dâu của hai người đã bị sách nhiễu đến mức phải rời khỏi nhà đi thuê một phòng ở thành phố khác để sinh sống.

Gần đây, Lưu Chân Hoài đã đến nhà học viên Ôn Thanh Hoa để ép chồng bà ly hôn với bà Ôn.

6. Học viên bị thiêu sống

Ông Giang Tích Thanh là một nhân viên đã nghỉ hưu của Phòng thuế quận Giang Tây. Trước Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, ông bị bắt giam tại nhóm số 7 Trại lao động Tây Sơn Bình vì ông là một học viên Pháp Luân Công. Chiều ngày 27 tháng 1 năm 2009, gia đình vẫn thấy ông có sức khỏe tốt ở trại lao động, dù ông đã 66 tuổi. Ngày hôm sau gia đình ông nhận được điện thoại từ trại lao động, nói rằng ông Giang qua đời vì một cơn đau tim.

Sau khi có thông báo chính thức về cái chết của ông Giang, thi thể ông được bảo quản đông lạnh tại phòng tang lễ. Bảy giờ sau, khi các con ông đến chào từ biệt ông thì họ phát hiện rằng đầu, ngực, bụng và chân của ông Giang vẫn còn ấm! Họ đã khóc và gọi công an đến: “Xin hãy nhanh chóng cứu cha tôi. Ông ấy vẫn còn sống!” Tuy nhiên, công an đã không cho họ cơ hội để cứu ông Giang – họ kéo các con ông ra ngoài phòng lạnh của nhà tang lễ và hỏa táng ông Giang mà không do dự.

Để tìm công lý cho cha mình, con trai ông Giang là anh Giang Hồng Bân và con gái ông là cô Giang Hoành, Giang Bình và cô Giang Lý đã kháng cáo lên các cấp về cái chết của ông Giang. Họ đã thuê ông Trương Khải, một luật sư ở Văn phòng luật sư Ức Gia ở Bắc Kinh và ông Lý Xuân Phú, một luật sư ở Văn phòng luật sư Cao Bác Long Hoa ở Bắc Kinh đến hỗ trợ pháp lý cho họ.

Chiều ngày 13 tháng 5 năm 2009, khi các luật sư đang nghiên cứu hồ sơ ở Trùng Khánh, có hơn 20 công an ở Ủy ban chính trị và luật pháp quận Giang Tân, Phòng 610, Đồn công an Du Khê và Phòng công an quận Giang Tây đã bắt giữ các con của ông Giang. Họ bị thẩm vấn, bị còng tay và bị đánh hơn năm tiếng.

Trong nỗ lực nhằm tìm sự công bằng cho ông Giang, các con ông đã chịu nhiều ngược đãi từ chính quyền. Anh Giang Hồng Bân, con trai cả, liên tục bị Phòng 610 sách nhiễu, anh nhận được nhiều cuộc gọi từ Phòng 610 trong nhiều ngày. Chính quyền cũng cử người đến giám sát họ và liên tục nhấn chuông và gõ cửa suốt ngày đêm. Do không thể chịu đựng được sách nhiễu, vợ anh đã ly hôn với anh.

Những người họ hàng khác của ông Giang, gồm cả người anh thứ tư của ông Giang là ông Giang Đức Hoa cùng anh rể là ông Hạ Bộ Sơ, vẫn kiên trì tìm công bằng cho ông Giang dù chính quyền đe dọa họ và nói họ nên từ bỏ việc kháng cáo. Ngày 2 tháng 3 năm 2010, con gái lớn của ông Giang, cô Giang Hồng và con gái thứ hai là cô Giang Bình đã bị Phòng 610 ở thành phố Trùng Khánh và quận Giang Tây bắt giữ. Sau đó cô Giang Hồng đã bị đuổi việc và buộc phải rời khỏi nhà, để các con của cô ở lại một mình không có ai chăm sóc.

Cô con gái thứ tư của ông Giang là nhân viên Hãng hàng không Thượng Hải. Ngày 29 tháng 9 năm 2009, cô đã bị bắt trước khi cô lên máy bay đến Bắc Kinh để kháng án cho cha cô. Chính quyền đã âm mưu ngăn cản cô kháng án bằng việc đe dọa sẽ giết cô và ép cô ký vào một biên bản bảo đảm rằng cô sẽ không bao giờ kháng án cho cha cô nữa. Sau đó cô bị đuổi việc và chồng cô đã ly hôn với cô.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/20/薄熙来等邪党恶徒对重庆法轮功学员的迫害-245635.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/7/127893.html
Đăng ngày 16-9-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share