Bài viết của Trí Chân
[MINH HUỆ 07-02-2008]
“Thiên địa hữu chính khí,
Tạp nhiên phú lưu hình.
Hạ tắc vi hà nhạc,
Thượng tắc vi nhật tinh.
Ư nhân viết hạo nhiên,
Bái hồ tắc sương minh.
…
Thời cùng tiết nãi hiện (kiến),
Nhất nhất thuỳ đan thanh.” (Văn Thiên Trường – Chính Khí Ca)
Tạm dịch:
“Trời đất có chính khí
Toả ra cho muôn loài
Là sông núi dưới đất
Là trăng sao trên trời
Đầy rẫy cả vũ trụ
Khí hạo nhiên của người
…
Khi cùng, tiết tháo rõ
Sử xanh ghi đời đời.” (Bản dịch của Hoàng Tạo)
Văn hóa dân tộc Trung Hoa chúng ta là văn hóa Thần truyền, khí tiết là quan niệm làm người quan trọng mà Thần truyền cho con người, dựa vào chính khí và niềm tin, dân tộc chúng ta đã được truyền thừa đến nay. Vô số kẻ nhân người chí đã dùng nó để kiên định tín ngưỡng và truy cầu của mình, rèn rũa phẩm cách và tiết tháo của mình, càng là biển xanh cắt ngang, càng là như thế.
Niềm tin là cội nguồn của khí tiết. Bậc tiên hiền Mạnh Tử vào những năm lễ băng nhạc hoại thời Chiến Quốc, đã lấy việc hoằng dương đạo đức làm trách nhiệm của mình. Tề Tuyên Vương muốn dùng vũ lực để chinh phục thiên hạ, Mạnh Tử khuyên can vua rằng: “Ngài muốn dùng vũ lực chinh phục thiên hạ, giống như ‘lần theo cây tìm cá’, không những tốn công vô ích, trái lại còn đem lại tai họa. Nước Tề không thể làm kẻ thù của người khắp thiên hạ được, chỉ có người nhân đức mới có thể vô địch thiên hạ.”
Mạnh Tử đề xướng chính trị nhân đức, khi giao tiếp với các chư hầu, vương công, không kiêu ngạo cũng không tự ti, biểu hiện ra tính nguyên tắc cao độ. Khi người khác hỏi ông tại sao lại có dũng khí và can đảm lớn như thế này, Mạnh Tử nói: “Người ta sử dụng sự giàu có của họ, ta sử dụng nhân đức của ta; người ta sử dụng tước vị của họ, ta sử dụng nghĩa khí của ta; ta có gì phải hối tiếc đâu.” Tín ngưỡng kiên định đối với chân lý và khí tiết cao thượng là sự truy cầu lý tưởng của đời người, cũng là hướng đi có giá trị của xã hội, trở thành tiêu chuẩn nhân cách đánh giá đối nhân xử thế của mọi người.
Phạm Trọng Yêm thời Bắc Tống là một điển hình về quan thanh liêm, dám trực ngôn can gián, lòng lo cho thiên hạ. Sử sách ghi chép, Phạm Trọng Yêm “Mỗi lần luận về quốc sự, đều nói cảm động đến khi chảy nước mắt, một thời sĩ đại phu chuộng tiết tháo, là từ Trọng Yêm khởi xướng.” Phạm Trọng Yêm dám mạo phạm long nhan, trực ngôn can gián, tuy nhiều lần bị giáng chức, nhưng vẫn đứng ra nói giúp cho người dân, lòng lo cho dân cho nước trước sau không hề thay đổi. Trong tác phẩm “Nhạc Dương lâu ký”, ông thuật lại đạo làm quan làm người của mình: “Không vui buồn vì được mất cá nhân. Ở ngôi cao chốn miếu đường thì lo cho dân. Ở nơi xa xôi chốn sông nước, thì lo cho vua. Làm quan cũng lo, thoái quan cũng lo, thế thì khi nào mới vui đây? Phải là: ‘Lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ’.” Xưa nay những người thành đại sự, bất kể là thân ở trong hoàn cảnh nào, đều có thể kiên trì giữ vững một miền tịnh thổ trong tâm hồn, không hòa vào dòng đời ô trọc của xã hội, giữ gìn tiết tháo, không đánh mất chí hướng cao xa.
Bất kể thời nào cũng đều có những người có cốt cách như thế này, những sự tích của họ mãi mãi lưu truyền sử xanh, được người đời sau mãi mãi nhớ thương và kính ngưỡng. Từ ý nghĩa đặc biệt mà nói, 24 bộ sử khổng lồ của nước ta, chính là tiết nghĩa liệt truyện dùng khí tiết và tín niệm viết thành “giàu sang không thể nào mê hoặc được, nghèo hèn không thể nào thay đổi được, uy vũ không thể nào khuất phục được”. Đào Uyên Minh không khom lưng vì 5 đấu gạo; cha con Nhạc Phi tinh trung báo quốc; Lục Du đại nghĩa dân tộc; Trịnh Bản Kiều viết về trúc vẽ về trúc, phong thái cao thượng, khí tiết sáng ngời… có thể nói là nhiều không kể siết. Những người này là xương sống của dân tộc, là cột trụ của quốc gia. Họ coi nhẹ danh lợi, chí hướng cao xa, quan tâm đến nỗi thống khổ của bách tính, là tấm gương cho hậu thế.
Thời đại ngày nay, ham muốn vật chất hoành hành, phong khí xã hội rớt xuống vực sâu muôn trượng. Đại Pháp Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ đến thế gian, đem lại sự tốt đẹp và hy vọng cho mọi người. Ngày nay đang phục hưng văn hóa Thần truyền vĩ đại, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun triển hiện cho mọi người vẻ đẹp của văn hóa Thần truyền Trung Quốc bằng những diễn xuất thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ, thông qua biểu hiện nghệ thuật, đã truyền bá chân lý và phổ cập chân lý, khiến con người lĩnh ngộ được rất nhiều ý nghĩa huyền diệu và ý nghĩa đích thực của nhân sinh, sinh mệnh và vũ trụ… đã giành được sự cảm phục và tán đồng của mọi người ở các quốc gia khác nhau, các khu vực khác nhau. Càng ngày càng nhiều nhân sĩ thức tỉnh thực hành chân lý, duy hộ chính nghĩa, dùng các loại hình thức truyền bá sự thiện lương, đánh thức nhiều người hơn nữa thức tỉnh. Quả đúng là:
“Luân hồi trần thế bao thương tang
May mắn ngày nay tắm Pháp quang
Sinh mệnh mãi quy về thiện niệm
Truyền rộng chân tướng chính khí tràn.”
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/7/171953.html
Đăng ngày 14-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.