Bài viết của Tâm Duyên

[MINH HUỆ 03-02-2008] Lịch sử luôn lặp lại, chỉ là thay vai chính và cảnh mà thôi. Lược đi bề ngoài phức tạp rối ren, khi xem xét nguyên nhân hủy diệt mỗi vương triều, bất giác tôi thêm phần kinh ngạc và hiếu kỳ: Bắt đầu từ triều Hạ, các vương triều các thời kỳ trong lịch sử Hoa Hạ khi bước tới diệt vong thì thiên tai nhiều hơn thời kỳ trước và thời kỳ giữa nhiều, hơn nữa lại liên tục, thời gian kéo dài. Thượng Thiên đã lặng lẽ hiển thị cho mọi người những gì.

Trước tiên, chúng ta hãy bước vào lịch sử, xem những năm cuối của các vương triều đã xảy ra những tai họa như thế nào.

Những năm cuối triều Hạ, xảy ra 2 lần động đất lớn. “Năm Đế Quý thứ 15, ban đêm, thiên thạch rơi như mưa. Động đất, sông Y, Lạc khô cạn”. “Năm Đế Quý thứ 30, núi Cù sạt lở” (ghi chép ở “Trúc thư kỷ niên”). Những năm cuối triều Thương, xảy ra một trận động đất lớn. “Trúc thư kỷ niên” có ghi chép: “Mùa xuân năm Đế Tân thứ 43, núi Nghiêu sụt lở.” Ngoài ra, theo ghi chép ở “Hoài Nam Tử”, nói rằng: “Thời Ân Trụ, núi Nghiêu sụt lở, 3 con sông khô cạn.”

Những năm cuối thời Tây Chu, khu vực 3 con sông Kinh, Vị và Lạc ở đô thành và vùng phụ cận xảy ra động đất. Hơn nữa, còn xuất hiện một số hiện tượng tự nhiên và khí hậu dị thường. “Trúc thư kỷ niên” có ghi chép: “Mùa đông năm U Vương thứ 3, sấm sét lớn. Tháng 6 mùa hạ năm thứ 4, mưa thiên thạch như sương”. Những điều ghi chép ở đây, trên thực tế là một loại khí hậu dị thường mùa đông ấm, mùa hè lạnh. Mùa đông ấm thì sâu bọ, côn trùng có hại nhiều, mùa hè lạnh thì tổn hại hoa màu.

Những năm cuối triều Tần, đã xuất hiện lũ lụt hiếm thấy. Khi đó, các địa phương như Sơn Đông, An Huy… mưa lâu ngày thành lũ lụt, trở thành vùng ngập nước mênh mông.

Vào cuối thời Tây Hán, bắt đầu từ Nguyên Đế, tai họa liên tiếp nhiều năm không ngừng, liền một mạch cho đến khi nhà Tây Hán diệt vong. Các tai họa bao gồm lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh v.v.

Thời cuối triều Đông Hán đã bùng phát nhiều đại dịch. Năm cuối thời Đông Hán, tức năm 217, toàn quốc đã bùng phát dịch bệnh rất nghiêm trọng, khi đó “nhà nhà có nỗi đau người chết khô, nhà nào cũng có tiếng kêu khóc ai oán. Có nhà chết cả nhà, có dòng họ chết cả họ”. Sự thảm khốc của dịch bệnh khó mà tưởng tượng nổi. Khi đó, rất nhiều nơi thậm chí quan tài cũng bán hết rồi, tiếng khóc bi thương khắp mọi nơi, bất kể là người giàu hay người nghèo, đều nhiễm dịch bệnh. Người dân nghèo khổ không có tiền mai táng người nhà, do đó khắp nơi xuất hiện cảnh “ra khỏi nhà không thấy gì khác, chỉ thấy xương trắng phủ kín cánh đồng”, “xương trắng phơi ngoài đồng, vạn dặm không tiếng chim”.

Thời kỳ Tam Quốc Lưỡng Tấn – một thời kỳ lịch sử biến động, tổng cộng xảy ra 60 lần hạn hán, 56 lần lũ lụt, 54 lần gió bão, 53 lần động đất, 35 lần mưa đá, 1 lần dịch bệnh, 14 lần nạn châu chấu, 13 lần mất mùa, 2 lần sương tuyết, 2 lần mặt đất phun nước nóng. Theo “Tấn Thư – Ngũ hành chí” ghi chép: Năm cuối triều Tấn, xảy ra các tai họa như động đất Tứ Xuyên; “hai châu Tần, Ung đại hạn, dịch bệnh, Quan Trung bị nạn đói, mỗi hộc lúa vạn tiền”. “4 châu Thanh, Từ, U, Tinh bị hạn hán. Tháng 12, 12 quận quốc lại bị hạn hán”, và gió bão, sương giáng, lũ lụt…

Thời kỳ cuối triều Tùy, Sơn Đông và Hà Nam xảy ra lũ lụt, ngập trên 40 quận, hơn nữa, sau đó xảy ra dịch bệnh. Trong đó, dịch bệnh bùng phát ở khu vực Sơn Đông là cực kỳ nghiêm trọng, “mọi người đa phần là chết”. Năm cuối triều Tùy, khu vực Quan Trung xảy ra dịch bệnh, “hạn hán làm tổn hại cây trồng”. Thời kỳ cuối triều Đường cho đến lúc diệt vong, cũng xuất hiện dịch bệnh lớn. Tình hình dịch bệnh khu vực Giang Hoài là “mấy đạo ở gần hai con sống Trường Giang và sông Hoài, bị lũ lụt và hạn hạn, cộng thêm dịch bệnh nặng, khiến người ta bỏ đi, 10 nhà thì 9 nhà không có người”. Cuối triều Đường, vùng Hoài Nam xuất hiện dịch bệnh, khiến quân đội và người dân chết lượng lớn.

Năm cuối thời Nam Tống, khu vực Vĩnh Gia, Chiết Giang xảy ra đại dịch, người chết rất nhiều. Dịch bệnh kéo dài thời gian rất lâu. Khi vương triều Nam Tống bị diệt vong, dịch bệnh lại lần nữa giáng xuống, trong thành Hàng Châu “khí dịch bệnh ngùn ngụt, người bệnh chết nhiều không đếm xuể”. Thời hoàng đến Thuận Đế – hoàng đế cuối cùng triều Nguyên, là thời kỳ dịch bệnh nhiều nhất trong lịch sử triều Nguyên, sử sách ghi chép có 12 lần dịch bệnh. Bình quân cứ 3 năm lại xảy ra 1 lần dịch bệnh, người chết vô số. Một lần, kinh sư xảy ra dịch bệnh kéo dài 2 năm.

Những năm cuối triều Minh, dịch bệnh các nơi hết lần này tới lần khác. Năm Sùng Trinh thứ 14, khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân, Giang Tô, Ngô Giang, đều bị dịch bệnh tấn công. “Ngô Giang chí” có nói rằng: “Cả nhà nằm la liệt, chết không còn một ai”. Hai năm thứ 16 và 17, là đỉnh cao dịch bệnh bùng phát. Huyện Hỗn Nguyên vào năm Sùng Trinh thứ 16, bùng phát đại dịch, “thậm chí có những nhà chết hết”. Năm Sùng Trinh thứ 17, phủ Đại Đồng “lại xảy ra dịch bệnh”, còn huyện Linh Khâu “dịch bệnh thịnh hành, người chết quá nửa”. Đại dịch Lộ An ở miền Nam, “người bệnh có một cái hạch, nhổ đờm có máu, không dám thăm hỏi, có nhà cả nhà chết hết không ai dám mai táng”. Mùa xuân năm Sùng Trinh thứ 17, Ngô Giang lại xảy ra dịch bệnh lớn, và kéo dài hơn một tháng, cướp đi sinh mạng lượng lớn người Ngô Giang. Cũng trong năm đó, kinh sư xảy ra dịch bệnh dịch hạch, gây ra thảm cảnh “10 nhà thì 9 nhà trống không, thậm chí có những nhà chết hết, không có người thu gom mai táng”.

Những năm cuối thời nhà Thanh dường như cũng không thoát khỏi ách vận này, dịch bệnh xảy ra rất thường xuyên. Trong 34 năm thời Quan Đế thì 19 năm có dịch bệnh, trong 3 năm thời Nghi Thống Đế thì 2 năm có dịch bệnh. Năm 1902, khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân bệnh tả hoành hành, người chết vô số, “có người trong khoảnh khắc thì chết, có người nửa ngày thì chết”. Trong năm đó, huyện Ái Huy, Hắc Long Giang cũng xảy ra bệnh dịch tả nghiêm trọng, nửa tháng sau, “chợ vắng người thưa, trên phố dường như không có người”, mỗi ngày có 700, 800 người chết. Năm 1910, dịch bệnh dịch hạch hoành hành ở vùng Đông Bắc, khu vực Quan Nội cũng bị nhiễm bệnh, người chết vô cùng nhiều.

Tại sao thời kỳ cuối và năm cuối của các vương triều lai họa lại nhiều và thê thảm đến vậy? Thượng Thiên rốt cuộc muốn nói với mọi người điều gì? Cổ nhân Trung Quốc từ xưa đã nói: Thiên tai và nhân họa có liên quan mật thiết. Thiên tai khởi nguồn từ nhân họa, mà một nguyên nhân quan trọng của cội nguồn nhân họa là quân vương không tu sửa nền chính trị nhân đức.

Kiệt, vị quân vương cuối cùng triều Hạ là một bạo chúa nổi tiếng, ông ta không tu nhân đức, không quan tâm đến sự sống chết của bách tính, xa hoa vô độ, hơn nữa, tính tình nóng nảy, tàn nhẫn, động tí là giết người. Đương thời, bách tính nguyền rủa Hạ Kiệt rằng, khi nào ngươi diệt vong, ta tình nguyện cùng ngươi diệt vong. Và Trụ Vương nhà Thương cũng giống như Kiệt, tàn bạo, hoang dâm vô độ. Ông ta xây dựng bể rượu rừng thịt đều mua vui, phát minh ra hình phạt thảm khốc là bào lạc (trói người vào cột đồng lớn, bên trong đốt than nóng đến khi người chết). U Vương thời Tây Chu sủng ái phi tử, không quan tâm đến quốc gia và bách tính, hơn nữa lại dùng những người gian tà xảo trá, giỏi a dua xu nịnh, tham lam mưu đồ tài lợi. Tần Nhị Thế cũng là một bạo chúa, sử dụng hình pháp cực kỳ hà khắc. Linh Đế những năm cuối thời Tây Hán cũng là hôn quân bất tài, chỉ biết hưởng lạc. Đến những năm cuối thời Đông Hán, hoạn quan và ngoại thích tranh quyền, quân phiệt cát cứ, khiến người dân không biết dựa vào đâu mà sống. Những năm cuối triều Tấn, những vương công quý tộc sống rất xa hoa, vung tiền như nước, chính trị hủ bại, nhân dân khổ không nói xiết. Sau khi Dạng Đế triều Tùy lên ngôi, lạm dụng sức dân để xây dựng lớn và đưa vào chiến tranh, mâu thuẫn xã hội càng gay gắt. Đến cuối thời nhà Đường, giữa các phiên trấn hỗn chiến không ngừng, nông dân khởi nghĩa hết nơi này lại đến nơi khác, nội bộ triều đình chồng chất mâu thuẫn, hoàng đế bất tài, cuối cùng đế quốc Đại Đường bước đến chia cắt. Thời Thuận Đế cuối triều Nguyên, hoàng đế bất tài tăm tối, đại thần kiêu ngạo xa hoa, ức hiếp bách tính, mâu thuẫn xã hội rất gay gắt. Hoàng đế Sùng Trinh cuối thời nhà Minh, tuy có tâm trị sửa triều cương, nhưng bất lực vì quá trầm trọng khó thay đổi. Trật tự xã hội đương thời rất hỗn loạn, nông dân khởi nghĩa không ngừng. Cuối thời nhà Thanh, Tây Thái hậu chuyên quyền, triều chính ngày càng hủ bại, cộng thêm ngoại tộc xâm phạm, chiến tranh liên miên, cuối cùng đã diệt vong.

Có thể nói, đúng là những quân vương thời mạt thế không thi hành chính trị nhân đức, không thuận theo Thiên ý, mới khiến Thượng Thiên cảnh báo. Thiên tai chính là sự cảnh báo và trừng phạt của Thượng Thiên đối với con người. Khi những quân vương tàn bạo, tối tăm, bất tài, không thi hành chính trị nhân đức này không để ý đến sự cảnh báo của Thượng Thiên, thì vận mệnh vong quốc của họ cuối cùng cũng không thể tránh khỏi. Còn những quân vương hiền minh nhân đức các triều đại, luôn coi thiên tai là sự cảnh báo của Thượng Thiên đối với bản thân, đồng thời tiến hành phản tỉnh đối với tất cả những việc làm của mình, sau đó sửa chữa những lỗi lầm của mình.

Trong khi cảm khái than Thượng Thiên đã dụng tâm cảnh báo, ngày nay những người cầm quyền ở Trung Quốc có thực sự rút ra bài học không? Dường như là không. Từ năm 1999 đến nay, tai họa liên miên, mảnh đất rộng lớn Trung Quốc năm nào cũng xuất hiện các loại thiên tai, hạn hán, lũ lụt, động đất, nạn châu chấu… ngay cả những tai họa xưa kia rất hiếm thấy như bão cát, nhiệt độ cao, thủy triều đỏ… đều xuất hiện ở đất liền và biển của Trung Quốc với phương thức rõ rệt, tăng nhanh và hiếm có. Ngoài thiên tai, các doại dịch bệnh cũng lây lan rộng khắp. Đến nay, về dịch bệnh SARS năm 2003, mọi người vẫn còn tim đập chân run. Những tổn thất về của cải và nhân mạng trong các tai họa nói trên là rất lớn. Hơn nữa, dường như các tai họa vẫn chưa có xu hướng chấm dứt. Ví dụ tháng 7 năm 2004, ở Tây Tạng Trung Quốc xảy ra động đất cấp 6.7, Cam Túc xuất hiện bão cát, Bắc Kinh và một số thành phố khác xuất hiện mưa lớn hiếm thấy, Quảng Đông xuất hiện mưa to gió lớn, các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Tây, An Huy… xuất hiện mưa lớn và lũ lụt, rất nhiều tỉnh thành trong toàn quốc xuất hiện nhiệt độ cao kéo dài… Chỉ trong 1 tháng, tai họa đã nhiều như thế này rồi, khiến người ta kinh ngạc khôn xiết. Bước vào năm 2008, Trung Quốc hạn hán, tuyết rơi, dịch bệnh càng phổ biến khắp Nam Bắc, không hề thấy dấu hiệu giảm bớt.

Những người cầm quyền Trung Quốc ắt là đã làm nhiều việc ác lớn thì mới khiến Thượng Thiên nổi giận như thế này. Thượng Thiên dùng phương thức không ngừng này để khẩn thiết nói cho mọi người biết điều gì? Cảnh báo con người điều gì?

Những người cầm quyền Trung Quốc rốt cuộc đã làm những việc gì không dám cho người ta biết? Thực ra, Thượng Thiên đã nói cho mọi người biết rằng: Những việc ác lớn nhất mà họ đã làm là đã bắt giam, đánh đập, tàn sát rất nhiều người tín ngưỡng Chân, Thiện, Nhẫn, chỉ vì sự đố kỵ của tiểu nhân.

Thượng Thiên đang định đoạt tất cả, bức hại thiện lương chính là dung túng cho tà ác. Lịch sử lặp lại, vẫn luôn cảnh cáo người hành ác: Nếu không dừng hành ác, thì vận mệnh cuối cùng đã được viết trong sử sách từ lâu rồi.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/3/171596.html

Đăng ngày 23-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share