Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trùng Khánh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-06-2022]
Tên: Lý Quế Hoa (李桂华)
Giới tính:Nữ
Tuổi: 47
Thành phố:Chưa rõ
Tỉnh: Trùng Khánh
Nghề nghiệp: Công nhân nhà máy dệt may
Ngày mất:Tháng 10 năm 1999
Ngày bắt giữ gần nhất: Tháng 10 năm 1999
Nơi giam giữ gần nhất: Văn phòng chính quyền Trùng Khánh đóng tại Bắc Kinh
Tên: Trương Thế Ngọc (张世玉)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 53
Thành phố:Chưa rõ
Tỉnh:Trùng Khánh
Nghề nghiệp:Công nhân nhà máy dệt may
Ngày mất: Tháng 10 năm 1999
Ngày bắt giữ gần nhất: Tháng 10 năm 1999
Nơi giam giữ gần nhất: Chưa rõ
Hai cư dân Trùng Khánh bị tra tấn đến chết khi họ tới Bắc Kinh để kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 1999. Các nhà chức trách đã cấm gia đình họ tổ chức lễ tang, lập ban thờ và giữ kín mọi chi tiết về cái chết của họ.
Bà Lý Quế Hoa (47 tuổi) và bà Trương Thế Ngọc (53 tuổi) đều là công nhân của Nhà máy Dệt may Giang Bắc. Chồng bà Lý là ông Vương Ngân Hoa cũng làm việc tại nhà máy này.
Bà Lý bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Bà từng là phụ đạo viên tình nguyện tổ chức các nhóm luyện công và giúp đỡ người mới sửa lại các động tác luyện công cho chính xác.
Khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, vô số học viên từ khắp nơi trên đất nước Trung Quốc đã tới Bắc Kinh để kháng nghị cho quyền thực hành đức tin của họ.
Tháng 10 năm 1999, bà Lý và Bà Trương cùng nhau đi tới Bắc Kinh, và một tuần sau, gia đình họ được nhân viên chính quyền thông báo tới Bắc Kinh để nhận tro cốt của họ. Sau khi gia đình tới đó, cảnh sát đã từ chối cung cấp thông tin về cái chết của hai học viên. Cảnh sát còn cấm gia đình tổ chức tang lễ cho người thân yêu của họ, cũng như không cho phép các học viên khác tới nhà của hai học viên.
Một người biết rõ sự tình từng tiết lộ rằng trong khi bà Lý bị giam giữ tại phòng liên lạc của chính quyền Trùng Khánh ở Bắc Kinh, cảnh sát đã dùng dùi cui điện để sốc điện vào ngực bà và cuối cùng là tra tấn bà tới chết. Thi thể bà đầy những vết bầm tím.
Bà Lý qua đời khi con trai bà vẫn còn đang học tiểu học. Để phản bức hại, chồng bà đã cầm hộp tro cốt của bà và chụp ảnh trên Quảng trường Thiên An Môn.
Theo thông tin Minghui.org thu thập, có ít nhất bốn học viên Pháp Luân Công nữa ở Trùng Khánh đã chết khi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện.
Bà Hạ Vệ đã tới Bắc Kinh vào tháng 9 năm 1999 và bị bắt giữ vào đầu tháng 11. Trong lúc đang đợi đưa về Trùng Khánh, bà đã bị ngã từ tòa nhà của văn phòng liên lạc chính quyền Trùng Khánh ở Bắc Kinh xuống và tử vong. Cảnh sát yêu cầu chồng bà phải giữ bí mật về cái chết của bà. Khi đó bà 43 tuổi.
Bà Dư Hương Mỹ đã tới Bắc Kinh vào đầu tháng 11 năm 1999. Cũng giống như bà Hạ, bà Dư cũng ngã từ tòa nhà của văn phòng liên lạc chính quyền Trùng Khánh ở Bắc Kinh xuống và tử vong. Khi đó bà mới 35 tuổi.
Anh Đường Vân là nhân viên kinh doanh của một cửa hàng bách hóa. Anh tới Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 12 năm 1999 và qua đời trong khi đang bị đưa về Trùng Khánh. Khi đó, anh 30 tuổi và con trai anh mới lên 2.
Ông Hồ Minh Toàn, một công nhân nhà máy thép về hưu, đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện vào ngày 1 tháng 12 năm 2000. Sáu ngày sau, cảnh sát thông báo gia đình tới nhận thi thể ông. Con trai của ông đã hỏi ông chết như thế nào và một bác sỹ trả lời rằng ông chết vì huyết áp cao. Tuy nhiên, con trai ông Hồ cho hay, trước khi bị bắt giữ ông rất khỏe mạnh và chưa từng bị huyết áp cao. Một người trong cuộc nói rằng ông Hồ chết do ngạt thở trong quá trình bức thực. Khi đó ông Hồ 63 tuổi.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/26/445380.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/27/201980.html
Đăng ngày 04-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.