Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Toronto, Canada

[MINH HUỆ 24-07-2022] Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Zhen Shan Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) được tổ chức tại Tòa thị chính Toronto từ ngày 18-23 tháng 7 năm 2022. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm lấy cảm hứng từ những câu chuyện có thật mà các học viên Pháp Luân Công đã trải qua. Nhiều khách tham quan cho biết họ cảm động trước sự kiên trì của các học viên trong cuộc bức hại suốt 23 năm qua ở Trung Quốc.

eee1ec1f2b515460c595445779a434ac.jpg

bf84fb582b579dfb716deed035bbb6f4.jpg

d4ed066cad388790e03d0c0a52242c7a.jpg

b48fac2d942a81a941f7ebafa6a0671a.jpg

519d39a9c8f90e526140a54c3e7d9c12.jpg

8ba611d95283d27885f69a435cc96a73.jpg

171eae6d4ae62aa356a4269d0185a738.jpg
Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Zhen Shan Ren tổ chức tại Tòa thị chính Toronto, từ ngày 18-23 tháng 7 năm 2022.

Chủ tịch Viện Nhân quyền: Các tác phẩm gây chấn động tâm hồn

464dd04ffdb22e691c4296d0b5a11b72.jpg

Ông Majid Al Shafi tham dự lễ khai mạc và đọc bài phát biểu

Ông Majid Al-Shafi, Chủ tịch One Free World International, một tổ chức nhân quyền quốc tế, đã tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu vào chiều ngày 18 tháng 7.

Ông cho biết hai trong số các bức tranh đã khiến ông xúc động sâu sắc. Một là bức “Học Pháp”, miêu tả một người mẹ đang đọc “Chuyển Pháp Luân” (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp), trên tay bồng con nhỏ đang ngủ ngon. Bức tranh mang lại cảm giác an lành, ấm áp, thể hiện sự thù thắng, mỹ hảo của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Bức tranh thứ hai có tựa đề “Cô nhi lệ” (Nước mắt của đứa trẻ mồ côi) lột tả một bé gái ôm bình tro của cha mẹ bi bức hại đến chết trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia. Ông Al-Shafi nói, “Bạn có thể thấy nỗi đau sâu sắc trên khuôn mặt cô bé khảm vào trái tim người xem.”

Sinh viên đại học: “Chân-Thiện-Nhẫn có vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay”

6a5d329668ee3b81fd7d242e85a12b47.jpg

Allia, một sinh viên đại học, cho biết cô đã hiểu rõ hơn về Pháp Luân Công sau khi tham quan triển lãm.

Allia, một sinh viên đến từ Việt Nam có bạn là học viên Pháp Luân Đại Pháp, cho biết, “Tôi biết người tu luyện Pháp Luân Công đều tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn. Khi thấy ba chữ này, tôi chỉ có cảm nhận rằng môn tu luyện này dạy con người hướng thiện, dạy con người làm sao đối đãi với mọi người theo nguyên tắc ấy. Nhưng khi thưởng thức các bức họa tuyệt đẹp trong triển lãm này, tôi mới có lý giải sâu sắc về Chân-Thiện-Nhẫn.“

“Tôi tán đồng Chân-Thiện-Nhẫn, nhất là khi đại dịch toàn cầu qua đi, giữa người với người ngày càng xa cách, tôi cảm giác nhiều người trở nên thờ ơ, ai nấy đều vội vã sống qua ngày, vì vậy tôi nghĩ ba từ này rất quan trọng đối với xã hội ngày nay”, Allia nói.

Cô tiếp tục, “Trước đây, tôi đã nghe nói đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi tham quan triển lãm, tôi mới biết cuộc bức hại mà họ đã trải qua tàn khốc, vô tình đến thế nào.”

Cô nghẹn ngào nói: “Bức tranh khiến tôi ấn tượng sâu sắc nhất là bức “Cô nhi lệ”, nó khiến tôi vô cùng xúc động. Cô bé nhỏ này cứ ôm hộp tro cốt của cha mẹ trước ngực, trên thân là chiếc áo khoác của cha để lại. Tôi có thể cảm nhận được nỗi bi thương trong tâm cô bé. Cha mẹ qua đời là nỗi đau buồn mà mỗi người đều rất khó chịu đựng. Bức họa thể hiện cha mẹ không còn có thể bầu bạn cùng cô bé nữa, chỉ còn chiếc áo khoác của cha bảo vệ cho em, sưởi ấm cho em. Bức họa này khiến tôi vô cùng xúc động.”

Cuối cùng, Allia cho biết cô sẽ truy cập trang web của Pháp Luân Đại Pháp để tìm hiểu thêm, rồi cảm ơn và chào tạm biệt các học viên tổ chức triển lãm.

“Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công là điều cần được thúc đẩy”

2022-7-23-toronto-zsr-arts-10--ss.jpg
Anh Boggs và mẹ của anh, bà Linda Thorson, đều cho biết họ rất xúc động trước những thông điệp tích cực về hy vọng và vẻ đẹp mà các bức tranh truyền tải.

Boggs cho biết anh đã nhận được một tờ rơi quảng cáo về cuộc triển lãm vào đầu tháng 7. Anh rất ấn tượng với tờ rơi và quyết định đưa mẹ mình, bà Linda Thorson, đi thưởng lãm.

Anh cho biết, “Hôm nay, lúc đến đây, tôi cảm thấy trái tim mình ấm lên. Tôi có thể cảm nhận được năng lượng tích cực, niềm hy vọng và sự mỹ diệu mà những bức tranh này truyền tải đến mọi người.”

Anh cho hay, trước khi đến triển lãm, anh đã biết chân tướng về cuộc bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Anh nói, “Tôi đã từng xem một cuộc diễu hành của Pháp Luân Đại Pháp và biết đến cuộc bức hại. Sau đó, tôi nhìn thấy một màn hình tái hiện lại những cảnh tượng của cuộc bức hại. Những bức tranh này rất sống động, và mọi thứ đều thật như cảnh thật vậy.”

Anh Boggs mới học Trung tại Đại học Toronto, đã dạy mẹ anh, Linda, đọc các chữ tiếng Trung “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Mẹ anh, bà Linda, cũng chia sẻ cảm xúc rằng bà đã rơi nước mắt, “Mỗi bức tranh ở đây đều khơi lên nhiều cảm xúc.” Bà ấn tượng với bức tranh “Chấn động”, trong đó vẽ một cô gái bị giam cầm và tra tấn. “Tôi có thể cảm nhận được ý chí kiên định của cô ấy cho dù đang phải chịu đựng sự tra tấn. Tôi thấy nhiều nơi trong xã hội ngày nay đang tràn ngập bóng tối và bại hoại, và những gì Pháp Luân Đại Pháp truyền tải chính là điều cần được quảng bá.”

Bà Linda nói thêm, “Tôi thấy những bức tranh ở đây tuyệt đẹp. Mỗi bức như một câu chuyện chân thực đang diễn ra trước mắt. Ngoài ra, tôi thấy thật tuyệt khi cuộc triển lãm được tổ chức tại Tòa thị chính Toronto. Các tác phẩm nghệ thuật trông vô cùng đẹp, không gì sánh được trong khung cảnh khoáng đạt này.”

“Ngày càng có nhiều người bị ĐCSTQ bức hại”

d531f73f522e6a7271575e709fb3b87e.jpg

Anh Ray (trái) cho rằng khó mà hình dung được có bao nhiêu người vẫn đang phải đối mặt với sự bức hại tàn bạo dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Anh Ray cho biết bức tranh mà anh yêu thích là bức “Pháp Luân Thánh Vương giáng lâm”, trong miêu tả vũ trụ. “Tôi có thể cảm nhận được sự thiêng liêng của vũ trụ thể hiện trong bức tranh đó.” Anh nói anh thích nghệ thuật và “Mỗi bức tranh ở đây đều tuyệt vời.”

Anh Ray cho biết, trước đây, anh đã từng thiền định và đã thấy mọi người tập Pháp Luân Công ở công viên. Anh nói, “Trước đây, chính tôi đã thử thiền. Ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn trên các biểu ngữ của họ khiến tôi rất xúc động. Một lần tôi dừng lại và đọc tất cả thông tin trên bảng trưng bày của Pháp Luân Đại Pháp từ đầu đến cuối. Tôi biết Pháp Luân Đại Pháp đã được tập luyện ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, và tôi đã biết đến cuộc bức hại, thật khó mà tin được. Tôi cũng biết họ (các học viên Pháp Luân Đại Pháp) thường tổ chức diễu hành rất hay. Vì vậy, khi nhận được tờ rơi, tôi đã đến đây.”

Anh cho hay, sau khi đến với triển lãm tuyệt đẹp này, anh đã hiểu rõ hơn về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại, “Sau khi biết về cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp, tôi thấy thật buồn”. Anh Ray nói, như bức “Bảo vệ báu vật” vẽ ngôi nhà của một cậu bé bị cảnh sát lục soát đã giúp anh hiểu được những gì mà học viên đã trải qua trong cuộc bức hại, biết rằng nhiều cuộc bức hại bi thảm vẫn tiếp tục diễn ra, như có thể thấy ở bức “Cô nhi lệ”.

“Trước đây, tôi đã biết sơ sơ về sự cai trị tập trung ở Trung Quốc đại lục. Triển lãm nghệ thuật hôm nay đã khiến tôi hiểu được cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp. Tôi lấy làm khó hiểu tại sao Đảng lại đi bắt bớ những người muốn hướng thiện. Thật khó hình dung có bao nhiêu người vẫn đang phải chịu đựng cuộc bức hại này”, anh nói.

Anh Ray nói, “Tôi biết những bức tranh này là những câu chuyện có thật về những gì đã xảy ra, và tôi sẽ kể cho nhiều người hơn về những sự thật này.” Trước khi rời đi, anh đã lấy một số tờ rơi về Pháp Luân Đại Pháp và cho biết anh sẽ cân nhắc việc tham dự các hội thảo trực tuyến.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/24/446733.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/28/202493.html

Đăng ngày 29-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share