Bài viết của Lý Thánh Từ, thành phố Đài Trung, Đài Loan

[MINH HUỆ 19-07-2022] Hồi còn là sinh viên đại học, tôi có đưa cho một bạn cùng lớp một tờ rơi. Thấy bức ảnh [dưới đây] trên tờ rơi, cậu ấy ngạc nhiên hỏi, “Có gì mà nhiều người xem đến thế?!”

299eb31eab545dc4569f43fd1d42d51b.jpg
Trên Quảng trường Thiên An Môn, trước sự chứng kiến ​​của nhiều người ngoài cuộc, một học viên Pháp Luân Công tay không bị một cảnh sát mặc thường phục giẫm lên mặt và một cảnh sát khác giẫm lên chân và còng cổ. (Nguồn ảnh: Associated Press)

Điều thực sự khiến bạn tôi kinh ngạc là người học viên đó đang bị chảy máu, nhưng không ai ra giúp anh, thậm chí có những người trong đám đông đứng xem còn tỏ ra thích thú như xem kịch vui.

Hồi đó, tôi nghĩ mọi người nhận tờ rơi của các học viên Pháp Luân Công như tôi và đọc về cuộc bức hại ở Trung Quốc đã là tốt rồi. Nhưng phản ứng của bạn cùng lớp khiến tôi chợt nhận ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tẩy não mọi người đến mức nào qua các cuộc vận động chính trị của nó, mà hệ quả là phần lớn người dân Trung Quốc chọn cách đứng bên lề để không bị trở thành mục tiêu bị hại, chính thái độ đó đã làm xói mòn nhân tính.

Trong cuốn Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản) viết: “Mỗi lần vận động đấu tranh đều là một lần huấn luyện khủng bố của đảng cộng sản, khiến nhân dân Trung Quốc trong lòng run sợ mà phải khuất phục, từ đó trở thành nô lệ của khủng bố.”

Hiện nay, có người có thể nói: “Chỉ cần có tiền tiêu chẳng phải là được rồi sao!”

Tôi đi làm công ăn lương nên cũng rất hiểu lối sống này: công việc thì có sức đến đâu làm đến đó, ngày nghỉ thì đi mua sắm, ăn uống thịnh soạn một chút, rồi xem phim kịch, làm sao cho cuộc sống yên ổn là được, còn với những sự việc khác cũng chẳng có hơi sức đâu mà quan tâm.

Tuy nhiên, điều khiến tôi ngỡ ngàng là ngày nay, nhiều người ngay cả lòng trắc ấn tối thiểu cũng không còn nữa rồi.

Mới đây, tôi thấy một bài đăng trên YouTube, bên dưới có bình luận rằng, đó là Pháp Luân Công tự tìm đường chết, vậy mà bên dưới có hàng loạt ý kiến tán đồng.

Mạnh Tử nói: “Lòng trắc ẩn ai cũng có.” Vậy, điều gì đã lấy mất lòng trắc ẩn ấy ở mọi người?

Bản thân việc giết người đã là sai trái. Nhưng bao năm qua, dường như các học viên Pháp Luân Công phải hao tổn bao nhiêu tâm sức để giảng rõ ra rằng tra tấn và giết người là sai trái, thì mới có thể khiến mọi người đồng tình mà ủng hộ [các học viên]. Nói cách khác, tư duy của người ta dường như đã biến dị đến mức họ có thể tán đồng với việc sát nhân rồi sao? Chỉ cần Trung Cộng coi ai là “kẻ thù” thì liền có thể tùy ý sát hại người đó sao?

Cửu Bình chỉ ra rằng, “Kích động cừu hận giữa một nhóm người này với một nhóm người khác là một thủ đoạn kinh điển của ĐCSTQ. Công thức ‘95% : 5%’ cũng từ đó mà ra. Các thế hệ lãnh đạo sau này của ĐCSTQ đều dùng nó trong các phong trào chính trị, cho đến nay đã phát triển thành một thủ đoạn nhuần nhuyễn. ĐCSTQ chia dân chúng thành hai bộ phận, 95% và 5%: tiến vào 95% thì an toàn vô sự, còn rơi vào 5% thì bị coi như kẻ thù để đấu tranh. Vì sợ hãi và muốn an toàn, người ta đua nhau đứng vào hàng ngũ 95%, cũng bởi vậy mà sinh ra thói a dua theo phong trào.“ “Nếu là vì để tạo ra khủng bố, sợ hãi mà giết người thì giết ai, không giết ai cũng đều không phải là lý trí để có thể tuân theo.”

Trong các cuộc vận động chính trị trước đây, vì không thể đoán trước được tai họa có ập xuống đầu mình hay không, nên người ta thường tìm cách đứng về phía số đông và làm sao để cuộc sống của mình được yên ổn. Tuy nhiên, hậu quả khi nhân tính bị thay thế bằng đảng tính là người ta sẽ hành xử vô cảm, lạnh lùng đến đáng sợ.

Ví dụ, trong đợt phong tỏa ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, một bệnh viện đã từ chối tiếp nhận một phụ nữ mang thai 8 tháng chỉ vì kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính của cô ấy sẽ hết hạn sau vài giờ nữa, khiến cô bị sẩy thai và thai nhi trong bụng cô bị tử vong.

Ở một trường hợp khác, một bệnh viện từ chối điều trị cho một bệnh nhân bị đau tim chỉ vì ông đến từ “khu vực có nguy cơ trung bình”, cho dù ông đã có kết quả xét nghiệm COVID hợp lệ. Ông đến bệnh viện lúc 2 giờ chiều, nhưng mãi đến 10 giờ tối, khi rơi vào tình trạng nguy kịch, ông mới được điều trị. Vì được điều trị quá chậm trễ, ông đã qua đời.

Ở thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, một cháu bé 18 tháng tuổi bị nghẹn vì hóc và được đưa đến Bệnh viện Huyện Tuy Ninh để điều trị. Bác sỹ yêu cầu bé phải làm xét nghiệm PCR trước và chờ 7-8 tiếng đồng hồ để lấy kết quả, rồi mới được điều trị. Cuối cùng, khi có kết quả, bệnh viện bảo cha mẹ đưa con đến bệnh viện ở thành phố Từ Châu, nhưng khi đó đã quá muộn và cháu bé đã tử vong.

Còn nhiều trường hợp khác cho thấy cách hành xử vô cảm với những người đang trong tình trạng rất cần được giúp đỡ, chỉ vì người có trách nhiệm chọn làm theo lệnh của các cấp chính quyền của Đảng, mặc cho nhu cầu của bệnh nhân ra sao. Dường như rất hiếm khi thấy được lòng trắc ẩn.

Nếu tất cả mọi người ở Trung Quốc đều coi Đảng là trên hết, mà không màng đến nhân tính và lương tâm con người, thì sau mấy thế hệ nữa sẽ ra sao?

Có lẽ một ngày nào đó, Pháp Luân Công sẽ được rửa oan, nhưng nào ai biết 7-8 năm sau, liệu có còn phát sinh cuộc bức hại nào nữa”? Rốt cuộc, chế độ cộng sản luôn cần tạo ra một nhóm để “đấu tranh”. Vậy ai sẽ bị liệt vào nhóm 5% tiếp theo?

Tiền rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng khi đứng trước vấn đề nhân mạng, vẫn có người nói, “Dù sao đi nữa, có tiền là được rồi!” Còn tôi chỉ biết tiếc cho những người đã mất đi lương tri và thiện lương như thế.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/19/444890.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/26/202454.html

Đăng ngày 28-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share