Bài viết của các phóng viên Minh Huệ tại Vancouver

[MINH HUỆ 13-07-2022] Ngày 10 tháng 7 năm 2022, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức lễ mít-tinh và thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver. Họ tưởng nhớ các đồng tu đã qua đời trong cuộc bức hại kéo dài 23 năm qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và kêu gọi một nỗ lực chung nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Các học viên trong trang phục áo phông vàng lặng lẽ đứng căng biểu ngữ. Khi sự kiện diễn ra, các học viên ngồi tọa thiền, tay nâng ngọn nến để tưởng niệm các học viên đã thiệt mạng trong cuộc bức hại của ĐCSTQ. Khung cảnh này vô cùng trang nghiêm.

983a294bedffc20a8f7151965958d99a.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tổ chức lễ mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc ngày 10 tháng 7 năm 20224b990556d3827eced75e5e53757dab97.jpg6bf63581eae44af898893c2b22417b33.jpg4c36d5db338900ecf04eb250dfe0bfe7.jpg83ffba5432fab5aba92ccdba24f846a2.jpg51cb05254223364776aab528373a34e9.jpg12822888bd6ce3c084befa7189754397.jpgCác học viên Pháp Luân Công căng biểu ngữ trong buổi mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc, ngày 10 tháng 7 năm 2022

6e8439a34956d136b9602f06c0dc315c.jpg5d3a9a70e540de7a79dfd44e50da54be.jpga3d549c280f7aeb97292fd3964e53862.jpgfa7f2d8f89475b36b710d5a8893095df.jpga5950f5114bc8ae9daf33b27313070a9.jpg

Lễ Thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver, ngày 10 tháng 7 năm 2022

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại nhắm vào Pháp Luân Công, và trong 23 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã kiên trì phản bức hại một cách ôn hòa.

Học viên Trương Tố, đại diện cho Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada, đã phát biểu tại buổi mít-tinh. Bà cho biết: “Vô số bằng chứng xác nhận rằng hiện nay, cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn là chiến dịch tàn bạo nhất và nghiêm trọng nhất đối với một nhóm người ở Trung Quốc.”

5df5a91fa81ec1f3f2387e70265453c3.jpg

Bà Trương Tố, đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada, phát biểu tại buổi mít-tinh ngày 10 tháng 7

Bà Trương cho hay: “Để che đậy tội ác, ĐCSTQ đã thao túng cộng đồng quốc tế khiến họ thờ ơ trước sự tàn bạo của chính quyền này đối với các học viên Pháp Luân Công. ĐCSTQ dùng tiền bạc, sức ép chính trị và tuyên truyền để tấn công Pháp Luân Công. Tại Canada, các đặc vụ của ĐCSTQ tiếp tục gieo rắc lòng hù hận đối với Pháp Luân Công và gây áp lực lên tất cả các cấp quan chức chính phủ khiến họ giữ im lặng trước cuộc bức hại.”

Bà cho biết ĐCSTQ không chỉ nhắm vào Pháp Luân Công mà còn khiêu chiến đối với lương tâm của những người ngoài cuộc.

Bà Trương phát biểu: “Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Canada yêu cầu trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công đang là tù nhân lương tâm, trong đó có các công dân Canada là bà Tôn Thiến và thân nhân của 11 công dân Canada khác, đồng thời lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ đang diễn ra đối với Pháp Luân Công. Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Canada có chế tài trừng phạt những quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền.”

Anh Dennis Watson, một blogger nổi tiếng người Canada, đã không ngừng ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại trong nhiều năm qua. Tại buổi mít-tinh, anh cho biết Pháp Luân Công là một nhóm người rất lương thiện nhưng lại bị ĐCSTQ bức hại một cách phi lý, và ĐCSTQ vẫn đang nói dối, vì vậy người dân Canada cần nhận ra những lời dối trá đáng sợ của ĐCSTQ và đừng để bị ĐCSTQ lừa dối.“

Nhân chứng của cuộc bức hại

Nhiều học viên Pháp Luân Công tham gia sự kiện ngày 10 tháng 7 là nạn nhân trực tiếp của cuộc bức hại ở Trung Quốc. Bà Alice Trịnh là một trong số họ.

Bà Trịnh đã ngoài 80 tuổi, bà từng là kỹ sư cao cấp của một công ty nước ngoài tại Bắc Kinh. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, bà từng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Mặc dù bà đã tìm cách chữa trị trong một thời gian dài, nhưng bà vẫn không thể thoát khỏi nỗi đau đớn vì bệnh tật.

Tháng 11 năm 1995, bà Trịnh bước vào tu luyện Pháp Luân Công và nhận ra bản thân cần hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành một người tốt thực sự. Bà đã bắt đầu tu luyện kể từ đó.

Bà Trịnh chia sẻ: “Trong vòng chưa đầy nửa năm, những căn bệnh mãn tính của tôi đã biến mất mà không cần điều trị. Tôi thực sự hạnh phúc vì trở nên vô bệnh. Đến nay đã được gần 30 năm rồi, tôi vẫn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.”

Bà Trịnh hồi tưởng lại việc luyện công tại Công viên Trung Sơn ở Bắc Kinh trước khi cuộc bức hại xảy ra. Bà kể rằng trong công viên có tới mấy điểm luyện công. Sáng sáng, các quan chức cấp cao và toán nhân viên bảo vệ thường tản bộ ngang qua điểm luyện công của các học viên. Có lần, một quan chức từ phòng đối ngoại của Chính quyền Thành phố Bắc Kinh tháp tùng thị trưởng của Kuwait đến xem các học viên luyện công.

Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, bà Trịnh không thể hiểu nổi tại sao bà lại không được phép luyện các bài công pháp vốn đã đem lại cho bà rất nhiều thụ ích như vậy.

Ngày 22 tháng 7 năm 1999, bà và bạn bè của mình đến một văn phòng kháng cáo để lên tiếng cho Pháp Luân Công, nhưng khi họ chưa tới nơi thì đã bị cảnh sát chặn lại. Họ bị giam giữ cả ngày, không ăn không uống. Cảnh sát không chỉ đe đọa họ mà còn đe dọa cả người thân và con cái họ để gây áp lực buộc họ phải từ bỏ tu luyện.

Sáng ngày 23 tháng 7 năm 1999, hàng chục xe quân sự chở đầy cảnh sát vũ trang đã đến điểm luyện công ở Công viên Trung Sơn. Cảnh sát nhảy ra khỏi xe và quát mắng các học viên Pháp Luân Công, yêu cầu họ rời đi. Bà Trịnh không còn được tự do luyện tập các bài công pháp ở ngoài trời nữa.

Bà Trịnh cho biết: “Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo của ĐCSTQ) đã thao túng truyền thông để vu khống Pháp Luân Công và lừa gạt người dân bằng dối trá. Điều này khiến hàng trăm triệu người nảy sinh thành kiến và thù hận đối với Pháp Luân Công, trong khi Pháp Luân Công mang lại lợi ích cho xã hội, dạy hàng trăm triệu người trở thành người tốt, đem lại hiệu quả chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe.”

Bà chia sẻ: “Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi quan tâm đến hàng xóm và thường xuyên dọn dẹp nhà vệ sinh chung, cầu thang và hành lang. Hàng xóm của tôi rất thân thiện và tôn trọng tôi. Ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu, hàng xóm bảo tôi hãy luyện công trong sân nhà chúng tôi. Về sau, ông ấy lại bảo tôi chỉ nên luyện ở trong nhà. Và sau nữa, ông ấy còn dọa sẽ báo cáo tôi khi tôi đưa tặng ông các tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.”

Mặc dù cuộc bức hại của ĐCSTQ đã gây ra biết bao đau khổ cho bà Trịnh nhưng bà chưa bao giờ dao động đức tin của mình. Đến nay đã 27 năm trôi qua.

Bà nói: “Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công với mong muốn chữa lành bệnh tật và giữ gìn sức khỏe. Thông qua tu luyện, tôi đã dần hiểu được rằng Pháp Luân Công dạy con người đồng hóa với tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Hành xử theo tiêu chuẩn này có thể giúp mọi người khỏe mạnh và có ích cho xã hội.”

“Pháp Luân Công dạy các học viên đạt đến trạng thái vô tư vô ngã. Trong xã hội thiên về vật chất ngày nay, Pháp Luân Công đúng là một miền tịnh thổ. Vì vậy, tôi đã tu luyện để từng chút một nâng cao cảnh giới của mình. Mặc dù năm nay tôi đã ngoài 80 tuổi rồi, nhưng tôi cảm thấy đầu óc mình vẫn minh mẫn và đi lại nhanh nhẹn. Tu luyện Pháp Luân Công là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với tôi.”

Học viên mới: Tôi hy vọng ĐCSTQ sẽ chấm dứt cuộc bức hại

Cô Sydney Claremont là sinh viên của Đại học Đảo Vancouver. Vì mắc chứng rối loạn lo âu nên cuộc sống và học tập của cô gặp rất nhiều khó khăn, mẹ cô cũng rất lo lắng. Thấy vậy, một đồng nghiệp của mẹ cô đã giới thiệu Pháp Luân Công cho họ, và theo đó, tuần nào mẹ cô cũng đưa cô đến công viên để luyện các bài công pháp.

Cô chia sẻ: “Việc luyện công đối với những lo lắng của tôi quả thực rất hữu ích. Hiện giờ, tôi cảm thấy mình đã kiểm soát được nó hơn và tự tin vào bản thân hơn. Tôi cảm thấy thư thái, đặc biệt là khi tôi nhắm mắt lại và thiền định trong nhạc nền luyện công.”

Cô Claremont hy vọng chính quyền cộng sản Trung Quốc sẽ chấm dứt cuộc bức hại và cho phép tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại bức hại môn tu luyện?

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Tới nay, môn tu luyện này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, môn tu luyện đã được hàng triệu người đón nhận và bước vào tu luyện, họ đều được trải nghiệm sự đề cao cả về sức khỏe lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người hơn nữa đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật có quyền vượt trên cả hệ thống cảnh sát và tư pháp, và có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/13/446183.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/18/202298.html

Đăng ngày 20-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share