Bài viết của Hà Bình, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 06-06-2022] Trong thời gian diễn ra hội nghị Stockholm + 50, do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chủ trì vào ngày 2 và 3 tháng 6 năm 2022 tại Stockholm, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã lập một quầy thông tin trước Bảo tàng Nobel để nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và việc môn tu luyện bị bức hại như thế nào ở Trung Quốc.

8e775502a4da3285aa5a3e027ce47655.jpg

Các học viên biểu diễn các bài công pháp trước Bảo tàng Nobel, ngày 4 tháng 6 năm 2022.

1004fb6ef9d0d945e2051b7b27a002f2.jpg

Ấn tượng với các bài công pháp nhẹ nhàng, một số người qua đường đã dừng lại để tập theo.

Hội nghị Stockholm + 50 được tổ chức để kỷ niệm Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Con người diễn ra lần đầu tiên tại Stockholm vào năm 1972. Ngoài sự kiện này, tại Stockholm còn có Cuộc thi Marathon thường niên vào ngày 4 tháng 6, và việc nhiều người có mặt trong thành phố khiến giao thông bị hạn chế. Các học viên đã phải đậu xe cách xa 2 km và bê tài liệu đến quầy thông tin.

8827550bd30e7260b4cd870e0111039d.jpg

7f5d374fc5b6e16a4c139ace9df388ad.jpg

840a22b8303112bf237c32a9186238bc.jpg

Người qua đường dừng lại để trò chuyện với các học viên và tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp.

bd7c93f35e4205a558f0329472412f99.jpg

Mọi người đọc thông tin về cuộc bức hại ở Trung Quốc

Các bài công pháp tường hòa trong tiếng nhạc du dương đã thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Một số hướng dẫn viên du lịch cũng chủ động nói với khách của họ về Pháp Luân Đại Pháp. Nhiều người đã chụp ảnh hoặc quay video, trong khi một số hỏi thêm thông tin hoặc đề nghị được học các bài công pháp.

Kinh hoàng trước cuộc bức hại

Cô Christina cầm một tờ thông tin và đứng lặng lẽ quan sát các học viên luyện công. Cô nói, “Bản nhạc này rất hay và khiến tôi cảm thấy dễ chịu. Thật khó hình dung tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại bức hại một môn như thế này. Điều đó cho thấy ĐCSTQ có vấn đề, nhất định là có vấn đề.”

Cô chỉ vào dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” trên tờ thông tin và cho biết thêm, “Xã hội của chúng ta cần điều này. Tôi hoàn toàn ủng hộ các bạn, hãy tiếp tục phát huy nhé!”

Cô Sofia, một phụ nữ Thụy Điển, bước tới chào các học viên bằng tiếng Trung. Cô nói với các học viên rằng cô đã bị sốc khi nhìn thấy cảnh mổ lấy nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống trên bảng trưng bày. “Thật kinh hoàng! Tôi biết ĐCSTQ là xấu, nhưng tôi không thể tưởng tượng nó có thể tàn ác đến mức ấy!”, cô Sophia tự giới thiệu rằng cô là người Thụy Điển gốc Hoa vì mẹ cô là người Thượng Hải, Trung Quốc. Nhưng vì mẹ cô không thích ĐCSTQ nên họ hiếm khi về Trung Quốc. Sau khi biết được sự thật, cô Sophia còn đề cập đến việc thành phố Thượng Hải bị phong tỏa nghiêm ngặt gần đây, và rất tức giận: “ĐCSTQ đã khiến người dân Trung Quốc phải chịu đựng quá nhiều! Tôi rất ủng hộ các bạn!”

Không lâu sau khi rời đi, cô Sophia đã quay trở lại cùng ba người bạn. Một học viên đã giải thích Pháp Luân Đại Pháp là gì và cuộc bức hại kéo dài 23 năm ở Trung Quốc cho họ. Cô Sofia rất vui khi thấy tất cả các bạn của cô đều ký vào bản kiến ​​nghị kêu gọi chấm dứt duộc bức hại ở Trung Quốc. Cô cho hay cô sẽ tìm hiểu Pháp Luân Đại Pháp khi cô trở về nhà.

David là người Trung Quốc nhưng lớn lên ở Tây Ban Nha. Anh thích đi du lịch và anh rất vui khi gặp các học viên trong chuyến đi đầu tiên đến Thụy Điển này. Khi biết sự thật về “Vụ tự thiêu giả trên quảng trường Thiên An Môn” và “nạn thu hoạch nội tạng sống”, anh nói: “Tôi tin những gì các bạn nói là đúng. Tôi biết ĐCSTQ thực sự là tà ác. Tôi thích Trung Quốc, nhưng tôi không thích ĐCSTQ vì chế độ này mang đến thảm họa cho đất nước. Đó là lý do tại sao tôi đã hủy bỏ quốc tịch Trung Quốc của mình. Tôi không muốn dính líu gì đến ĐCSTQ.” Trước khi rời đi, anh đã ký vào bản kiến nghị và nói rõ: “Tôi ủng hộ các bạn.”

Một người đàn ông trung niên đến từ Châu Âu đã rất tức giận khi nghe nói về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Anh hô lên: “Đả đảo ĐCSTQ!” và cho biết thêm rằng cần có thêm nhiều người tham gia để nhanh chóng giải thể ĐCSTQ.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 22 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/6/444568.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/7/201718.html

Đăng ngày 08-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share