Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-05-2022]

Tên: Khoáng Xương Vân (旷 昌 云)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 68
Thành phố: Hành Dương
Tỉnh: Hồ Nam
Nghề nghiệp: Không có thông tin
Ngày mất: 6 tháng 3 năm 2022
Ngày bị bắt cuối cùng: 21 tháng 11 năm 2015
Nơi giam giữ cuối cùng: Đội An ninh Nội địa quận Nam Nhạc

Ngày 6 tháng 3 năm 2022, bà Khoáng Xương Vân ở thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam đã qua đời do cuộc bức lên đức tin của bà – Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc nhắm tới từ năm 1999. Bà mất ở tuổi 68.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, bà Khoáng đã bị bắt ít nhất 10 lần và bị lục soát nhà 7 lần. Bà đã thụ án trong trại lao động và bị kéo dài thời hạn vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Các con của bà cũng bị liên lụy vì cuộc bức hại.

Vu bắt giữ đầu tiên của bà xảy ra vào tháng 2 năm 2000 vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà bị đưa trở lại Hành Dương và bị giam ở trong Trại tạm giam quận Nam Nhạc 55 ngày và bị tống tiền 200 nhân dân tệ.

Cuối tháng 6 năm 2000, bà Khoáng lại đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Sau khi bị bắt và đưa đến Đồn Công an Hải Điến, cảnh sát đã lột quần áo của bà. Năm cảnh sát thay nhau đánh đập và sốc điện bà bằng dùi cui điện. Bà bị gãy 1 chiếc răng, toàn thân bầm tím, cổ bà nổi đầy mụn rộp do điện làm bỏng. Chỉ khi tất cả cảnh sát kiệt sức, họ mới thôi tra tấn bà.

Cảnh sát đưa bà Khoáng đến một nơi (không rõ địa điểm) có nhiều học viên bị giam giữ, và còng tay bà vào ghế suốt cả đêm. Tại đó, một cảnh sát tát vào mặt bà hai lần. Ngày hôm sau, bà bị đưa trở lại Hành Dương và các nhà chức trách đã giam bà ở trong trại tạm giam Nam Nhạc 3 tháng và kết án bà 1 năm lao động tại Trại Lao động Cưỡng bức Bạch Mã Lũng. Việc giam giữ bà khiến ba con nhỏ của bà (trong đó đứa nhỏ nhất mới 14 tuổi) rơi vào tình cảnh khốn cùng. Kết quả là, một trong những người con trai của bà đã rời nhà sống lang thang.

Bởi bà Khoáng từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, các chức trách đã kéo dài thời hạn của bà thêm 1 năm. Bà bị biệt giam và bị tra tấn bằng cách ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ. Lính canh cũng ra lệnh cho các tù nhân tra tấn bà.

Khi thời hạn tăng thêm của bà Khoáng kết thúc vào năm 2002, các nhà chức trách vẫn từ chối trả tự do cho bà và lại đưa bà đến trại tạm giam Nam Nhạc, và giam giữ bà ở đó thêm 6 tháng. Sau khi được trả tự do, bà đã đến Trường Sa để thăm người chú của mình và ở lại đó 5 ngày. Khi trở về nhà, bà bàng hoàng khi thấy nơi ở của mình bị xáo trộn. Sau đó nhân viên của Phòng 610 đã bắt giữ bà với lý do bà rời khỏi thị trấn mà không có sự cho phép của họ. Bà bị giam giữ tại trại tạm giam Nam Nhạc gần 2 tuần. Bà đã tuyệt thực trong 1 tuần để phản đối việc giam giữ tùy tiện.

Kể từ đó, chính quyền vẫn tiếp tục theo dõi cuộc sống hàng ngày của bà và không cho phép bà ra khỏi thị trấn để tìm việc làm. Để giám sát bà hiệu quả hơn nữa, Viên Đông Hoa (đội trưởng Phòng 610) đã sắp xếp cho bà làm công việc dọn vệ sinh công cộng của thành phố. Bà được yêu cầu làm việc hàng ngày mà không có ngày nghỉ nào và chỉ được trả 250 nhân dân tệ một tháng. Nếu bà nghỉ một ngày, thì lương của bà sẽ bị khấu trừ.

Tháng 8 năm 2003, khi Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo của chính quyền cộng sảnvà cũng là người phát động cuộc bức hại) đến thăm Hành Dương, các quan chức chính quyền địa phương đã ở nhà bà Khoáng trong suốt 3 ngày để ngăn bà đi ra ngoài, kể cả đi mua nhu yếu phẩm hàng ngày.

Tháng 7 năm 2005, bà Khoáng bị bắt khi ghé thăm một người hàng xóm. Hà Thiết Nhiêu (đội trưởng Đội An ninh Nội địa) đã lấy đi tất cả các sách Pháp Luân Công, một đầu đĩa VCD và các tài sản cá nhân khác của bà.

Lần bắt giữ tiếp theo của bà xảy ra vào cuối năm 2006, sau khi bị trình báo vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công tại một hội chợ cộng đồng. Bà bị giam tại trại tạm giam Nam Nhạc trong 7 ngày và bị tống tiền 140 nhân dân tệ.

Ngày 4 tháng 6 năm 2008, bà Khoáng lại bị bắt sau khi bị trình báo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công trên đường phố. Sau 7 ngày ở trại tạm giam Nam Nhạc, bà bị kết án lao động cưỡng bức tại Trại Lao động Cưỡng bức Bạch Mã Lũng. Trại lao động đã từ chối tiếp nhận bà vì sức khỏe yếu nên bà đã được thả. Trại tạm giam đã thu của bà 300 nhân dân tệ tiền ăn, nhưng họ thường không cung cấp đủ ba bữa ăn đúng giờ cho bà.

Ngày 26 tháng 1 năm 2010, bà Khoáng lại bị bắt vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Lần này, bà bị giam ở trong trại tạm giam Nam Nhạc trong 5 ngày và bị tống tiền 100 nhân dân tệ.

Trước một Hội nghị Diễn đàn Đạo giáo ở Hành Dương năm 2012, cảnh sát đã sách nhiễu bà Khoáng và đe dọa bà không được phép ra ngoài trong thời gian đó. Một vài ngày trước khi kết thúc hội nghị, khi cảnh sát nhìn thấy bà trên phố sau khi đi mua đồ tạp hóa trở về, họ đã chặn bà lại và lục soát túi xách của bà. Một số đĩa DVD Pháp Luân Công và 170 nhân dân tệ tiền mặt đã bị lấy đi. Cảnh sát cũng giam bà 15 ngày và tống tiền bà 300 nhân dân tệ.

Ngày 25 tháng 6 năm 2015, bà Khoáng đệ đơn tố cáo Giang Trạch Dân vì đã phát động bức hại Pháp Luân Công. Đến ngày 21 tháng 11 năm 2015, để trả đũa bà [vì đâm đơn kiện Giang], gần 20 cảnh sát đã xông vào nhà bắt giữ bà và giam bà tại đồn công an cho đến giữa trưa, sau đó tịch thu các sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, tài liệu thông tin, máy tính, máy in, giấy in và 100 nhân dân tệ tiền mặt của bà.

Sự bức hại đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà Khoáng. Bà qua đời vào ngày 6 tháng 3 năm 2022 ở tuổi 68.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/17/443719.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/18/201358.html

Đăng ngày 24-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share