Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-04-2022]

Họ và tên: Cao Tú Lan

Giới tính: Nữ

Tuổi: 75

Thành phố: Đại Khánh

Tỉnh: Hắc Long Giang

Nghề nghiệp: Cựu nhân viên Mỏ dầu Đại Khánh

Ngày mất: 27 tháng 4 năm 2021

Ngày bị bắt gần đây nhất: 5 tháng 8 năm 2014

Nơi giam giữ gần đây nhất: Trại tù nữ Hắc Long Giang

Họ và tên: Triệu Thành Hiếu

Giới tính: Nam

Tuổi: 76

Thành phố: Đại Khánh

Tỉnh: Hắc Long Giang

Nghề nghiệp: Cựu nhân viên Mỏ dầu Đại Khánh

Ngày mất: 17 tháng 2 năm 2022

Ngày bị bắt gần đây nhất: 5 tháng 8 năm 2014

Nơi giam giữ gần đây nhất: Trại tù Hô Lan

Sau khi phải chịu 2 thập kỷ bị bắt giữ, hạch sách và giam cầm vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công, hai vợ chồng ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã lần lượt qua đời.

a0f5ea3a43afe6229908eaaec04c55ea.jpg

Bà Cao Tú Lan

Người chồng, ông Triệu Thành Hiếu, từng là một nhân viên lái xe tải của Công ty Sản xuất Dầu mỏ Số 3 thuộc Mỏ dầu Đại Khánh. Vợ ông, bà Cao Tú Lan, là người quản lý tài chính ở cùng công ty. Từ khi còn trẻ, bà Cao đã phải vật lộn với chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Khi bà bị đau đầu, bà không thể ngủ và làm việc. Chứng kiến sự đau khổ của bà, con trai bà đã mong ước trở thành một bác sĩ trong tương lai để chữa bệnh cho bà.

Khi bà Cao nhiều tuổi hơn, bà đã phát thêm các bệnh khác, trog đó có bệnh đau dạ dày nặng khiến cho bà bị nôn thường xuyên. Sự hành hạ về mặt thể xác cũng khiến cho bà trở nên dễ cáu bẳn.

Vào tháng 4 năm 1998, cuộc đời của bà Cao đã thay đổi khi một người bạn khuyên bà tập Pháp Luân Công, một môn tu luyện cổ truyền. Không lâu sau khi bà bắt đầu tập, tất cả các bệnh tật của bà đã biến mất và thân thể bà trở nên nhẹ nhàng. Những thay đổi của bà cũng đã khiến ông Triệu học Pháp Luân Công, và không lâu sau bệnh đau dạ dày của ông cũng khỏi và ông còn bỏ cả uống rượu và đánh bạc.

Vào lúc đó, con trai của họ cũng đã tốt nghiệp trường y và trở thành một bác sĩ. Anh lập gia đình không lâu sau đó và có một đứa con trai. Trong thời gian rảnh rỗi, hai ông bà giúp chăm sóc đứa cháu trai và cả gia đình có một cuộc sống hạnh phúc.

Hai thập kỷ bị đàn áp

Do Pháp Luân Công được phổ biến nhanh chóng và nhận được sự ưa chuộng rộng rãi, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thề sẽ nhổ tận gốc môn tập khỏi Trung Quốc vào tháng 7 năm 1999.

Vào tháng 12 năm 2000, ông Triệu đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện quyền được tập Pháp Luân Công, nhưng đã bị bắt và bị đưa trở lại Đại Khánh, nơi ông bị giam trong hơn 4 tháng. Ông bị Văn phòng Chính quyền Đại Khánh ở Bắc Kinh tống tiền 2000 tệ, và Công ty Sản xuất Dầu mỏ Số 3 tống tiền 2.982 tệ (bao gồm 1000 tệ tiền phạt và 1.982 tệ chi trả các chi phí đi lại cho các nhân viên của công ty đi đến Bắc Kinh ngăn ông thỉnh nguyện).

Cũng vào tháng 12 năm 2000, bà Cao cũng đến Bắc Kinh trong một chuyến đi khác. Bà bị bắt ở thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc (cách Bắc Kinh khoảng 140 dặm) vào ngày 22 tháng 12 và cũng bị giam ở Trại tạm giam Đại Khánh trong hơn 4 tháng. Bà bị Công ty Sản xuất Dầu mỏ Số 3 tống tiền 1.759 tệ.

Vào ngày 24 tháng 3 năm 2001, trong khi hai vợ chồng vẫn đang bị giam, cảnh sát đã lục soát nhà họ và lấy đi 14.000 tệ tiền mặt.

Bà Cao lại bị bắt vào năm 2009 vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Sau đó bà được bảo lãnh tại ngoại.

Cũng vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công, bà lại bị tố cáo vào ngày 1 tháng 4 năm 2010 và sau đó bị án 1 năm lao động cưỡng bức. Do tình hình sức khỏe của bà, trại lao động đã từ chối tiếp nhận bà và bà được bảo lãnh tại ngoại.

Bà lại bị bắt vào năm 2011 vì đi phát những tư liệu thông tin về Pháp Luân Công và được phóng thích không lâu sau đó.

Bà Cao bị bắt lần cuối cùng vào ngày 5 tháng 8 năm 2014 khi bà bị cảnh sát phát hiện là đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Qua vé xe buýt của bà, cảnh sát đã tìm ra tên, địa chỉ và số thẻ căn cước của bà. Họ lấy chìa khóa của bà lục soát nhà bà. Ông Triệu, đang in những tư liệu thông tin về Pháp Luân Công thì cảnh sát đến, cũng đã bị bắt. Những cuốn sách Pháp Luân Công, ảnh của người sáng lập Pháp Luân Công, những tư liệu thông tin, máy tính, máy in, và giấy in của họ đều bị tịch thu.

Hai vợ chồng sau đó bị đưa đến trại tạm giam. Ở đó, bà Cao bị huyết áp cao ở mức nguy hiểm, viêm loét da, chóng mặt, đau đầu, và đôi khi bị thở dốc. Luật sư của bà nộp đơn xin cho bà được bảo lãnh tại ngoại vì để điều trị y tế nhưng đơn đã bị từ chối.

Sau đó cảnh sát trình trường hợp của ông bà lên Viện kiểm sát, buộc tội họ là làm lộ bí mật quốc gia.

Tòa án quận Đường Hồ Lô đã tổ chức 3 phiên xử và kết án mỗi người 3,5 năm tù. Ông bà đã kháng án lên Tòa Trung thẩm thành phố Đại Khánh, và tòa này đã giữ nguyên bản án sơ thẩm. Ông Triệu bị chuyển đến Trại tù Hô Lan ngày 13 tháng 5 năm 2015 và bà Cao bị chuyển đến Trại tù nữ tỉnh Hắc Long Giang ngày 20 tháng 5.

Cái chết của bà Cao

Ngày hôm sau, bà Cao bị đưa đến trại tù, và bà bị chẩn đoán là bị ung thư vú. Các lính canh đã ra lệnh cho bà từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng bà từ chối tuân theo. Ba tháng sau đó, các lính gác đã thay đổi chiến lược bằng cách chỉ đạo một cựu học viên Pháp Luân Công lừa dối bà Cao rằng các lính gác đã từ bỏ nỗ lực chuyển hóa bà; một khi bà viết bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, họ sẽ phóng thích sớm cho bà vì lý do y tế; và sau khi bà trở về nhà, bà có thể viết một bản tuyên bố khác phủ định việc từ bỏ tu luyện. Bà Cao tin cô ta và viết bản tuyên bố từ bỏ tu luyện như yêu cầu.

Khi trở về nhà, bà nhận ra rằng bà không được hợp tác với các lính canh hay viết bản tuyên bố đó. Bà hối hận sâu sắc về quyết định đó của mình.

Bất chấp tình hình sức khỏe của bà, các nhân viên ủy ban cộng đồng vẫn thường xuyên hạch sách bà. Sức khỏe của bà tiếp tục xấu đi và chứng đau nửa đầu của bà vốn đã khỏi nhờ tập Pháp Luân Công cũng tái phát. Vào tháng 11 năm 2020, bà Cao rơi vào hôn mê. Sau đó, bà vẫn nằm liệt giường và không thể ăn được. Bà gầy hốc hác trong những ngày cuối đời. Bà đã qua đời vào ngày 27 tháng 4 năm 2021 ở tuổi 75.

Cái chết của ông Triệu

Ông Triệu vẫn kiên định với Pháp Luân Công. Một hôm vào mùa hè năm 2017, một lính canh gọi ông vào phòng anh ta. Ngay khi ông Triệu đến đó, 4 lính canh đã đẩy ông xuống sàn. Họ ghì ông xuống và dùng vũ lực giữ hai tay ông để điểm chỉ ngón tay vào một mảnh giấy trắng. Ông rất đau đớn. Ông được phóng thích vào ngày 5 tháng 2 năm 2018, sau khi mãn hạn tù.

Trong khi đi tàu ngày 21 tháng 3 năm 2019 để đến thăm người mẹ của mình vào ngày sinh nhật bà, ông Triệu đã bị chặn lại bởi hệ thống an ninh ga tàu vì số căn cước của ông đã bị đánh dấu. Các nhân viên đã lục túi của ông và kiểm tra điện thoại di động của ông. Ngay khi tìm thấy nội dung về Pháp Luân Công trong điện thoại của ông, họ đã giữ ông ở phòng bảo vệ từ 8h sáng đến 1h chiều.

Vào buổi chiều, cảnh sát và các đặc vụ Phòng 610 đưa ông Triệu trở về nhà để lục soát. Họ ra lệnh cho ban quản lý tòa nhà mở cửa cho họ và lục soát nhà ông trong hơn 3 tiếng đồng hồ. Các cuốn sách Pháp Luân Công, máy in và cả dụng cụ cắt giấy của ông cũng bị tịch thu. Ông Triệu bị đưa đến đồn cảnh sát Thừa Phong và bị thẩm vấn đến 12 giờ đêm.

Ông Triệu lại bị lục soát túi do số căn cước của ông bị đánh dấu trong khi đi tàu cao tốc vào cuối năm 2019. Vì cảnh sát không tìm thấy tư liệu về Pháp Luân Công trên người ông, họ đã để ông đi.

Trong khi tìm kiếm bà Cao trong một khu dân cư nơi bà đã dán những tấm áp-phích về Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 8 năm 2020, ông Triệu lại bị bắt, ông không biết rằng bà đã bị tố cáo với cảnh sát. Ông bị giam trong 7 ngày.

Ông Triệu bị giáng một đòn nặng khi bà Cao bị kiệt sức vào tháng 11 năm 2020. Không lâu sau đó, ông bắt đầu bị đau buốt ở đầu gối trái. Ông không thể tự đứng và phải dùng nạng.

Cảnh sát tiếp tục hạch sách ông Triệu sau khi bà Cao qua đời. Họ quay phim ông vào tháng 6 năm 2021 và gọi điện cho ông vào đầu tháng 12. Họ cũng thường xuyên đến nhà ông để kiểm tra xem liệu có các học viên Pháp Luân Công khác đến thăm ông không.

Con trai ông Triệu mời ông đi ăn tối nhân dịp Tết Nguyên Tiêu vào hôm 15 tháng 2 năm 2022 và sau đó đưa ông về nhà. Khi anh gọi điện cho ông Triệu 2 ngày sau đó, không có ai trả lời. Anh đến nhà ông Triệu để kiểm tra và thấy rằng ông đã qua đời, ở tuổi 76.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/28/441843.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/30/200127.html

Đăng ngày 05-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share